Liên hệ
Số 26/16 Phan Văn Trường, P.dịch Vọng Hậu, Q.cầu Giấy, Tp. Hà Nội.
Câu hỏi:
Tôi xin được tư vấn về vấn đề như sau: sau khi ly hôn chồng tôi có nuôi con, thế mà giờ bố cháu ở cùng bố và ông bà nội, nhưng vì công việc của bố cháu là làm tự do đi suốt ngày đêm thậm chí cả tuần cả tháng không về. Cháu luôn ở cùng ông bà nội, nhưng ông nội cháu luôn ngăn cản tôi gặp cháu, kể cả trò chuyện qua điện thoại, thậm chí còn đập máy điện thoại rồi mắng chửi cháu, khiến cháu có tâm lý sợ sệt khi gặp mẹ. Tôi muốn tư vấn làm cách nào để được thăm nom cháy cho thoải mái. Và nếu họ tiếp tục cư xử như thế, tôi muốn mang cháu về nuôi, vì tôi cũng đi làm công chức nhà nước, thời gian rảnh rỗi và có đủ thời gian để chăm sóc cháu. Cháu năm nay đã 8 tuổi. Kính mong luật sư giúp rôi về về đề trên. Tôi xin cảm ơn”.
Trả lời:
Chào bạn!
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi của mình đến công ty Luật Newvision chúng tôi. Với trường hợp của bạn chúng tôi xin đưa ra ý kiến tư vấn như sau:
Gia đình chồng ngăn cản không cho thăm con sau khi ly hôn
Theo Điều 82 Luật Hôn nhân gia đình 2014, cha, mẹ người không trực tiếp nuôi con có quyền và nghĩa vụ như sau:
“Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.”
Như vậy, theo quy định của pháp luật, bạn hoàn toàn có quyền thăm nom con mà không ai được cản trở, bao gồm cả chồng cũ của bạn hay gia đình chồng cũ của bạn. Quy định này cũng đã được nhấn mạnh thêm tại khoản 2 Điều 83 Luật hôn nhân gia đình 2014: “Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.”
Việc bố mẹ chồng cũ của bạn ngăn cản bạn thăm con là trái với quy định của pháp luật.
Để giải quyết trường hợp này, trước hết bạn nên thương lượng lại với chồng cũng như gia đình chồng để đảm bảo quyền lợi thăm con của bạn.
Trong trường hợp chồng bạn và gia đình chồng vẫn tiếp tục cố tình không cho bạn thăm nom con, bạn có thể làm đơn yêu cầu gửi đến cơ quan thi hành án. Cơ quan thi hành án sẽ có những biện pháp cưỡng chế buộc chồng bạn và gia đình chồng thực hiện đúng nghĩa vụ theo bản án cũng như theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp bạn muốn nuôi con, Bạn có thể làm đơn yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn. Lúc này, Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con. Các yếu tố được xem xét gồm yếu tố về vật chất như: gia cảnh, thu nhập, điều kiện kinh tế, tài sản...và các yếu tố về tinh thần như: Thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm dành cho con, điều kiện cho con học tập, vui chơi giải trí, trình độ học vấn… của cha mẹ. Bên nào đưa ra được những căn cứ thuyết phục hơn sẽ được tòa án xem xét giải quyết và trao quyền nuôi con. Ngoài ra, con của bạn đã 8 tuổi (tức là đã đủ 7 tuổi trở lên), vì vậy Tòa án cũng sẽ xem xét đến nguyện vọng của con bạn trong việc lựa chọn người nuôi con.
LIÊN HỆ VỚI LUẬT SƯ TƯ VẤN HÔN NHÂN GIA ĐÌNH
Địa chỉ: Số 9,Ngách 6A ,Ngõ 6 ,Đường Phạm Văn Đồng ,Q.Cầu Giấy,TP.Hà Nội.
Điện thoại: 04.6682.7986 / 6682.8986
Hỗ Trợ 24/7 : Skype : nguyendat235 & yahoo : luatsutraloi1
Hotline 24/7 : 0985 928 544 - 0918368772 ( Luật sư Nguyễn Văn Tuấn )
Email: hanoi@newvisionlaw.com.vn
HẾT HẠN
Mã số : | 13975085 |
Địa điểm : | Hà Nội |
Hình thức : | Cho thuê |
Tình trạng : | Hàng mới |
Hết hạn : | 27/05/2018 |
Loại tin : | Thường |
Gợi ý cho bạn
Bình luận