Các Loại Chế Tài Xử Lý Vi Phạm Quyền Sở Hữu Trí Tuệ

Liên hệ

Số 26/16 Phan Văn Trường, P.dịch Vọng Hậu, Q.cầu Giấy, Tp. Hà Nội.



Quyền sở hữu trí tuệ là quyền rất dễ bị xâm phạm đòi hỏi các cơ quan chức năng phải có chế tài phù hợp nhằm ngăn chặn sự xâm phạm về quyền và lợi ích của chủ sở hữu. Với nhiều năm có kinh nghiệm trong việc giải quyết tranh chấp những vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ Công ty Luật Newvision sẽ giải quyết thắc mắc một cách nhanh nhất.

Xem thêm: Cấp bách bảo hộ bằng sáng chế trong làn sóng IoT

vi-pham-quyen-so-huu-tri-tue

1. Thế nào là hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ?

Theo quy định tại Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009 thì quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.

Hành vi xâm phạm quyền sở hữu tí tuệ là hành vi đáp ứng đủ các căn cứ quy định tại Điều 5 Nghị định 105/2006/NĐ-CP:

Hành vi bị xem xét bị coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ quy định tại các Điều 28, 35, 126, 127, 129 và 188 của Luật Sở hữu trí tuệ, khi  có đủ các căn cứ sau đây:


  1. Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
  2. Có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét.
  3. Người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các Điều 25, 26, 32, 33, khoản 2 và khoản 3 Điều 125, Điều 133, Điều 134, khoản 2 Điều 137, các Điều 145, 190 và 195 của Luật Sở hữu trí tuệ.
  4. Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam.

Hành vi bị xem xét cũng bị coi là xảy ra tại Việt Nam nếu hành vi đó xảy ra trên mạng internet nhưng nhằm vào người tiêu dùng hoặc người dùng tin tại Việt Nam.”

2. Quyền của chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ.

Điều 9 Luật SHTT quy định, tổ chức, cá nhân có quyền áp dụng các biện pháp mà pháp luật cho phép để tự bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình và có trách nhiệm tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật.

Cụ thể Điều 198 Luật Sở hữu trí tuệ quy định, chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền:

+ Áp dụng các biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền SHTT;

+ Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền SHTT phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại;

+ Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền SHTT theo quy định của pháp luật;

+ Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Như vậy, theo pháp luật Việt Nam hiện hành, bên cạnh việc áp dụng các biện pháp tự bảo vệ, chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật. Các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bao gồm các biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự, tuỳ theo tính chất, mức độ xâm phạm được quy định tại Chương XVII và Chưng XVIII Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến SHTT, biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính.

3. Chế tài xử lý hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.

3.1. Chế tài hành chính

Chế tài hành chính là khi có hành vi vi phạm thì cơ quan chức năng như thanh tra, công an, cơ quan hải quan sẽ tiến hành ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, mức xử phạt vi phạm hành chính là phạt tiền và có thể áp dụng các biện pháp bổ sung như tịch thu phương tiện, tiêu huỷ hàng hoá vi phạm.

Biện pháp hành chính được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Điều 211 của Luật Sở hữu trí tuệ, theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ, tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra hoặc tổ chức, cá nhân phát hiện hành vi xâm phạm hoặc do cơ quan có thẩm quyền chủ động phát hiện. Hình thức, mức phạt, thẩm quyền, thủ tục xử phạt hành vi xâm phạm và các biện pháp khắc phục hậu quả phải tuân theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính nói chung, pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ nói riêng.  

Các biện pháp hành chính được áp dụng nhằm xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gồm: buộc chấm dứt hành vi xâm phạm và xử phạt hành chính, các biện pháp khắc phục hậu quả. Trong những trường hợp được pháp luật quy định, có thể áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính. Mỗi hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, người thực hiện hành vi bị buộc phải chấm dứt hành vi xâm phạm và phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính: cảnh cáo, phạt tiền, trong đó, mức phạt tiền tối đa cho một hành vi là 500 triệu đồng. Ngoài ra, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, người vi phạm còn có thể bị áp dụng hình thức phạt bổ sung như:

+ Tịch thu hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ;

+ Đình chỉ có thời hạn hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đã xảy ra vi phạm.

3.2 Chế tài hình sự

Chế tài hình sự có thể được hiểu là các cơ quan chức năng khi phát hiện hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ, nếu thấy hành vi đó là nguy hiểm cho xã hội, thoả mãn các yếu tố cấu thành tội phạm thì cơ quan chức năng sẽ khởi tố vụ án, tiến hành điều tra, truy tố và xét xử theo quy định của pháp luật hình sự và tố tụng hình sự.

Theo Điều 212 Luật Sở hữu trí tuệ năm cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự.

Bộ luật Hình sự 2015 có hiệu lực từ 01/7/2016 đã quy định về Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan tại Điều 225 và Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp tại Điều 226 một cách cụ thể, trong đó đã quy định rõ khung giá trị vi phạm để áp dụng hình phạt.

3.3. Chế tài dân sự

Chế tài dân sự là việc người bị vi phạm phải tiến hành khởi kiện vụ án ra toà án có thẩm quyền để yêu cầu người vi phạm bồi thường thiệt hại, ngừng hành vi vi phạm. Biện pháp này do chính chủ thể quyền áp dụng chứ không phải cơ quan quản lý nhà nước tiến hành. 

Theo quy định tại Điều 202 Luật sở hữu trí tuệ, để xử lý tổ chức cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, Tòa án có quyền áp dụng các biện pháp dân sự bao gồm:

+ Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;

+ Buộc xin lỗi cải chính công khai, buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;

+ Buộc bồi thường thiệt hại;

+ Buộc tiêu hủy hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.

 


XEM NGAY VIDEO LUẬT SƯ TUẤN THUYẾT TRÌNH HỘI THẢO

Về lợi ích đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể Mì gạo Hùng Lô-Phú Thọ

 

 



ảnh đại diện luật sư tuấn

HÃY LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ



  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS LAW
  • Địa chỉ: Ngõ 6 - Phạm văn Đồng, Q.Cầu Giấy, TP. Hà Nội .
  • Email: hanoi@newvisionlaw.com.vn
  • Hotline: 1900.6110 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn



http://congtyluattgs.vn/cac-loai-che-tai-xu-ly-vi-pham-quyen-huu-tri-tue.html







Hoặc bạn có thể gửi nội dung đăng ký tư vấn miễn phí theo biểu mẫu dưới đây-Chúng tôi sẽ liên lạc lại ngay!






Bình luận

HẾT HẠN

0985 928 544
Mã số : 14937720
Địa điểm : Hà Nội
Hình thức : Cho thuê
Tình trạng : Hàng mới
Hết hạn : 26/04/2018
Loại tin :

Thường

Để mua hàng an toàn trên Rao vặt, quý khách vui lòng không thực hiện thanh toán trước cho người đăng tin!

Gợi ý cho bạn