Khái Niếm Kế Toán Thế

600.000

Hcm

 

Kế toán thuế là gì?

Kế toán thuế có vai trò như là một cầu nối, liên kết giữa doanh nghiệp và nhà nước. Nhờ các công việc của kế toán thuế đã giúp cho nhà nước quản lý được nền kinh tế dễ dàng hơn, đồng thời cũng giúp cho các doanh nghiệp có thể kinh doanh một cách ổn định và thực hiện báo cáo thuế đúng quy định của nhà nước một cách rõ ràng và minh bạch.

 

Khái niệm về thuế

khai báo thuế là một khoản trích nộp bằng tiền, có tính chất xác định, không hoàn trả trực tiếp do các công dân đóng góp cho nhà nước thông qua con đường quyền lực nhằm bù đắp những chi tiêu của Nhà Nước. Thuế là khoản nộp mang tính nghĩa vụ bắt buộc của công dân đối với Nhà nước (có thể nói thuế là tiền mà mỗi công dân đóng vào đó để cùng nhau xây dựng đất nước). Tùy vào mỗi quốc gia mà các quy định về thuế sẽ khác nhau

 

Đặc điểm của Thuế

Tính bắt buộc: Thuế là khoản thu mang tính bắt buộc: Vì thuế là nguồn thu chính của nhà nước và nhà nước dùng số tiền đó cho việc cung cấp cho các lợi ích cho quốc gia như các cơ sở vật chất, quốc phòng, pháp luật, y tế, môi trường,…để phục vụ cho người dân. Tính bắt buộc để đảm bảo rằng mọi công dân phải đóng thuế. Tính bắt buộc xuất phát từ việc nhà nước là người cung ứng phần lớn hàng hóa công cộng cho xã hội. Để đảm bảo nhu cầu chi tiêu công cộng ấy, nhà nước phải sử dụng quyền lực của mình để nhân dân phải nộp thu. Đây là nghĩa vụ của mỗi công dân và đã được ghi nhận trong hiến pháp của mỗi quốc gia.

 

Tính chất không hoàn trả trực tiếp: Nghĩa là công dân sẽ không được nhà nước trả trực tiếp lại số tiền mà mình đã đóng, nhưng công dân sẽ được nhận lại gián tiếp qua việc được hưởng các dịch vụ công cộng mà nhà nước sử dụng tiền thuế để tạo ra. Sự không hoàn hảo trả trực tiếp được thể hiện kể cả trước và sau thu thuế. Các cá nhân, tổ chức đã nộp thuế cho nhà nước cũng không có quyền đòi hỏi nhà nước phải cung cấp trực tiếp cho họ một lượng hàng hóa hay dịch vụ cụ thể. Nhưng công dân có quyền nêu ý kiến của mình nếu số tiền thuế đóng quá cao mà trong khi đó mà nhận lại từ các dịch vụ quá thấp, nhân dân cũng có thể kiểm tra việc chi tiêu của ngân sách nhà nước thông qua đại biểu của họ ở các cơ quan đại diện

 

Thuế là một công cụ tài chính có tính pháp lý cao: Được quyết định bởi quyền lực chính trị của nhà nước và quyền lực ấy được thể hiện bằng pháp luật. Các luật thuế sẽ do các cơ quan quyền lực nhà nước ban hành tránh việc thu thuế tùy tiện. Ví dụ như khoản 4 điều 84 của Hiến pháp Việt nam 1992 (sửa đổi bổ sung năm 2001) có quy định rằng chỉ có Quốc Hội mới có quyền quy định, sửa đổi, bãi bỏ các thứ thuế.

 

Chức năng của thuế

Là nguồn lực tài chính cho nhà nước: Đây là chức năng dễ thấy nhất của thuế, thuế là nguồn thu quan trọng nộp vào ngân sách nhà nước. Nhà nước sử dụng tiền để có thể giúp phát triển đất nước, chi tiêu vào những mục đích và lợi ích của quốc gia. Thuế là nguồn lực tài chính của quốc gia và đảm bảo sự tồn tại của Nhà nước

 

Chức năng điều tiết kinh tế: Thuế có vai trò rất lớn trong nền kinh tế của mỗi quốc gia, có nhiệm vụ tạo được sự công bằng trong kinh doanh. Thực hiện chức năng điều chỉnh của thuế thông qua việc quy định các hình thức thu thuế khác nhau, mỗi doanh nghiệp sẽ đóng một mức thuế khác nhau tùy thuộc vào quy mô cũng như lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp. Việc xác định đúng đắn đối tượng chịu thuế và đối tượng nộp thuế; xây dựng chính xác, hợp lý các mức thuế phải nộp có tính đến khả năng của người nộp thuế. Trên cơ sở đó Nhà nước kích thích các hoạt động kinh tế đi vào quỹ đạo chung của nền kinh tế quốc dân, Bên cạnh đó nhà nước có thể hỗ trợ nhiều doanh nghiệp mới bằng cách hoàn lại thuế, giảm thuế và cả hỗ trợ.  Nhà nước sử dụng thuế để tác động lên lợi ích kinh tế của các chủ thể vì lợi ích của nền kinh tế quốc dân.

 

 

Trách nhiệm công việc của kế toán thuế

- Cần phải trực tiếp làm việc với cơ quan thuế mỗi khi có yêu cầu cần thiết.

- Kiểm tra cùng với đối chiếu về hóa đơn GTGT với bảng kê thuế đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp.

- Hàng tháng kế toán thuế cần phải lập báo cáo tổng hợp về thuế GTGT đầu ra của toàn công ty và phân loại theo thuế suất.

- Hàng tháng kế toán cần lập báo cáo tổng hợp thuế GTGT đầu vào của toàn công ty theo đúng tỉ lệ phân bổ đầu ra đã được khấu trừ .

- Theo dõi về việc báo cáo tình hình nộp ngân sách cùng với những tồn đọng ngân sách hay hoàn thuế của công ty .

- Kế toán thuế cùng phối hợp với kế toán tổng hợp để có thể đối chiếu số liệu báo cáo thuế của các cơ sở giữa báo cáo với quyết toán thuế.

- Lập hồ sơ về ưu đãi đối với các dự án đầu tư mới cùng với việc đăng ký đơn vị phát sinh mới hoặc là điều chỉnh giảm khi có phát sinh.

- Lập hồ sơ về việc hoàn thuế mỗi khi khi có phát sinh .

- Lập báo cáo tổng hợp thuế cho doanh nghiệp theo định kỳ hoặc là đột xuất.

- Kiểm tra hóa đơn đầu vào cũng như đánh số thứ tự để dễ truy tìm cùng với việc phát hiện loại hóa đơn không hợp pháp khi có đề xuất biện pháp xử lý.

- Hàng tháng kế toán thuế cần phải lập chứng từ về báo cáo thuế.

- Kiểm tra và báo cáo về tình hình sử dụng hóa đơn thuế để báo cáo cho cục thuế.

- Lập bảng thống kê danh sách lưu trữ, bảo quản hóa đơn thuế GTGT và VCNB theo thời gian hay là thứ tự số quyển không để thất thoát hay hư hỏng.

- Kiểm tra cùng với đối chiếu về biên bản trả, nhận hàng để có thể điều chỉnh doanh thu báo cáo thuế kịp thời mỗi khi có phát sinh .

- Cập nhật kịp thời tất cả các thông tin về Luật thuế cùng với việc soạn thông báo các nghiệp vụ về quy định của Luật thuế có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để cơ sở biết thực hiện.

- Lập kế hoạch về thuế giá trị gia tăng cùng với thu nhập doanh nghiệp và nộp ngân sách.

- Cập nhật và theo dõi về việc giao nhận hoá đơn bao gồm: mở sổ giao và ký nhận.

- Theo dõi tình hình giao nhận hoá đơn của các đơn vị cơ sở.

- Hàng tháng, quý, năm sẽ báo cáo về tình hình sử dụng hóa đơn trong kỳ.

- Cập nhật và thiết lập giấy báo công nợ của các đơn vị cơ sở.

- Đề xuất hướng xử lý tất cả các trường hợp hóa đơn cần điều chỉnh hoặc là thanh hủy theo đúng quy định của Luật thuế hiện hành.

- Khi cung cấp số liệu có liên quan đến nghiệp vụ do mình phụ trách thì cần phải có sự đồng ý của BGĐ hoặc là Kế toán Trưởng.

 

Quyền hạn của kế toán thuế trong doanh nghiệp

- Đề xuất hướng xử lý các trường hợp hóa đơn cần điều chỉnh hoặc thanh hủy theo quy định của Luật thuế hiện hành.

- Nhận xét đánh giá khi có chênh lệch số liệu giữa báo cáo thuế và quyết toán.

- Các công việc khác có liên quan đến thuế.

- Mối liên hệ công tác của kế toán thuế

- Trực thuộc Phòng Kế toán – Tài Vụ Công ty: nhân sự chỉ đạo, phân công, điều hành trực tiếp của Phụ trách phòng.

- Khi cung cấp số liệu liên quan đến nghiệp vụ do mình phụ trách đều phải có sự đồng ý của Ban Giám Đốc hoặc kế toán trưởng.

- Quan hệ với các đơn vị nội bộ thuộc Công ty trong phạm vi trách nhiệm của mình đảm nhiệm hoàn thành tốt công tác.

- Nhận hoặc trao đổi thông tin với kế toán cơ sở nội bộ.

Để học kế toán thuế, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:

Trung tâm tư vấn đào tạo kinh tế toàn cầu GEC
Tell: 028 2214 2829
Hotline: 0909 493 140
Email: trungtam@gec.edu.vn 

Rất mong nhận được sự hợp tác của Quý khách hàng!
Trân trọng./.

Bình luận

HẾT HẠN

0978 784 048
Mã số : 15754936
Địa điểm : Toàn quốc
Hình thức : Cho thuê
Tình trạng : Hàng mới
Hết hạn : 27/09/2019
Loại tin :

Thường

Để mua hàng an toàn trên Rao vặt, quý khách vui lòng không thực hiện thanh toán trước cho người đăng tin!

Gợi ý cho bạn