Liên hệ
Hà Nội
Học Tester để trở thành tester giỏi cần phải học nhiều để có tầm nhìn rộng, biết được xu hướng thị trường để tư vấn và đưa ra quan điểm của mình về sản phẩm.
Bạn đang học Tester hay đã là một Tester đã bắt đầu công việc. Hãy cùng học hỏi những kinh nghiệm mà những Tester đi trước chia sẻ để giúp việc kiểm thử của bạn trở nên hiệu quả hơn, nâng cao năng suất công việc và tránh những sai lầm không đáng có.
1. Giao tiếp công việc
Giao tiếp giữa Tester và Dev rất quan trọng. Khi phát hiện ra lỗi, hãy trao đổi với Dev ngay nếu có thể. Nếu không, hãy ghi chép lại các bước thực hiện dẫn đến lỗi bằng hình ảnh, nếu có thể tốt hơn hãy dùng ảnh động GIF. Việc mô tả kĩ các bước sẽ giúp Dev dễ dàng tái hiện lại bug và tìm cách sửa chúng.
2. Mô tả lại Bug
Việc Mô tả lại bug rất quan trọng với một Tester chuyên nghiệp. Để mô tả ngắn gọn rõ ràng giúp Dev và khách hàng hiểu., bạn nên làm theo các bước như sau
+ Summary : Mô tả tiêu đề bug ngắn gọn nhưng dể hiểu
+ Steps of bug: Viết miêu tả rõ từng step.
+ Actual result : Mô tả tình trạng hiện tại của bug.
+Expected result : Mong muốn bug sửa cho đúng với yêu cầu hệ thống.
Ví dụ :
Summary : Đăng nhập thành công khi nhập sai mật khẩu.
Steps:
1. Vào màn hình đăng nhập
2. nhập một tên đănh nhập đúng
3. nhập một mật khẩu sai
4. bấm button Đăng nhập
5. Đăng nhập thành công và đưa về màn hình chính.
Actual result : Đăng nhập thành công khi nhập đúng tên đăng nhập và sai mật khẩu.
Expected result : tài khoản không thể đăng nhập khi sai mật khẩu.
3. Đặt câu hỏi
Đặt câu hỏi là một kĩ năng quan trọng của một người học Tester cơ bản. Khi bạn bắt đầu vào một dự án, bạn cần phải đặt câu hỏi về những điều không rõ về dự án dành cho Dev, Leader hoặc PM sẽ trả lời. Việc đặt câu hỏi cho đúng là rất quan trọng. Vậy bạn cần hiểu những gì sau những câu hỏi.
4. Hiểu rõ về sự ưu tiên trong công việc
Là một Tester, bạn nên rõ ràng những điều được ưu tiên hàng đầu, những điều nào có độ ưu tiên thấp, phần nào nên kiểm thử tự động, phần nào nên kiểm thử chi tiết rõ ràng
Tester thì nên dựa vào kinh nghiệm của mình và suggest cho user những cái nào phù hợp.
5. Vào vai người dùng
Là tester bạn không chỉ nắm rõ nhất các yêu cầu của người dùng mà bạn còn nên đặt mình vào vị trí của người dùng từ đó bạn có thể hiểu được nhu cầu thực sự của họ và đưa ra những đề xuất hợp lý giúp phần mềm có tính ứng dụng cao và có ích.
6. Phát hiện những lỗi xấu thường gặp
Tester xuất sắc chủ động theo dõi những sự kiện lạ. Các icons không xuất hiện đúng vị trí? Các radio buttons không nằm cùng cụm? Đó chỉ là những lỗi lập trình rất phổ thông, nhưng với tester giỏi thì điều lạ như vậy, tuy có thể xảy ra, nhưng mà là dấu hiệu của một loạt lỗi cẩu thả, không dung thứ được
7. Đề cao số lượng hơn chất lượng
Tester thì không nên đề cao số lượng bug tìm ra, số lượng không quan trọng bằng chất lượng. Bạn giúp công ty or developer tìm những lỗi hữu ích thì còn có ý nghĩa hơn việc bạn ghi lại 1 tá bug không quạn trong mà bỏ sót những lỗi logic của hệ thống.
8. Đam mê
Để nổi bật trong bất kỳ vị trí công việc nào thì bạn cũng phải có một niềm đam mê cho lĩnh vực của mình. Nhưng làm sao để xác định xem bạn có niềm đam mê hay không thì bạn cần phải làm việc hết sức mình và duy trì niềm cảm hứng với công việc.
Nhằm giúp các bạn học Tester hiệu quả cho người mới bắt đầu, Stanford dành tặng bạn trọn bộ video học kiểm thử phần mềm Tester tại đây: https://goo.gl/LG9kED
------
STANFORD – ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ
Hotline: 0936 172 315 - 024. 6275 2212
HẾT HẠN
Mã số : | 15206629 |
Địa điểm : | Toàn quốc |
Hình thức : | Cho thuê |
Tình trạng : | Hàng mới |
Hết hạn : | 21/06/2018 |
Loại tin : | Thường |
Gợi ý cho bạn
Bình luận