Câu hỏi : Chào luật sư, tôi và chồng tôi đã kết hôn từ năm 2009, có 1 bé gái sinh năm 2010 và một bé trai sinh năm 2015. Từ khi kết hôn đến nay, chồng tôi thường xuyên đi công tác xa nhà, tôi nghi ngờ chồng tôi có quan hệ nam nữ với người con gái khác. Tôi đã nhiều lần yêu cầu anh ấy ký vào đơn ly hôn nhưng anh ấy không đồng ý vì cho rằng tôi không có căn cứ mặc dù tôi đã nhiều lần bắt gặp. Nay tôi muốn đơn phương ly hôn thì trình tự thủ tục như thế nào? Tài sản xử lý ra sao? Tôi muốn nhận nuôi cả 2 con thì cần những điều kiện gì? Mong luật sư tư vấn cho tôi !

dich vu ly hon - 17

Luật sư tư vấn :

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới văn phòng luật sư chúng tôi,với câu hỏi trên tôi xin được tư vấn cho bạn như sau

Căn cứ pháp luật: Theo quy định tại Điều 56 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định :

“Điều 56: Ly hôn theo yêu cầu của một bên


  • Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải không thành thì Tóa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục địch của hôn nhân không đạt được.
  • Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn
  • Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hướng nghiêm trọng đến tính mang, sức khỏe, tinh thân của người kia.”

Vậy, trong trường hợp của chị, nếu chị có căn cứ cho rằng chồng mình ngoại tình, có quan hệ nam nữ với người thứ ba, vi phạm nguyên tắc của chế độ hôn nhân và gia đình, khiến vợ chồng nảy sinh mâu thuẫn khó giải quyết thì tòa án sẽ có căn cứ xem xét và giải quyết cho hai người ly hôn.

Hồ sơ đơn phương ly hôn cần chuẩn bị bao gồm:


  • Đơn xin ly hôn (theo mẫu)
  • Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính)
  • Chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu của hai vợ chồng (bản sao có chứng thực)
  • Giấy khai sinh của các con (bản sao có chứng thực)
  • Các giấy tờ tài liệu chứng minh tài sản nếu có tranh chấp như: sổ đỏ, đăng ký xe, sổ tiết kiệm,…

Các bước tiến hành thủ tục ly hôn đơn phương:


  • Bước 1: Nộp hồ sơ về việc ly hôn tại TAND có thẩm quyền
  • Bước 2: Nhận kết quả xử lý đơn
  • Bước 3: Nộp tiền tạm ứng án phí dân sự và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án
  • Bước 4: Tòa án sẽ triệu tập các bên, lấy lời khai, hòa giải và tiến hành thủ tục theo quy định của pháp luật Tố tụng dân sự
  • Bước 5: Trong trường hợp Tòa án không chấp nhận yêu cầu ly hôn, người yêu cầu ly hôn có quyền kháng cáo để Tòa án cấp trên tiếp tục giải quyết theo quy định của pháp luật

Về quyền nuôi con sau khi ly hôn :

Theo quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định:

“Điều 81: Về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn


  • Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy đinh của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
  • Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con,; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con
  • Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thảo thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Trong trường hợp của gia đình chị, vợ chồng chị có quyền thỏa thuận trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng các con sau khi ly hôn. Nếu không tự thỏa thuận được thì Tòa án sẽ chỉ định người nuôi con.

Đối với bé trai sinh năm 2015, do chưa đủ 36 tháng tuổi nên bé sẽ được giao cho mẹ trực tiếp nuôi. Trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện trực tiếp để chăm sóc, giáo dục con.Đối với bé gái sinh năm 2010, đến nay đã đủ 07 tuổi nên cần phải xem xét nguyện vọng của con.

Về tài sản sau khi ly hôn :

Trong trường hợp của chị, căn nhà vợ chồng chị đang sống là của bố mẹ đẻ cho chị trước khi kết hôn thì đó được coi là tài sản riêng của chị, khi ly hôn không cần phải phân chia trừ trường hợp anh chị có các thỏa thuận khác.Theo quy định tại khoản 4 Điều 59 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định “Tài sản riêng của vợ, chồng, thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này”.