Trình tự thực hiện xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
- Cơ sở chuẩn bị hồ sơ theo quy định và nộp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ của Ban Quản lý An toàn thực phẩm (Địa chỉ: Số 18, Cách mạng tháng 8, phường Bến Thành, quận 1), vào các ngày làm việc từ thứ hai đến thứ sáu (buổi sáng từ 07 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút, buổi chiều từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút).
Ban Quản lý An toàn thực phẩm tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra hồ sơ:- Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ theo quy định thì cấp Phiếu tiếp nhận hồ sơ.
- Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ sung và hoàn thiện hồ sơ.
- Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ, Ban Quản lý An toàn thực phẩm phải thẩm xét tính hợp lệ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản nếu hồ sơ không hợp lệ. (Nếu quá 60 ngày kể từ ngày nhận được thông báo hồ sơ không hợp lệ nếu cơ sở không có phản hồi hay bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu thì Ban Quản lý An toàn thực phẩm sẽ hủy hồ sơ.)
- Trong thời gian 10 ngày làm việc sau khi thẩm xét hồ sơ hợp lệ, Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành lập Đoàn thẩm định cơ sở.
- Nếu cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thì cấp giấy chứng nhận.
- Nếu cơ sở chưa đủ điều kiện an toàn thực phẩm và phải chờ hoàn thiện (thời gian hoàn thiện không quá 60 ngày) và Đoàn thẩm định tổ chức thẩm định lại khi cơ sở có văn bản xác nhận đã hoàn thiện đầy đủ các yêu cầu về điều kiện an toàn thực phẩm của Đoàn thẩm định lần trước; Trường hợp cơ sở không đạt yêu cầu về điều kiện an toàn thực phẩm, Ban Quản lý An toàn thực phẩm có văn bản thông báo cho cho cơ quan quản lý an toàn thực phẩm trực tiếp của địa phương để giám sát và yêu cầu cơ sở không được hoạt động cho đến khi được cấp Giấy chứng nhận và cơ sở phải nộp lại hồ sơ để được xem xét cấp Giấy chứng nhận.
- Cơ sở căn cứ vào ngày hẹn trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, đến nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả – Ban Quản lý An toàn thực phẩm.
Cơ sở pháp lý
- Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2011;
- Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/04/2012 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm, có hiệu lực từ ngày 11 tháng 6 năm 2012;
- Thông tư số 26/2012/TT-BYT ngày 30/11/2012 của Bộ Y tế quy định cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế, có hiệu lực từ ngày 15 tháng 6 năm 2012;
- Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09 tháng 4 năm 2014 của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương về hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm;
- Quyết định số 06/2017/QĐ-UBND ngày 02 tháng 02 năm 2017 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý An toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh
- Thông tư 279/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính về Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong công tác an toàn thực phẩm.
Hồ sơ xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (theo mẫu);
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở);
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm (có xác nhận của cơ sở), bao gồm:
- Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng của cơ sở và khu vực xung quanh;
- Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm hoặc quy trình bảo quản, phân phối sản phẩm và bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở.
- Giấy xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm:
- Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm; phiếu báo kết quả cấy phân âm tính mầm bệnh gây bệnh đường ruột (tả, lỵ trực khuẩn và thương hàn) của người trực tiếp sản xuất thực phẩm đối với những vùng có dịch bệnh tiêu chảy đang lưu hành theo công bố của Bộ Y Tế
Hồ sơ khách hàng cung cấp cho C.A.O thực hiện xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
- Giấy phép đăng kí kinh doanh (2 bản sao y công chứng)
- Danh sách nhân viên (bao gồm chủ doang nghiệp)
- Giấy khám sức khoẻ
C.A.O thực hiện xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
- Khảo sát cơ sở, vẽ sơ đồ mặt bằng, quy trình sản xuất, kinh doanh
- Tư vấn, hướng dẫn cách bố trí cơ sở theo nguyên tắc 1 chiều, phù hợp quy định vệ sinh an toàn thực phẩm
- Tư vấn học tập huấn vệ sinh an toàn thực phẩm, khám sức khoẻ cho các nhân viên trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm
- Soạn thảo hồ sơ và đại diện doanh nghiệp nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm
- Cung cấp và hướng dẫn ghi chép, lưu trữ giấy tờ, sổ sách theo quy định an toàn thực phẩm
- Kiểm nghiệm nước máy
- Đại diện doanh nghiệp nhận giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm tại cơ quan chức năng
Thời gian làm việc và thời hạn giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
- Thời gian: 20 ngày làm việc kể từ khi khách hàng cung cấp đủ hồ sơ cho C.A.O
- Thời hạn: giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm có thời hạn 3 năm kể từ ngày cấp
Trên đây, là tất cả các thông tin liên quan đến việc xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng mà C.A.O Media muốn gửi đến bạn đọc.
Nếu còn điều gì thắc mắc, đừng ngần ngại hãy gọi cho C.A.O 0903145178 để được tư vấn miễn phí và chi tiết nhé.
Bình luận