Câu Chuyện Phía Sau Bộ Sưu Tập Kính Lớn Nhất

Liên hệ

Hà Đông

Ngày nay nhiều người Việt Nam đã nghe, được nhìn thấy đâu đó trên sách báo và Internet về các tác phẩm nghệ thuật, những chiếc đèn kính màu mang tên của Louis Comfort Tiffany, một nhà sáng chế, kỹ nghệ gia, một nghệ sĩ, họa sĩ nổi tiếng người Mỹ. Nhiều người còn biết rằng những chiếc đèn Tiffany nguyên gốc do Tiffany Studio New York sản xuất trước năm 1933 còn sót lại đến hôm nay có giá trị rất cao, nhiều cái lên tới nhiều triệu đô la và chúng đang ngày càng vô cùng hiếm hoi, hầu hết thuộc sở hữu của các bảo tàng danh giá hoặc trong một số bộ sưu tầm tư nhân nổi tiếng ở Hoa Kỳ – quê hương của nghệ thuật kính màu Tiffany.

https://cdn.vatgia.vn/pictures/thumb/0x0/2022/10/1665732359-ypj.jpg

>>> Tham khảo thêm: Đèn tiffany hà nội

Tiffany Studio New York ra đời vào những năm 80 thế kỷ 19, vào Kỷ nguyên Vàng của nước Mỹ – giai đoạn kinh tế nước Mỹ hưng thịnh nhất. Bối cảnh đó đã sản sinh ra một dòng nghệ thuật nở rộ với những bức tranh kính màu đồ sộ, huy hoàng, tráng lệ như cảnh thiên đường. Đó là những chiếc đèn kính màu vừa rực rỡ, vừa huyền bí lung linh, đương thời chỉ đám nhà giàu mới tậu nổi. Vào thời kỳ đó lương tháng một công chức ngân hàng ở Mỹ khoảng 5 đô la, giá một chiếc xe Roll Roy đắt nhất khoảng 110 đô la, một dãy nhà đồ sộ ở Mahatan, New York có thể chỉ mua bằng đôi ngàn đô la. Trong khi đó giá 1 chiếc đèn Tiffany trung bình là 150 đô la, chiếc đèn kính màu mang tên “Mạng nhện” (Cobweb) đã bán ra cho giới nhà giàu với giá 750$. Chúng được người làm ra chúng và được những ông chủ, bà chủ nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa. Tất cả những chiếc chao đèn, chân đèn do xưởng của Tiffany làm ra đều được đánh mã sô riêng, in bằng chữ chìm. Bản thiết kế của từng chiếc đèn, những bức ảnh chụp trước khi giao hàng cho khách cùng với những chiếc hóa đơn hầu hết còn lưu giữ cho đến tận hôm nay.

Chiếc đèn có tên “Mạng nhện”

Nghệ thuật Tiffany là cả một câu chuyện rất dông dài liên quan đến công nghệ chế tạo kính màu là thứ nghệ thuật mà bí quyết đến nay vẫn chỉ có nghệ nhân Mỹ mới tạo ra được. Đó là những chiếc đèn mang phong cách Tân Hiện đại (Art Nouveau), thoạt nhìn thì tao nhã, phóng khoáng nhưng lại tuân thủ quy ước khắt khe trên từng miếng kính nhỏ li ti. Nghệ thuật kính màu Tiffany là thứ đặc trưng cho văn hóa Mỹ, là sự kết hợp khéo léo các giá trị cổ điển với hiện đại, mang tính nghệ thuật cao, hàm chứa thành tựu kỹ nghệ tiên tiến, vừa rất tinh tế, cao siêu, nhưng cũng rất gần gũi và thực dụng.

May mắn có một người đã có công cứu sống những chiếc đèn Tiffany hiếm hoi còn lại. Không những thế ông còn có công khơi lại giá trị và lòng đam mê cho hậu thế đối với dòng nghệ thuật có số phận kỳ lạ này. Người có công lao đặc biệt đó lại không phải là một người Hoa Kỳ, cũng chưa từng nghe nói đến Tiffany và nghệ thuật Tiffany. Người đó là một người mới nhập cư vào Mỹ năm 1935. Ông là một nha sĩ nghèo người Áo di cư sang Mỹ để kiếm sống, với đồng vốn trong tay khi đặt chân lên đất Hoa Kỳ chỉ vẻn vẹn vài chục đô la. Tên ông là Egon Neustadt.

https://cdn.vatgia.vn/pictures/thumb/0x0/2022/10/1664787023-dhy.jpg

>>> Tham khảo thêm: bán đèn tiffany

Năm 1935, như một nhân duyên định sẵn, vào một ngày đẹp trời ông cùng vợ lang thang trên phố phường New York mua sắm đồ cho ngôi nhà mới nghèo nàn, bỗng hai vợ chồng ông như bị thôi miên bởi một chiếc chao đèn hình nón kỳ lạ mang tên “Hoa Thủy tiên”. Ông được người bán hàng giới thiệu đây là tác phẩm của nghệ sĩ nổi tiếng mang tên L.C.Tiffany. Ông đã may mắn mua được cây đèn bàn mà hai vợ chồng ông cho là đẹp đến mức huyễn hoặc này bằng toàn bộ số tiền có trong tay là 12,50$ (vào năm 1935, được coi là giai đoạn lạm phát, số tiền đó tương đương với khoảng 300 $ ngày hôm nay)

Những năm 80 nổi lên phong trào tìm kiếm những chiếc đèn Tiffany còn lại sót trên thị trường. Những bộ sưu tầm tư nhân bắt đầu được săn lùng. Năm 1987 chiếc đèn “Hoa sen rủ” được sàn đấu xảo Christie’s bán 1,7 triệu đô la, nhưng ngay lập tức được môt người Nhật dấu tên mua lại với giá gần 5 triệu đô la. Cũng năm 1987, nhân thời giá của các tác phẩm của Tiffany tăng vọt, nữ ca sĩ nổi tiếng người Mỹ Barbra Streisand đã kịp tung ra đấu giá thành công những tác phẩm nổi bật của Tiffany, trong đó có chiếc đèn “Mạng nhện” từng có giá trị bằng 6 chiếc Roy Roil thời Tiffany, nay được bán ra với giá 1,5 triệu đô la (giờ đã trở thành vô giá). Sang những năm 90 nhiều chiếc đèn Tiffany bắt đầu trở thành chủ đề chính và chiếm vị trí trung tâm của nhiều cuộc đấu giá nghệ thuật tại Christie’s, Sotheby’s, James’D Julia… Giới tài phiệt và các nhà sưu tầm Nhật bản đặc biệt quan tâm săn lùng để sở hữu dòng nghệ thuật mà nay đã gần như cạn kiệt trên thị trường.

https://cdn.vatgia.vn/pictures/thumb/0x0/2022/10/1666065382-ski.png

Chiếc “Hoa sen rủ” trị giá gần 5 triệu đô la ngày nay

Ergon Neustadt dành phần lớn cuộc đời để say đắm, sưu tầm và tìm hiểu nghệ thuật Tiffany và đã có công cứu sống các tác phẩm nghệ thuật của Tiffany ngay trên quê hương của nó là nước Mỹ. Năm 1970 ông xuất bản cuốn sách mang tên “Những chiếc đèn của Tiffany” (The Lamps of Tiffany). Với tư duy của một nhà khoa học, ông đã dày công hệ thống, phân loại và phân tích sâu sắc tất cả các khía cạnh của nghệ thuật Tiffany, không chỉ với cách nhìn của một nhà sưu tầm mà là một nhà khoa học, kỹ nghệ, sản xuất và chuyên gia nghệ thuật. Trong số hàng trăm cuốn sách giới thiệu về nghệ thuật Tiffany hôm nay (có những cuốn dày gần nghìn trang đươc minh họa với cả ngàn bức ảnh màu) nhưng cuốn sách của ông là một trong những cuốn cơ bản nhất, đầy đủ nhất, trở thành sách gối đầu giường cho tất cả những ai yêu mên và tìm tòi, nghiên cứu nghệ thuật kính màu Tiffany.

 

Bình luận

HẾT HẠN

0932 989 111
Mã số : 16881452
Địa điểm : Hà Nội
Hình thức : Cho thuê
Tình trạng : Hàng mới
Hết hạn : 17/11/2022
Loại tin :

Thường

Để mua hàng an toàn trên Rao vặt, quý khách vui lòng không thực hiện thanh toán trước cho người đăng tin!

Gợi ý cho bạn