Các Môn Võ Nhật Bản, Học Kiếm Đạo Kendo Ở Đâu Tại Hà Nội

300.000

5/1H Trần Quang Diệu, Đống Đa, Hà Nội


 


[​IMG]

[​IMG]
Thầy Shinotsuka - 8 Dan Hanshi ( Cấp bậc cao nhất trong Kiếm Đạo )
[​IMG]
[​IMG]
[​IMG]



[​IMG]

[​IMG]
[​IMG]
[​IMG]
[​IMG]
[​IMG]

[​IMG]

KENDO HÀ NỘI
HIỆP HỘI KENDO HÀ NỘI - HANOI KENDO ASSOCIATION - H.K.A

Website: www.hanoiseikenkan.com
facebook: www.facebook.com/hanoi.kendo.association
Email: kendo.vietnam@hanoiseikenkan.com
Trụ sở hội: 5/1H Trần Quang Diệu, Đống Đa, Hà Nội
Hotline: 0125. 441. 6868 (24/7/365)
Zalo: 0125. 441. 6868 (24/7/365)
Phụ trách hành chính: Mr. Duy ( Liên lạc theo thông tin trên )

Trong bài này chúng tôi xin dành để viết về việc tập luyện kendo dành cho các bạn nhỏ, thiếu niên, nhi đồng các bạn còn đăng băn khoăn liệu có thể tập luyện và theo được bộ môn kendo truyền thống của Nhật Bản này ?


Bài viết này được xuất bản trong tạp chí Kendo World số 5.2, tháng 6/2010
Nguồn: Sưu tầm trên mạng

[​IMG]
[​IMG]
[​IMG]
[​IMG]
[​IMG]
[​IMG]
[​IMG]
[​IMG]


Với tỉ lệ chấn thương thấp, tiêu chuẩn và quy tắc đặc biệt khiến những người bé hơn có khả năng chiến thương đối phương to lớn, kendo là một môn võ có truyền thống lịch sử lâu đời và hấp dẫn, một hoạt động tuyệt vời cho trẻ em mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, con đường mà người thầy huấn luyện sẽ là 1 nhân tố lớn tác động đến trải niệm của trẻ với kendo. Do đó, dù muốn hay không, phương pháp dạy dỗ sẽ là yếu tố quyết định đứa trẻ có trở thành một kiếm sĩ thực thụ trong tương lai được hay không.

Bài viết này là một hướng dẫn ngắn về những điểm chính nên và những điểm không nên trong việc giảng dạy kendo cho trẻ em. Bản hướng dẫn này cũng đặc biệt hướng tới Yudansha – những người có trách nhiệm trên lớp học kendo của trẻ em: những người có thể có kinh nghiệm giảng dạy với người lớn nhưng lại có rất ít kinh nghiệm hoặc chưa từng hướng dẫn trẻ em. Một vài điểm trong bài được trình bày một cách đơn giản nhằm khiến bài báo súc tích dễ hiểu nhưng trên thực tế những vấn đề này rất phức tạp và có thể giải quyết thông qua nhiều phương pháp tiếp cận khác nhau. Tác giả hoan nghênh bất kì ý kiến phản hồi nào từ các giảng viên về các vấn đề đã được nêu qua hoặc còn thiếu sót trong bài.

Độ tuổi

Mỗi đứa trẻ đều có sự trưởng thành nhanh hoặc chậm khác nhau. Điều này liệu có ảnh hưởng đến việc tổ chức phân loại lớp hay thậm chí có nên thành lập hăn 1 lớp học riêng cho chúng?

Thường thì từ bảy tuổi trở lên, đứa trẻ đã đủ khả năng phù hợp để bắt đầu luyện tập. Có thể sớm hoặc trễ một chút, điều đó phụ thuộc vào sự phát triển tự nhiên của trẻ và sự hứng thú và mong muốn riêng của chúng. Đơn cử như: khả năng tập trung của trẻ trong nỗ lực hoàn thành 1 việc, khả năng nghe và xử lí yêu cầu thông qua lời nói và các dấu hiệu trực quan khác, khả năng hòa nhập với nhóm mới với những đứa trẻ lớn hơn… tất cả những điều này đều gây tác động nhất định đến quá trình giảng dạy. Là giảng viên, trách nhiệm tiên quyết đầu tiên mà chúng ta cần làm là phân tích, phán đoán trên những biểu hiện đó để có thể hiểu và giúp đỡ những trẻ muốn tham gia lớp học.

Một điều quan trọng là chúng ta nên tạo cho trẻ không gian trải niệm tự do, không gò bó và ép buộc cũng như không nên kì vọng ngay vào chúng để ta có thể đánh giá tốt hơn khẳ năng hội nhập vào lớp học của chúng. Một kinh nghiệm khá hay là nếu ta gợi ý đứa bé “chỉ đến xem” thì cuối cùng, chúng cũng tham gia tập thử. Bọn trẻ chỉ có thể cảm nhận kendo có hợp với chúng hay không bằng cách chính tay chúng thử nó. Mặt khác điều này cũng tiết kiệm thời gian cho chúng ta để biết trẻ có muốn tập kendo hay không, nó cũng là phương pháp tốt giúp chúng ta có thêm thời gian để tìm hiểu sâu hơn khả năng của trẻ. Mặc dù mới thoáng qua thì đây có vẻ là nhiệm vụ khó khăn nhưng tôi nên nói rằng trong tám năm gần đây nhất, tôi chưa từng bỏ qua bất cứ quan điểm nào của 1 học viên chỉ bởi vì tôi cảm thấy chúng không phù hợp với lớp học.

Tuy nhiên theo quy luật chung thì những đứa trẻ nhỏ hơn bảy tuổi sẽ khó có thể hòa nhập và theo kịp những lớp học luyện tập cơ bản. Đối với những trẻ này, chúng ta nên mở 1 lớp riêng tổ chức những trò chơi giống với kendo trong vòng 30 đến 45 phút thì sẽ thích hợp hơn.

Trò chơi hay kĩ năng

Vấn đề lớn nhất mà chúng ta thường gặp trong lớp học là sự cân bằng giữa việc tạo hứng thú bằng trò chơi cho trẻ và việc luyện tập kĩ năng cho trẻ. Trẻ em thường khó có khả năng nắm bắt được sự liên quan giữa việc áp dụng lí thuyết luyện tập với thực tế. Đó cũng là lí do chúng ta sẽ phải tốn rất nhiều thời gian để chỉnh lại những lỗi sai căn bản cho chúng khi tập di chuyển – suburi để rồi lại thấy chúng quay lại cách đi bộ hay thản nhiên chạy mỗi khi vào những bài tập năng động hơn như uchikomigeiko hay jikeiko.



Giảng viên kendo có thể thấy việc thu hút sự chú ý của bọn trẻ dễ dàng hơn thông qua những hoạt động vui nhộn như các bài tập jikeiko nhưng đồng thời, nó cũng là con dao 2 lưỡi. Bài tập jikeiko khuyến khích trẻ những bước đi nhanh, mạnh mẽ phù hợp tâm lí hiếu động của trẻ nhưng nó cũng dễ khiến trẻ gặp sai lầm và hình thành thói quen di chuyển sai lầm – “tập chạy trước khi biết đi”. Hầu hết các giảng viên đều cố gắng duy trì các bài tập cơ bản tập đi tập lại càng nhiều càng tốt để có thể uốn nắn sửa chữa từng sai sót cho chúng trước khi để trẻ tập các bài nâng cao hơn. Những điều bất di bất dịch này ăn sâu vào tư tưởng các giáo viên nhất là khi họ đã được huấn luyện, trưởng thành theo cách dạy dỗ này. Tuy nhiên, trong mắt trẻ, phương pháp này – mà chúng ta vẫn cho là tốt nhất, vừa chán lại vừa khó, hoặc tệ hơn nữa, vừa vô nghĩa và không tạo cho chúng động lực.

Một cách đơn giản để tránh tình trạng thiếu hụt động lực cho trẻ, các giảng viên nên luôn nhớ việc kết hợp luyện tập kĩ năng trong các trò chơi cho trẻ. Hiển nhiên trong kendo thì “trò chơi” hiệu quả nhất chính là shiai. Khi đám trẻ con cố gắng nâng cao khả năng để shiai, các giảng viên nên tận dụng sự sáng tạo của bản than để thiết kế những trò chơi vừa vui vẻ vừa giúp truyền đạt những kĩ thuật một cách chính xác nhất. Một ví dụ đơn giản khác là để cho motodachi ném một quả bóng cao su về phía người học trò đang giữ kamae. Đứa trẻ này phải tự căn thời điểm để chém trúng quả bóng giữa không trung như thể là chúng đang chém vào men, kote hay do của một đối thủ. Người thầy có thể thay đổi kích thước của quả bóng để nâng cao độ khó của bài tập. Bài tập tưởng chừng rất khó khăn này (mà thực ra lại không) nhưng lại vô cùng kích thích trẻ và được chúng rất yêu thích. Với nhiều đứa trẻ, bài tập này “ như là phim Star Wars!” mà vẫn có thể truyền đạt, hướng dẫn chúng tập chính xác nhiều kĩ năng tất nhiên, nếu người hướng dẫn làm mẫu chính xác và liên tục để mắt trông coi hasuji và ki- ken –tai – ichi của học trò. Năm phút tập trung vào những bài học vừa học vừa chơi như thế này có thể phục hồi tình thần cho cả một lớp đang lờ đờ ngái ngủ và đảm bảo bọn trẻ sẽ quay lại vào tuần sau.

Làm thế nào để ta biết được những bài tập đã được định hướng đủ giống với một trò chơi hay chưa? Câu trả lời thật đơn giản: Nụ cười mãn nguyện của thầy giáo và tiếng cười vui vẻ của đám trẻ cuối mỗi buổi tập. Tuy nhiên cũng phải nói, nếu bạn đứng giữa lớp và cười ầm ĩ giữa 1 dojo đang tập luyện thì tuyệt nhiên, bạn nên suy nghĩ lại việc hướng dẫn trẻ.

Không phải lúc nào trò chơi cũng là liệu pháp tốt để có thể truyền đạt cho trẻ. Trong một số trường hợp, các kĩ thuật có thể rất khô khan và khó đưa vào trò chơi được, khi đó các huấn luyện viên nên tìm các biện pháp tiếp cận khác, có thể là không chính thống. Một ví dụ là có thể buộc vào hai mắt cá chân của học trò một sợi dây đàn hồi thật dày để giúp các cơ bắp của trẻ phát triền và khiến chúng ghi nhớ việc chân trái phải kéo thật nhanh về vị trí kamae trong bài tập Okuriashi.

Rất nhiều trò chơi có thể được tạo ra chỉ với các vật liệu đơn giản hoặc có sẵn trong dojo. Đơn cử ta có thể sử dụng đường gióng trên sàn (nếu có) để tạo ra những lối đi phức tạp mà học sinh phải theo trong khi tập sử dụng bộ pháp kendo.

Giới hạn duy nhất chính là trí tưởng tượng của giảng viên. Tất cả trẻ em, đặc biệt là những người trên 18 tuổi, hãy tận hưởng những kỳ nghỉ, đón nhận sự ngạc nhiên, hãy nhìn những gì quen thuộc theo cách khác, hãy thử nghiệm mình trong những tình huống mới. Tất cả những điều đó đều hỗ trợ cho việc học.



Sự tham gia và duy trì tập luyện


Khi một đứa trẻ chọn kendo là môn để chúng tập luyện tức là chúng đã tự phân biệt bản thân mình với những đứa trẻ khác. Tại thời điểm khi chúng bước qua cánh cửa võ đường, chúng thực sự đã phải trải qua cả 1 quá trình dài để có thể đến với kendo. Một số quốc gia như Úc và một loạt các quốc gia khác ngoài Nhật Bản và Hàn Quốc thì kendo thường không phải là một lựa chọn đơn giản: Trẻ em thường khó có thể tìm được võ đường nào gần nhà chúng, cả ngay khi chúng yêu thích kendo thì chúng cũng cần phải thuyết phục bố mẹ đồng ý để có thể đưa đón chúng đến võ đường. Việc đó ngày nay trở nên dễ dàng hơn nhiều nhờ sự ra đời và phát triển của internet. Tuy nhiên, việc tiếp nhận những học viên mới như chúng vẫn nên tạo ra một sự cam kết và đảm bảo mặt nào đó. Hay nói cách khác, ngay cả khi những đứa trẻ này có vẻ chưa chắc chắn trong việc có quyết định tập luyện với kendo thực sự hay không, hãy coi như chúng đã toàn tâm toàn ý theo kendo để có thể truyền được nhiệt huyết cho sự bắt đầu của chúng.

Một điều quan trọng cần phải nhớ việc tham gia của một đứa trẻ phụ thuộc hoàn toàn vào lịch trình của cả gia đình. Hơn nữa, thông thường các vị phụ huynh cũng như trẻ em thường chỉ có thể chơi thể thao theo từng khoảng thời gian nhất định trong năm chứ khó có thể duy trì liên tục quanh năm. Điều này đồng nghĩa với việc thiết lập thời gian nghỉ trong năm trở nên vô cùng quan trọng. Điều quan trọng không kém là khả năng ghi nhớ cụ thể chi tiết về các sự kiện và các mốc thời gian quan trọng trong luyện tập của các bậc phụ huynh thường kém hơn so với các thành viên hướng dẫn trong võ đường, do đó việc tạo kế hoạch gửi nhắn những lời nhắc nhở đến từng gia đình trước mỗi sự kiện quan trọng là cần thiết.

Đối với một hướng dẫn viên cũng như các thành viên lâu năm khác của võ đường, việc duy trì và phát triển mối quan hệ với các bậc phụ huynh cũng vô cùng quan trọng như việc duy trì mối quan hệ với con cái họ. Các bản tin thường xuyên là một cách kết nối tuyệt vời giữa võ đường và gia đình. Một trang web hay blog của võ đường có thể được sử dụng như một cuốn nhật kí ghi lại những gì câu lạc bộ đã làm được, tuy nhiên cũng cần phải chú ú khi đăng ảnh nhận dạng học viên (hoặc tên gia đình của họ) trên internet. Phụ huynh sẽ đánh giá rất cao trước những thông báo, nhắc nhở và tư vấn như vậy.

Việc duy trì luyện tập lại là một vấn đề khắc hẳn – khó khăn và thường vượt ngoài tầm kiểm soát của một hướng dẫn viên. Vì vậy, miễn là bạn đã làm hết sức của mình để hướng dẫn chính xác về kendo và tạo sự kết nối thấu hiểu nhu cầu của học viên nhỏ tuổi, bạn không cần phải đổ lỗi cho bản thân nếu chúng quyết định dừng việc theo học và tập luyện. Chúng ta chỉ nên hi vọng trong việc nhận được hồi âm từ phụ huynh về lí do tại sao đám trẻ lại dừng tập luyện hoặc chí ít là những thông báo về việc không tập nữa. Đôi khi, những đứa trẻ chỉ đơn giản là chúng không muốn đến tập nữa và đó cũng không phải là lỗi của hướng dẫn viên hoặc kendo. Trẻ em muốn thử nhiều điều và chỉ một số ít sẽ gắn bó với kiếm đạo.

Nếu bạn đã trải qua những trường hợp trên, ít nhất bạn cũng đã có kinh nghiệm và nhận ra rằng tỉ lệ tham gia lớp học giảm có thể là do các tác nhận về gia đình, về kinh tế hoặc các yếu tố khách quan khác mà bạn không thể kiểm soát. Cũng nên chú ý rằng, mặc dù những yếu tố này đôi khi dẫn đến một sự suy giảm về số lượng học viên những chúng cũng hoàn toàn có thể dẫn đến một sự gia tăng tương đồng.

Đối với phần lớn học trò của tôi, thông thường chúng đều mong muốn tập kendo và cha mẹ chúng ủng hộ điều đó. Đây là những trường hợp khẳng định lại những nhận định phía trên – khi mà động lực xuất phát từ trẻ em . Trong một vài trường hợp, chính cha mẹ mới là động lực cho việc luyện tập kendo của con em mình và đứa trẻ tập kendo để làm hài long cha mẹ. Trong những tình huống như vậy, hướng dẫn viên trở nên dễ dàng hơn nhiều trong việc dạy dỗ trẻ và những cách đánh giá quan sát phía trên là không cần thiết. Đối với những trẻ như vậy, việc khuyến khích phụ huynh tham gia vào các lớp học là nên làm, điều đó cho phép họ xây dựng các hình mẫu tập luyện mà họ mong muốn con em mình thể hiện.

Năng lượng, sức mạnh và sự phối hợp

Năng lượng ở trẻ em cũng rất khác so với người lớn. Trẻ em thường mất sức rất nhanh nhưng phục hồi với tốc độ tương tự do đó việc xây dựng những tập nặng nhưng ngắn, và cần có thời gian nghỉ xen giữa thường xuyên. Đối với những trẻ lớn tuổi hơn và thanh thiếu niên, chúng có thể dốc kiệt toàn sức của mình cho luyện tập nếu chúng thực sự nghiêm túc. Tuy nhiên, loại hình rèn luyện nặng đã từng phổ biến ở Nhật Bản lại không phù hợp và áp dụng được ở Úc, nguyên nhân thường là do văn hóa hơn là khả năng thể chất (bằng chứng cho thấy sự thay đổi tương tự đang diễn ra tại Nhật). Đây cũng là điều thường xuyên gây khó khăn cho giáo viên hướng dẫn trẻ em trong kendo: cân bằng giữa niềm vui và sự gìn giữ truyền thống trong kiếm đạo. Trên tất cả, giảng viên cũng cần tránh rập khuôn trong việc tổ chức lớp học như là dành cho người lớn trừ khi tất cả học sinh của bạn đều ở độ tuổi trung học hoặc cao hơn.

Cơ bắp trẻ em phát triền cũng rất khác so với cơ bắp của người lớn. Trước tuổi dậy thì, cơ bắp của trẻ em không phát triển để đáp ứng kịp để có thể đẩy tới cùng một mức độ gắng sức như ở người lớn. Người thầy nên tập trung vào việc giúp học trò tạo thói quen cho hoạt động của cơ bắp chứ không nên cố gắng đẩy mạnh sự phát triển cơ bắp, đặc biệt là trong các bài tập về chân và bài tập sử dụng kiếm bằng tay trái.

Phối hợp cũng là một vấn đề đối với một số trẻ em, việc nhận thức được khẳ năng của từng đứa trẻ, từ cả hai góc nhìn sinh học và tâm lý là hết sức quan trọng. Nên tạo ra cho trẻ những kì vọng thực tế và biết cảm thông và tha thứ cho chúng mỗi khi chúng sai lầm. Đôi khi sự phối hợp kém là kết quả của sự nhận thức hoặc các vấn đề về thần kinh, ví dụ như chậm phát triển trong trí nhớ ngắn hạn hay kém khả năng thị giác- không gian. Đôi khi nguyên do là do sự thiếu hụt tổng thể của sức mạnh và thói quen của cơ bắp. Trong một vài trường hợp, sự căng thẳng xuất phát từ cảm giác bị quan sát kĩ lưỡng cũng là vấn đề. Trong phần lớn các trường hợp, thì rèn luyện theo thời gian sẽ giúp giải quyết hầu hết các khó khăn của các kĩ thuật trong kendo. Và theo kinh nghiệm đúc kết lại. những người ít tài năng nhất thường lại là minh chứng trở thành những học viên xuất sắc nhất.

Thông tin lịch tập tại các sân thuộc Hiệp Hội Kendo Hà Nội, Kendo Hà Nội

Địa chỉ các sân tập:
1. Sân tập chính: tại Nhà thi đấu đại học Bách Khoa Hà Nội. 

[​IMG]


Địa chỉ: số 40 phố Tạ Quang Bửu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
· Chiều thứ 7 & CN
Thời gian: Từ 14h00 đến 16h30
Tối thứ 5 từ 19h00 đến 21h00

Hội phí: Tập 2 buổi/tuần -250.000 Đ/tháng, 3 buổi/tuần - 320.000 Đ/tháng

[​IMG]
[​IMG]
[​IMG]
[​IMG]
[​IMG]
[​IMG]
[​IMG]

………………………………………………….....
Sport center of Hanoi University of Science and Technology.
Address No 40, Ta Quang Buu street, Hai Ba trung district, Ha Noi Capital.
·Saturday afternoon and Sunday afternoon.
Time: From 2:00 pm to 40 pm.

……………………………………………………...
Bach Khoa 道場:住所 40、Ta Quang Buu 通り, Hai Ba Trung 区、Ha Noi 市
· 土曜日と日曜日: 午後二時から午後ごじまで。


2. Sân Hoàng Cầu
[​IMG]

Địa chỉ: số 5, ngõ 1H, phố Trần Quang Diệu, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
· Các buổi tối thứ 3 & 5: từ 18h00 đến 20h00

Hội phí: Tập 2 buổi/ tuần - 250.000 đ/tháng

[​IMG]

…………………………………………………
Hoang Cau Dojo.
Address: No 5 – 1H, Tran Quang Dieu street, Dong Da district, Ha Noi city
·Tuesday, Wednesday and Thursday: From 6:00 pm to 8:00 pm
Hoang Cau 道場:住所 5-1H , Tran Quang Dieu 通り, Dong Da 区、Ha Noi 市
·火曜日、水曜日、木曜日:午後六時から午後八じゃまで。

…………………………………………………
3. Sân Long Biên:
[​IMG]


Địa chỉ: Nhà thể chất trường THCS Bồ Đề - số 111, phố hoàng Như Tiếp, quận long Biên, Hà Nội.
Lịch tập:
·Tối thứ 6: từ 19h30 đến 21h30
·Sáng chủ nhật: từ 9h30 đến 11h00.
Hội phí: 250.000 đ/tháng

[​IMG]

[​IMG]

[​IMG]

[​IMG]

........................................................................
Address: Bo De Primary school - 111, Hoang Nhu Tiep street, Long Bien district, Ha Noi city.
·Friday ‘s evening: from 19:15 to 21:15 o’clock.
·Sunday ‘s morning: from 8:20 to 10:20 o’clock.
…………………………………………………………
Long Bien Dojo: 道場:住所 111 , Hoang Nhu Tiep 通り, Long Bien 区、Ha Noi 市
·金曜日:午後19:15時から午後21;15時まで。
·日曜日:午後8:20時から午後10:20時まで。
.............................................................................
4. Sân tập tại trường THPT chuyên Hanoi Amsterdam
[​IMG]


Địa chỉ: nhà thể chất trường THPT chuyên Hanoi Amsterdam
Số 1 đường Hoàng Minh Giám, quận Cầu Giấy
Tối thứ 2 từ 19h30 đến 21h30

Hội phí: - 250.000 đ/tháng

[​IMG]
[​IMG]
[​IMG]
[​IMG]
[​IMG]
[​IMG]
[​IMG]
[​IMG]
...............................................................
5. Sân Tập tại Hà Đông - Ha Dong Seikenkan Kendo Club
[​IMG]

Nhà thi đấu Hà Cầu - 46-Lê Hồng Phong-Phường Hà Cầu-Hà Đông,nằm cạnh sân bóng Hà Cầu.
Lịch tập: Các tối 4 & CN từ 19h00 - 21h00
Hội phí: 250.000 đ/tháng


[​IMG]
[​IMG]
...............................................................................
6. Nhà thi đấu Trịnh Hoài Đức - 12 Trịnh Hoài Đức, Đống Đa, HN
[​IMG]

Lịch tập: Tối thứ 4 & 6 từ 19h30 - 21h30
Hội phí: 250.000 đ/tháng

[​IMG]
[​IMG]


(*) đối với võ đường tại Đại Học Bách Khoa: 

CLB sẽ chuyển lên tầng 2 khi sân chính ở tầng 1 được nhà trường sử dụng trong các dịp hội thao hội diễn....v..v...(trường hợp này là rất ít xảy ra).
Các bạn có thể tìm thấy cầu thang đi lên tầng 2 ngay bên trái cửa chính của nhà thể chất, hoặc có thể hỏi người phụ trách nhà thể chất ở quầy ngay đối diện cửa chính.

Các thầy giáo hướng dẫn tại Hiệp Hội

Thầy Ngô Hoàng Long – 4 Dan, chủ tịch Hiệp Hội Kendo Hà Nội, đạo chủ các võ đường.

Thầy Nishio – 6 Dan Renshi tới từ Osaka.

Thầy Hatori – 7 Dan Kyoshi tới từ Kanagawa.

Thầy Ideno – tới từ trường Nhật Bản.

Thầy Imamura – 5 Dan, tới từ Trường Nhật Bản.

Thầy Mizutsuki – 4 Dan, tới từ Trường Nhật Bản.

Thầy Harada – 4 Dan tới từ trường Nhật Bản.

Thầy Ideno – tới từ trường Nhật Bản.

Thầy Osaga – 5 Dan tới từ trường Nhật Bản.

Thầy Albero – 4 Dan tới từ Nhật Bản.


Bình luận

HẾT HẠN

0125 441 6868
Mã số : 14687900
Địa điểm : Hà Nội
Hình thức : Cho thuê
Tình trạng : Hàng mới
Hết hạn : 12/08/2017
Loại tin :

Thường

Để mua hàng an toàn trên Rao vặt, quý khách vui lòng không thực hiện thanh toán trước cho người đăng tin!

Gợi ý cho bạn