Hoa Hồng Cao Dịch Vụ Tốt

Liên hệ

172 Hai Bà Trưng, Phường Đa Kao, Quận 1, Tp.hcm



PVI-NHÀ BẢO HIỂM ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH CHUYÊN NGHIỆP   

BẢO HIỂM PVI TP. HỒ CHÍ MINH                                                        

Mọi thắc mắc xin liên hệ: Mr Khánh 0935.154.697 (gọi ngay để có mức giá tốt nhất)

Website công ty: pvi.com.vn

Thành lập năm 1996, Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam (PVI) phát triển từ một công ty bảo hiểm nội bộ thuộc Tổng công ty Dầu khí Việt Nam (nay là Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam - PVN) trở thành nhà bảo hiểm công nghiệp số một Việt Nam, dẫn đầu trong các lĩnh vực trọng yếu của thị trường bảo hiểm như Năng lượng (chiếm thị phần tuyệt đối), Hàng hải, Tài sản – Kỹ thuật... sau đây mình xin giới thiệu sản phẩm bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường bộ, biển, sắt, sông, hàng không.

Quy tắc bảo hiểm hàng hoá vận chuyển trong lãnh thổ Việt Nam.

1. Đối tượng bảo hiểm:
Hàng hoá trong quá trình vận chuyển bằng đường bộ, đường sắt và đường thuỷ thuộc phạm vi lãnh thổ Việt Nam.

2. Phạm vi bảo hiểm: 
- Cháy hoặc nổ.
- Động đất, bão lụt, gió lốc, sóng thần và sét đánh.
- Phương tiện vận chuyển bị đắm, bị lật đổ, bị rơi, mắc cạn, đâm va nhau hoặc đâm va với vật thể khác hay bị trật bánh.
- Phương tiện chở hàng mất tích.
- Cây gẫy đổ, cầu cống, đường hầm và các công trình kiến trúc khác bị sập đổ.
- Tổn thất chung.

3. Phí bảo hiểm:
Phí bảo hiểm = Tỷ lệ phí  x Số tiền bảo hiểm
Tỷ lệ phí bảo hiểm phụ thuộc vào loại hàng hóa, phương thức, phương tiện vận chuyển, tuyến đường ...

Điều khoản bảo hiểm thực phẩm đông lạnh (A) (Loại trừ thịt ướp lạnh)

1. Đối tượng bảo hiểm
Thực phẩm đông lạnh, loại trừ thịt ướp lạnh.

2. Phạm vi bảo hiểm
Bảo hiểm này bảo hiểm cho:
a) Mọi rủi ro của tổn thất hoặc thiệt hại cho đối tượng được bảo hiểm khác so với tổn thất hoặc thiệt hại do sự thay đổi nhiệt độ gây ra.
b)Tổn thất hoặc thiệt hạn cho đối tượng được bảo hiểm do sự thay đổi nhiệt độ do:
- Hỏng máy lạnh gây ra sự ngừng lại trong một thời gian không quá 24 giờ liên tiếp
- Chảy hoặc nổ
- Tàu hoặc thuyền bị mắc cạn, chìm hoặc lật úp
- Phương tiện vận chuyển đường bộ bị lật úp hoặc trật bánh
- Tàu va nhau hoặc va chạm của tàu thuyền, phương tiện vận chuyển với bất kỳ vật thể gì bên ngoài không kể nước 
- Dỡ hàng tại cảnh lánh nạn
c) Tổn thất chung và chi phí cứu hộ phát sinh nhằm tránh hoặc liên quan đến việc phòng tránh tổn thất.
d) Phần trách nhiệm của Người được bảo hiểm theo điều khoản “Hai tàu đâm va cùng có lỗi” của hợp đồng chuyên chở.

Điều khoản bảo hiểm thịt đông lạnh A (CL. 323 ICC 1/1/86)

1. Đối tượng bảo hiểm
Thịt đông lạnh.

2. Phạm vi bảo hiểm
Bảo hiểm này bồi thường cho: 
- Mọi rủi ro của tổn thất, chi phí xảy ra cho đối tượng được bảo hiểm
- Tổn thất chung và chi phí cứu hộ phát sinh nhằm tránh hoặc liên qua đến việc phòng tránh tổn thất.
- Phần trách nhiệm của Người được bảo hiểm theo điều khoản “Hai tàu đâm va cùng có lỗi” của hợp đồng chuyên chở.

Điều khoản bảo hiểm thịt đông lạnh (A) – Hỏng máy 24h (Không áp dụng cho thịt ướp lạnh, thịt tươi)

1. Đối tượng bảo hiểm
Thịt đông lạnh, loại trừ thịt ướp lạnh, thịt tươi.

2. Phạm vi bảo hiểm
Bảo hiểm này bảo hiểm cho:
a) Mọi rủi ro về mất mát hư hỏng cho đối tượng được bảo hiểm, trừ mất mát hoặc hư hỏng khác do bất kỳ sự thay đổi nào về nhiệt độ gây nên,
b) Mất mát, hư hỏng cho đối tượng được bảo hiểm do bất kỳ sự thay đổi nào về nhiệt độ có thể quy cho:
- Máy làm lạnh hỏng dẫn đến kết quả máy bị ngừng hoạt động trong khoảng thời gian không dưới 24 giờ liên tục
- Cháy hoặc nổ
- Tàu hoặc thuyền bị mắc cạn, đắm hoặc bị lật
- Phương tiện chuyên chở đường bộ bị lật đổ hoặc trật bánh
- Tàu, thuyền hay phương tiện vận chuyển đâm va với bất kỳ vật thể nào bên ngoài, không kể nước
- Dỡ hàng tại một cảng nơi tàu gặp nạn
c) Tổn thất chung và chi phí cứu hộ đã chi ra nhằm tránh hoặc có liên quan tới việc phòng tránh khỏi tổn thất
d) Phần trách nhiệm của Người được bảo hiểm theo điều khoản “Hai tàu đâm va cùng có lỗi” của hợp đồng chuyên chở.

Điều khoản bảo hiểm than CL.267

1. Đối tượng bảo hiểm:
Đơn bảo hiểm này bảo hiểm cho các loại than trong quá trình vận chuyển

2. Phạm vi bảo hiểm:
a) Bảo hiểm này bảo hiểm cho mất mát hoặc hư  hỏng xảy ra cho đối tượng được bảo hiểm được quy hợp lý do:
- cháy nổ hoặc hấp hơi nóng, ngay cả khi gây ra bởi tự bốc cháy, khuyết tật vốn có hoặc tính chất riêng của đối tượng được bảo hiểm
- tàu bị mắc can, đắm hoặc lật
- tàu đâm va hoặc va chạm với bất kỳ vật thể nào bên ngoài, không kể nước
- dỡ hàng tại một cảng nơi tàu gặp nạn
- động đất, núi lửa phun hoặc sét đánh,
b) Đối tượng bảo hiểm bị mất mát hoặc hư hỏng do những nguyên nhân sau:
- hy sinh tổn thất chung
- ném hàng khỏi tàu hoặc hàng bị nước cuốn khỏi tàu
- nước biển hoặc nước sông chảy vào tàu, hầm hàng, container hoặc nơi chứa hàng.
c) Tổn thất chung và các chi phí cứu hộ đã chi ra nhằm tránh hoặc có liên quan đến việc phòng tránh tổn thất.
d) Phần trách nhiệm của Người được bảo hiểm theo điều khoản “Hai tàu đâm va cùng có lỗi”.

3. Phí bảo hiểm:
Phí bảo hiểm = Tỷ lệ phí  x Số tiền bảo hiểm.

Điều khoản bảo hiểm hàng hoá vận chuyển đường không: ICC “AIR”-CL259 (của hiệp hội London) và quy tắc bảo hiểm hàng hoá vận chuyển đường biển

1. Đối tượng bảo hiểm:
Hàng hoá trong quá trình vận chuyển và xếp dỡ hàng bằng đường biển và đường hàng không (loại trừ vận chuyển qua đường bưu điện).

2. Phạm vi bảo hiểm:
Đơn bảo hiểm này bảo hiểm cho mọi rủi ro tổn thất, thiệt hại xảy ra với đối tượng bảo hiểm, trừ những điểm bị loại trừ được nêu cụ thể trong Đơn. 

3. Phí bảo hiểm:
Phí bảo hiểm = Tỷ lệ phí  x Số tiền bảo hiểm

Điều khoản bảo hiểm hàng hoá

1. Đối tượng bảo hiểm:
Hàng hoá trong quá trình vận chuyển và xếp dỡ hàng bằng đường thuỷ, đường bộ và đường hàng không

2. Phạm vi bảo hiểm:

Điều khoản bảo hiểm hàng hoá A (CL.252, 1/1/82)
- Bảo hiểm này bảo hiểm cho mọi rủi ro của tổn thất, chi phí xảy ra cho đối tượng được bảo hiểm trừ những điểm loại trừ nêu cụ thể trong Quy tắc bảo hiểm.
- Bảo hiểm này bồi thường cho tổn thất chung và chí phí cứu hộ
- Mở rộng để bồi thường cho Người được bảo hiểm phần trách nhiệm theo điều khoản “Hai tàu đâm va cùng có lỗi”

Điều khoản bảo hiểm hàng hóa B (CL.253, 1/1/82)
a) Tổn thất, thiệt hại của đối tượng bảo hiểm có thể quy hợp lý cho:
- Cháy hoặc nổ
- Tàu, thuyền bị mắc cạn, chạm đáy, chìm đắm, lật úp
- Phương tiện chuyên chở đường bộ bị lật đổ hay trật bánh
- Đâm va của tàu, thuyền, phương tiện chuyên chở với bất kỳ vật thể bên ngoài nào không phải nước
- Dỡ hàng tại cảng lánh nạn
- Động đất, núi lửa phun, sét đánh
b) Tổn thất, thiệt hại của đối tượng được bảo hiểm gây ra bởi
- Hy sinh tổn thất chung
- Ném hàng xuống biển hoặc nước cuốn trôi
- Nước biển, sông, hồ xâm nhập vào tàu, thuyền, phương tiện vận chuyển, thùng chứa, xe hàng hoặc nơi chứa hàng
c) Tổn thất toàn bộ cảu bất cứ kiện hàng nào rơi khỏi mạn, rơi mất trong khi xếp, dỡ, chuyển tải.
d) Tổn thất chung và chi phí cứu hộ phát sinh nhằm tránh hoặc liên quan đến việc phòng tránh tổn thất.
e) Trách nhiệm theo điều khoản “Hai tàu đâm va cùng có lỗi”.

Điều khoản bảo hiểm hàng hóa C (CL.254, 1/1/82)
Bảo hiểm này bồi thường cho:
a) Tổn thất, thiệt hại của đối tường được bảo hiểm có thể quy hợp lý cho
- Cháy và nổ
- Tàu, thuyền bị mắc cạn, chạm đáy, chìm đắm, lật úp
- Phương tiện chuyên chở đường bộ bị lật đổ hay trật bánh
- Đâm va của tàu, thuyền, phương tiện chuyên chở với bất kỳ vật thể bên ngoài nào không phải nước.
- Dỡ hàng tại cảng lánh nạn
b) Tổn thất, thiệt hại của đối tượng bảo hiểm gây ra bởi
- Hy sinh tổn thất chung
- Ném hàng xuống biển
c) Tổn thất chung và chi phí cứu hộ phát sinh nhằm trách hoặc liên quan đến việc phòng tránh tổn thất
d) Phần trách nhiệm của Người được bảo hiểm theo điều khoản “Hai tàu đâm va cùng có lỗi”.


3. Phí bảo hiểm:
Phí bảo hiểm = Tỷ lệ phí  x Giá trị bảo hiểm (theo giá CIF hoặc 110 % CIF)

Điều khoản bảo hiểm đình công (hàng hóa) CL265 1/1/82

1. Đối tượng bảo hiểm:
Hàng hoá trong quá trình vận chuyển và xếp dỡ hàng bằng đường thuỷ, đường sắt, đường bộ và đường hàng không.

2. Phạm vi bảo hiểm: 
Bảo hiểm này bồi thường cho: 
a) Tổn thất, thiệt hại hay chi phí xảy ra cho đối tượng được bảo hiểm bởi: 
- Bất kỳ kẻ khủng bố nào hoặc bất kỳ người nào hành động từ một động cơ chính trị.
- Những người đình công, công nhân bế xưởng, hay những người tham gia các vụ quấy rối lao động, bạo loạn dân sự.
b) Tổn thất chung và chi phí cứu hộ phát sinh nhằm trách hoặc liên quan tới việc phòng tránh tổn thất bời rủi ro được bảo hiểm.

3. Phí bảo hiểm:
Phí bảo hiểm = Tỷ lệ phí  x Số tiền bảo hiểm

Điều khoản bảo hiểm dầu chở rời: CL273

1. Đối tượng bảo hiểm:
Bảo hiểm này bảo hiểm cho hàng hoá xăng dầu chở rời

2. Phạm vi bảo hiểm:
PVI bồi thường cho:
a) Tổn thất, vấy bẩn của đối tượng được bảo hiểm quy hợp lý cho:
- cháy hoặc nổ; 
- tàu, thuyền chìm đắm, mắc cạn hay lật úp; 
- đâm va của tàu với bất kỳ vật thể bên ngoài nào trừ nước; 
- dỡ hàng tại cảng lánh nạn; 
- động đất, núi lửa phun, sét đánh.
b) Tổn thất, vấy bẩn của đối tượng bảo hiểm gây ra bởi: 
- hy sinh tổn thất chung; 
- ném hàng xuống biển; 
- rò rỉ từ đường ống khi chuyển tải, dỡ hàng; 
- sự bất cẩn của thuyền trưởng, thuyền viên khi bơm hàng, bơm dằn nước, bơm nhiên liệu.
c) Sự vấy bẩn của đối tượng bảo hiểm bởi ảnh hưởng của thời tiết.

3. Phí bảo hiểm:
Phí bảo hiểm = Tỷ lệ phí  x Số tiền bảo hiểm

Điều khoản bảo hiểm container (CL.338 ICC 1/1/87)

1. Đối tượng bảo hiểm:
Những tổn thất, thiệt hại xảy ra cho Container trong quá trình vận chuyển trong vùng biển và giới hạn lãnh thổ ghi cụ thể trong lịch trình vận chuyển.

2. Phạm vi bảo hiểm:
Rủi ro được bảo hiểm:
- Mọi rủi ro của tổn thất, chi phí xảy ra cho đối tượng được bảo hiểm trừ những tổn thất, chi phí nêu cụ thể trong phần các loại trừ trong đơn bảo hiểm;
- Bồi thường cho đóng góp tổn thất chung và chi phí cứu hộ;
- Bồi thường cho Người được bảo hiểm phần trách nhiệm theo điều khoản “Hai tàu đâm va cùng có lỗi” của Hợp đồng chuyên chở.

Người bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm đối với những tổn thất, thiệt hại xảy ra cho thiết bị của container:
- khi container bị tổn thất toàn bộ (thực tế hoặc ước tính);
- cháy hoặc nổ từ bên ngoài vào thiết bị của container;
- tàu thuyền bị mắc cạn, chìm hoặc bị bắt giữ;
- trật bánh, lật đổ hoặc tai nạn của phương tiện chuyên chở đường bộ hoặc của máy bay;
- đâm va hay va chạm của tàu thuyền với bất kỳ vật thể bên ngoài nào không phải nước;
- hy sinh tổn thất chung;
- sự trật bánh, lật đổ hoặc tai nạn khác của phương tiện chuyên chở đường bộ hoặc của máy bay.

3. Phí bảo hiểm:
Phí bảo hiểm = Tỷ lệ phí  x Số tiền bảo hiểm
Tỷ lệ phí bảo hiểm phụ thuộc vào loại container, phương tiện vận chuyển, tuyến đường ...

Điều khoản bảo hiểm Container – Tổn thất toàn bộ, tổn thất chung, cứu hộ và chi phí cứu hộ, chi phí đề phòng hạn chế tổn thất (CL389)

1. Đối tượng bảo hiểm
Những tổn thất, thiệt hại xảy ra cho Container trong quá trình vận chuyển trong vùng biển và giới hạn lãnh thổ ghi cụ thể trong lịch trình vận chuyển.

2. Phạm vi bảo hiểm
- Mọi rủi ro của tổn thất toàn bộ (thực tế và ước tính) xảy ra với đối tượng được bảo hiểm trừ những tổn thất, chi phí nêu cụ thể trong phần các loại trừ trong đơn bảo hiểm;
- Bồi thường cho đóng góp tổn thất chung và chi phí cứu hộ;
- Bồi thường cho Người được bảo hiểm phần trách nhiệm theo điều khoản “Hai tàu đâm va cùng có lỗi” của Hợp đồng chuyên chở.


Bình luận

HẾT HẠN

0935 154 697
Mã số : 11746272
Địa điểm : Hồ Chí Minh
Hình thức : Cần bán
Tình trạng : Hàng mới
Hết hạn : 07/10/2017
Loại tin :

Thường

Để mua hàng an toàn trên Rao vặt, quý khách vui lòng không thực hiện thanh toán trước cho người đăng tin!

Gợi ý cho bạn