Giải Quyết Ly Hôn Chia Tài Sản Khi Ly Hôn Tại Giáp Bát, Hoàng Mai, Hà Nội

Liên hệ

Số 9,Ngách 6A ,Ngõ 6 ,Đường Phạm Văn Đồng ,Q.cầu Giấy,Tp.hà Nội


Luật sư Nguyễn Văn Tuấn (Công ty Luật NewVision) tham gia bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho chị T.T.M tại phiên Tòa Giám Đốc thẩm về ly hôn và chia tài sản tại Giáp Bát Hoàng Mai Hà Nội

Hôn nhân là một trong những mối quan hệ cốt yếu trong gia đình. Sự bền vững của quan hệ hôn nhân là mong muốn của những người vợ, người chồng, đồng thời cũng là mục đích của việc xây dựng gia đình mà pháp luật đặt ra.

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, do chịu sự tác động của nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, cuộc sống chung của vợ, chồng đã không còn hạnh phúc, không giữ được ý nghĩa và giá trị như mong muốn ban đầu. Vì vậy, pháp luật dự liệu và cho họ quyền được ly hôn.

Khi ly hôn, vợ, chồng thường xảy ra các tranh chấp, đặc biệt là về chia tài sản khi ly hôn. Do quan hệ tài sản giữa vợ, chồng là quan hệ tồn tại trong thời kỳ hôn nhân, không có tính đền bù ngang giá và không xác định được cụ thể công sức đóng góp của các bên, nên việc giải quyết các tranh chấp về việc chia tài sản chung vợ, chồng là tương đối phức tạp, khó khăn, gây nhiều tranh cãi trong các vụ giải quyết ly hôn tại các cấp Tòa án.

Dưới đây là một trong những vụ án tranh chấp điển hình về việc phân chia tài sản khi ly hôn của vợ, chồng (đã được xét xử cấp sơ thẩm, phúc thẩm) mà Luật sư Nguyễn Văn Tuấn tham gia bào chữa tại giai đoạn Giám đốc thẩm.


Tư vấn giải quyết chia tài sản khi ly hôn

Tư vấn giải quyết chia tài sản khi ly hôn


Nội dung vụ việc cụ thể như sau:

Vào ngày 19/1/1993, chị T.T.M (1969, Giáp Bát, Hoàng Mai, Hà Nội)và anh N.V.T (1959, Giáp Bát, Hoàng Mai, Hà Nội) tự nguyện kết hôn và đăng ký tại UBND phường Tân Mai, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội.

Sau 20 năm chung sống hòa thuận, hai người phát sinh mâu thuẫn, do Chị T.T.M đi mổ tim về, anh N.V.T đối xử với chị không như trước. Vì vậy, chị T.T.M đã làm đơn xin ly hôn đơn phương với chồng.

Hai vợ chồng không có con chung. Về tài sản chung là động sản, vợ chồng tự thỏa thuận, không yêu cầu tòa giải quyết. Tuy nhiên về căn nhà 3 tầng trên diện tích đất 38,7m2 tại Giáp Bát có giá trị 1 tỷ 800 triệu đồng đứng tên cả hai vợ chồng trên sổ đỏ, thì hai người chưa thỏa thuận được về việc phân chia.

Theo lời khai của vợ chồng chị T.T.M và anh N.V.T và lời khai của các nhân chứng khác, căn nhà tại Giáp Bát là tài sản do bố mẹ anh N.V.T bỏ tiền mua và xây dựng mà không phải của vợ chồng anh N.V.T, chị T.T.M (do bố mẹ anh ở quê nên để anh N.V.T đứng tên mua bán).Tuy nhiên, không có chứng cứ hay giấy tờ gì để chứng minh về việc này. Ngược lại trong “Giấy chuyển nhượng nhà, đất ở ngày 10/11/1982” ghi tên người mua nhà là anh N.V.T.

Sau khi mua nhà thì anh N.V.T là người quản lý sử dụng.Năm 1993, ngay sau khi kết hôn, anh N.V.T và chị T.T.M đã về sống tại căn nhà trên. Năm 1994 anh N.V.T và chị T.T.Mđã cùng tiến hành sửa chữa tầng 1 ngôi nhà, xây dựng thành nhà 3 tầng như hiện nay.

Năm 1998, khi kê khai để được cấp sổ đỏ, anh N.V.T và chị T.T.M đã không nói với bố mẹ anh N.V.T.đồng thờianh N.V.T đã kê khai căn nhà và đất là tài sản của vợ chồng.

Năm 2001, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở cho anh N.V.T và chị T.T.M. Trong thực tế, anh N.V.T và chị T.T.Mvẫn quản lý sử dụng toàn bộ căn nhà từ năm 1993 cho đến nay.


Tranh chấp chia nhà đất, tài sản khi ly hôn

Tranh chấp chia nhà đất, tài sản khi ly hôn

 

Quá trình xét xử sơ thẩm và phúc thẩm:

Tại bán án dân sự sơ thẩm, TAND ra quyết địnhnhư sau:

- Giải quyết việc ly hôn giữa anh N.V.T và chị T.T.M.

- Về con chung: không có.

- Về tài sản sinh hoạt trong gia đình, hai bên không yêu cầu giải quyết.

- Về việc chia tài sản là căn nhà tại Giáp Bát: xác nhận căn nhà tại Giáp Bát mang tên anh N.V.T và chị T.T.M là tài sản chung vợ chồng có giá trị 1,8 tỷ. Tuy nhiên do có cơ sở để xác định nhà đất (khi chưa xây dựng lại) là tài sản của anh N.V.T có trước khi kết hôn với chị T.T.M, vì vậy việc phân chia tài sản khi ly hôn được giải quyết như sau:

Anh N.V.Tđược sở hữu tầng 1 và toàn bộ tầng 3 trị giá 1,4 tỷ đồng. Nhưng anh N.V.T phải trừ lối đi cho chị T.T.M rộng 1,2m để chị T.T.M đi lên tầng 2 trị giá 100 triệu đồng.Như vậy, phần anh N.V.T được chia là 1,4 tỷ-100 triệu = 1,3 tỷ

Phía chị T.T.M được chia toàn bộ tầng 2 trị giá 400 triệu đồng và diện tích lối đi rộng 1,2m có trị giá 100 triệu đồng. Như vậy, phần chị T.T.M được chia là 500 triệu đồng.

Sau khi có quyết định của Tòa, cả anh N.V.T và chị T.T.M đều kháng cáo về việc phân chia nhà ở.

Tại bán án dân sự phúc thẩm, TAND ra quyết định như sau:

- Chấp nhận một phần kháng cáo của các bên đương sự.

- Về việc chia tài sản là căn nhà tại Giáp Bát: vẫn giữ nguyên xác nhậncăn nhà tại Giáp Bát mang tên anh N.V.T và chị T.T.M là tài sản chung vợ chồng có giá trị 1,8 tỷ.

Chia số tiền 1,8 tỷ đồng cho anh N.V.T được hưởng 1 tỷ, chị T.T.M được hưởng 800 triệu. Trong đó, anh N.V.T được nhận toàn bộ nhà và phải thanh toán cho chị T.T.M 800 triệu đồng.

Sau khi xét xử phúc thẩm, anh N.V.T tiếp tục có đơn khiếu nại. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã kháng nghị bản án dân sự phúc thẩm với nhận định như sau:

Nếu nhận định nhà, đất tại Giáp Bát là tài sản chung vợ chồng anh N.V.T và chị T.T.M, Tòa án cấp sơ thẩm chia theo hiện vật trong khi diện tích nhà, đất hẹp sẽ gây bất tiện cho cả hai người khi đã ly hôn. Tòa án cấp phúc thẩm chia theo giá trị là đúng. Tuy nhiên khi chia cần xem xét công sức đóng góp của mỗi bên vào khối tài sản đó, cụ thể: Tại biên bản định giá, tổng giá trị nhà, đất là 1,8 tỷ đồng, trong đó: Giá trị xây dựng là 80 triệu đồng (5%); giá trị quyền sử dụng đất là 1,72 tỷ đồng (95,5%). Giá trị quyền sử dụng đất là giá trị tài sản của anh Tín có trước hôn nhân (chưa kể giá trị tầng 1 trước khi cải tạo). Nhưng khi chia Tòa án đã chia cho chị T.T.M gần 1/2 giá trị nhà, đất (44.4%), trong khi giá trị tài sản do anh N.V.T tạo dựng trước hôn nhân chiếm 95,5% giá trị tài sản đem chia là chưa đảm bảo quyền lợi cho các bên theo quy định của pháp luật.


Giải quyết ly hôn chia tài sản khi ly hôn tại Giáp Bát, Hoàng Mai

Giải quyết ly hôn chia tài sản khi ly hôn tại Giáp Bát, Hoàng Mai


Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của chị T.T.M, Luật sư Nguyễn Văn Tuấn đã quyết định nhận đại diện theo ủy quyền và trở thành người đại diện tham gia tranh tụng tại phiên Tòa Giám đốc thẩm.

Mặc dù khi xét xử, Tòa án cấp phúc thẩm có quyết định chia cho chị T.T.M phần tài sản có giá trị lớn hơn công sức thực tế của chị. Nhưng do anh N.V.T được giao toàn bộ hiện vật nhà ở, chị T.T.M là phụ nữ không có con, lại ốm yếu nên việc hủy bản án sơ thẩm và án phúc thẩm là không cần thiết.Tại phiên tòa Giám đốc thẩm, Luật sư Nguyễn Văn Tuấn đã đưa ra 4 điểm để yêu cầu Tòa giữ nguyên bản án phúc thẩm, bảo vệ quyền và lợi ích của chị T.T.M. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, nhà, đất tại Giáp Bát là do anh N.V.T đứng tên mua trước khi kết hôn. Điều này đã được thể hiện trong “Giấy chuyển nhượng nhà, đất ở ngày 10/11/1982”,cũng như trong lời khai của cảanh N.V.T và chị T.T.M. Tuy nhiên, khi kê khai để được cấp sổ đỏ, anh N.V.T đã kê khai căn nhà và đất đứng tên cả hai người. Như vậy, tại thời điểm đó, anh N.V.T đã tự nguyện nhập tài sản riêng của anh vào tài sản chung của vợ chồng. Vì vậy, đây là cơ sở cho việc xác định nhà, đất là tài sản chung của vợ chồnganh N.V.T và chị T.T.M.

Thứ haimặc dù chị T.T.M không góp phần trong việc mua đất, tuy nhiên chị cũng có công trong việc xây dựng và quản lý nhà, đất từ năm 1993 đến nay.

Thứ bamặc dù anh N.V.T là người có công sức đóng góp nhiều hơn, Tòa án cấp phúc thẩm chia cho anh Tín được nhận 1 tỷ đồng và chị T.T.M được nhận 800 triệu đồngdường như có phần có lợi cho chị T.T.M tại thời điểm xét xử phúc thẩm. Tuy nhiên, nếu xét về lâu dài, anh N.V.T được nhận toàn bộ bằng hiện vật là nhà, đất còn chị T.T.M chỉ được nhận bằng tiền là 800 triệu đồng, trong khi đó giá nhà đất tại Hà Nội có hướng tăng, điều này có lợi cho anh N.V.T rất nhiều.

Thứ tưchị T.T.M bị bệnh tim, đã phải mổ thay van hai lá và thay van động mạch chủ nên sức khỏe chị rất yếu và cuộc sống của chị cũng bị ảnh hưởng rất lớn. Ngoài ra, chị không có con cũng như do không được chia tài sản bằng hiện vật là nhà nên việc tạo lập chỗ ở mới của chị gặp rất nhiều khó khăn.

Với những lập luận sắc sảo của mình, Luật sư Nguyễn Văn Tuấn đã hoàn thành xuất sắc vai trò bảo hộ thân chủ của mình tại phiên tòa Giám đốc thẩm. Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã quyết định giữ nguyên Bản án dân sự phúc thẩmvề ly hôn và chia tài sản khi ly hôn giữa nguyên đơn là chị T.T.M và anh N.V.T với lý do Tòa án các cấp đã xác định căn nhà là tài sản chung của hai bên đương sự là chính xác; việc phân chia tài sản đã bảo đảm quyền lợi của cả hai bên đương sự, do đó, không có lý do để chấp nhận kháng nghị.

Có thể thấy, việc chia tài sản khi ly hôn không chỉ phụ thuộc vào yếu tố đóng góp vào việc tạo lập tài sản, mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như công sức quản lý, tình trạng, hoàn cảnh của các bên,…Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận thức được điều này. Chính vì vậy, đây là lúc vai trò của luật sư được thể hiện rõ nhất trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Trân trọng!


 


--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


 

Tư Vấn Ly Hôn Đơn Phương

                    LIÊN HỆ VỚI LUẬT SƯ TƯ VẤN HÔN NHÂN GIA ĐÌNH

                    Địa chỉ: Số 9,Ngách 6A ,Ngõ 6 ,Đường Phạm Văn Đồng ,Q.Cầu Giấy,TP.Hà Nội.

                    Điện thoại: 04.6682.7986 / 6682.8986

                    Hỗ Trợ 24/7 Skype : nguyendat235 & yahoo : luatsutraloi1

                    Hotline 24/7 : 0985 928 544 - 0918368772 ( Luật sư Nguyễn Văn Tuấn )

                    Email: hanoi@newvisionlaw.com.vn


 

 

 







Bình luận

HẾT HẠN

0918 368 772
Mã số : 13726847
Địa điểm : Hà Nội
Hình thức : Cho thuê
Tình trạng : Hàng mới
Hết hạn : 08/04/2018
Loại tin :

Thường

Để mua hàng an toàn trên Rao vặt, quý khách vui lòng không thực hiện thanh toán trước cho người đăng tin!

Gợi ý cho bạn