Tình Huống :

Anh A kết hôn hợp pháp với chị B năm 2000, có đăng ký kết hôn. Tháng 03/2015, anh A chung sống như vợ chồng với chị C, có một con chung sinh năm 2016. Tháng 06/2016, chị B phát hiện được sự việc trên và yêu cầu anh A chấm dứt quan hệ trái pháp luật với chị C, song anh A vẫn cố tình vi phạm. Để bảo vệ quyền lợi cho mình, Chi B đã làm đơn yêu cầu tòa án huyện K hủy việc kết hôn trái pháp luật giữa anh A và chị C và tòa án đã thụ lý yêu cầu của chị B. Tòa án huyện K đã ra quyết định tuyên hủy việc kết hôn trái pháp luật giữa anh A và chị C.Theo anh (chị), Tòa án đã giải quyết như vậy là đúng hay sai? Tại sao?

dich-vu-ly-hon-31

 

Luật sư tư vấn : Trong tình huống này sẽ có hai trường hợp xảy ra do đó quyết định của Tòa án đúng hay sai phụ thuộc vào từng hoàn cảnh sau đây:

Trường hợp 1: Giữa A và C đã được đăng ký kết hôn thì quyết định của Tòa án là đúng.

Theo khoản 6 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, Kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật này.

Theo quy định của pháp luật, vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật. Như vậy, theo yêu cầu của chị B, Toà án xem xét và quyết định việc hủy kết hôn trái pháp luật và gửi bản sao quyết định cho cơ quan đã thực hiện việc đăng ký kết hôn. Căn cứ vào quyết định của Toà án, cơ quan đăng ký kết hôn xoá đăng ký kết hôn trong Sổ đăng ký kết hôn.

Trường hợp 2, nếu A-C chưa được ĐKKH : TA phải tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng bởi giữa A và C chưa đăng ký kết hôn thì không có cơ sở để hủy kết hôn trái pháp luật.

Tham khảo ngay ly hôn thuận tình :

tư vấn ly hôn thuận tình

thủ tục ly hôn thuận tình