Ly Hôn Khi Bạo Lực Gia Đình.

Liên hệ

Số 26/16 Phan Văn Trường, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Tp. Hà Nội


Bạn Đọc Hỏi Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn như sau : 

"Hiện gia đình em đang có những bất hòa và trục trặc mà nguyên nhân chính xuất phát từ Bố E, cần phải nói thêm với anh rằng chuyện bất hòa và trục trặc giữa Bố, Mẹ em xảy ra rất lâu rồi, nhưng mẹ em luôn vì con cái mà cố gắng chịu đựng để giữ một gia đình. Bố em luôn chửi cả Ông bà ngoại, bên ngoại nhà e và có những ngày chửi cả ngày cả đêm. Trước kia, Mẹ em đã ra ở riêng một thời gian, tuy ở riêng nhưng ông ấy vẫn thường xuyên sang chửi bới Mẹ em thậm tệ, đợt T11/2014 Bố em muốn mẹ em về ở cùng và mẹ em đã về, tuy nhiên Bố em vẫn cứ chửi Mẹ em suốt, và giờ bắt Mẹ em đi hỏi Vợ hai là người cùng làng với gia đình em cho Bố và càng chửi mẹ e thậm tê, không những thế còn mang tiền của đi cho người mà bố em muốn lấy làm vợ hai. Hậu quả của những mâu thuẫn và bạo hành đó là giờ Mẹ em bị mất ngủ triền miên, đầu óc thì nhớ nhớ, quên quên.

Trước Mẹ em có làm đơn ly hôn nhưng Bố em không muốn ký, khi ký rồi thì lại chửi Mẹ em để mẹ e không đưa đơn ra tòa.

E muốn hỏi Luật sư 1 chút, đó là:

- E muốn mẹ e làm đơn ra tòa, nếu bố e ko ký đơn thì mẹ em đơn phương ly hôn được không ạ?

- E muốn tố cáo người kia hay bố em đã vi phạm luật hôn nhân gia đình được không ạ và bằng cách nào a?

- Bằng cách nào tốt nhất để Pháp Luật bảo vệ quyền lợi cho Mẹ em để Mẹ em không bị bạo hành tinh thần (đôi khi bố cũng đánh mẹ);

- Khi ra Tòa e muốn Mẹ e ở lại ngôi nhà hiện có của hai người (Mẹ em không có thu nhập hàng tháng, Bố em có thu nhập hàng tháng khoảng 6tr/tháng). "

 

Về trường hợp của mẹ bạn, tôi (Luật sư Nguyễn Văn Tuấn – Văn phòng Luật NewVision), có ý kiến như sau:

 

Thứ nhất, việc mẹ bạn làm đơn ra tòa mà bố bạn không ký thì mẹ bạn hoàn toàn được quyền yêu cầu xin đơn phương ly hôn.

Căn cứ theo Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, quy định:

1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.”

Đồng thời, căn cứ theo Khoản 1, Điều 56 Luật Hôn nhân & Gia đình năm 2014 quy định về yêu cầu xin ly hôn của một bên: Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

Rõ ràng, trong trường hợp này giữa bố mẹ bạn đã có hành vi bao lực gia đình, vì thế đây hoàn toàn là căn cứ để Tòa án chấp nhận vụ án ly hôn này của mẹ bạn. Tuy nhiên, bạn và mẹ bạn hay những người thân thích khác cũng cần thu thập những chứng cứ để tố cáo hành vi này của bố bạn để tiện cho việc ly hôn hợp tình nhất. một điều nữa là ngoài mẹ bạn ra, bạn hoặc những người thân thích khác cũng có quyền xin cho mẹ bạn đơn phương ly hôn.

Thứ hai, bạn hoàn toàn có thể tố cáo bố bạn đã vi phạm luật hôn nhân gia đình, cụ thể:

·         Pháp luật hôn nhân và gia đình cấm các hành vi người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ. (điểm e, khoản 2 Điều 5 Luật HN&GĐ 2014);

·         Cấm cản trở ly hôn (điểm e, khoản 2 Điều 5 LHN&GĐ 2014);

·         Cấm bạo lực gia đình (điểm h, khoàn 2 Điều 5 LHN&GĐ  2014);

 

Trường hợp này, bạn chỉ có thể tố cáo người thứ 3 khi người đó chung sống như vợ chồng với bố của bạn.

Thứ ba, Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan khác có thẩm quyền áp dụng biện pháp kịp thời ngăn chặn và xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình.

Điều tốt nhất cho mẹ bạn là khi có bạo lực xảy ra, cần báo cáo cho cơ quan gần nhất có thẩm quyền để bảo vệ mẹ của bạn. Cơ quan đó sẽ có cách xử lý tốt nhất cho mẹ bạn. Thêm vào đó, danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật đời tư và các quyền riêng tư khác của các bên được tôn trọng, bảo vệ trong quá trình giải quyết vụ việc về hôn nhân và gia đình.

Thứ tư, nếu ngôi nhà hiện có là tài sản riêng của bố bạn (tức tài sản đó bố bạn có trước khi kết hôn) thì khi yêu cầu ly hôn thì tài sản đó vẫn thuộc về bố của bạn. Tuy nhiên, khi bố mẹ bạn ly hôn vẫn phải tuân thủ đúng quy định về quyền lưu cư của vợ hoặc chồng khi ly hôn mà pháp luật quy định: Nhà ở thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng đã đưa vào sử dụng chung thì khi ly hôn vẫn thuộc sở hữu riêng của người đó; trường hợp vợ hoặc chồng có khó khăn về chỗ ở thì được quyền lưu cư trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày quan hệ hôn nhân chấm dứt, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác”. (Điều 63 Luật HN&GĐ).

Nếu đó là tài sản chung của bố mẹ bạn:

Pháp luật cũng đưa ra nguyên tắc chung về chế độ tài sản của vợ chồng là vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập.

Vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. Trong trường hợp vợ, chồng có yêu cầu thì Tòa án giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định theo pháp luật.

Thêm vào đó, Điều 31 cũng quy định việc xác lập, thực hiện, chấm dứt các giao dịch liên quan đến nhà là nơi ở duy nhất của vợ chồng phải có sự thỏa thuận của vợ chồng. Trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu riêng của vợ hoặc chồng thì chủ sở hữu có quyền xác lập, thực hiện, chấm dứt giao dịch liên quan đến tài sản đó nhưng phải bảo đảm chỗ ở cho vợ chồng.

Vì vậy, nếu ngôi nhà đó là tài sản chung thì mặc dù mẹ bạn không có thu nhập hàng tháng, Bố bạn có thu nhập hàng tháng khoảng 6tr/tháng, mẹ bạn vẫn có quyền thỏa thuận về tài sản đó, nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. Pháp luật không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập. Tuy nhiên, tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây: (Điều 59 Luật HN&GĐ).

·         Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

·         Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

·         Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

·         Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.

 

 

----------------------------------------------

Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn     Hãy liên hệ Luật Sư để được tư vấn miễn phí

     Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn - Đoàn Luật Sư Hà Nội

     Địa chỉ:  Số 9,Ngách 6A ,Ngõ 6 ,Đường Phạm Văn Đồng ,Q.Cầu Giấy,TP.Hà Nội

     Hotline0985 928 544

     Hỗ Trợ 24/7 : Skype : nguyendat235 & yahoo : luatsutraloi

                                              Email: hanoi@newvisionlaw.com.vn

 

Công ty Luật chúng tôi chuyên tư vấn giải quyết  :  tư vấn ly hôn đơn phương dịch vụ ly hôn đơn phương , thủ tục ly hôn đơn phương ,luật sư bào chữa,luật sư tranh tụngluật sư tư vấn , mua bán doanh nghiệp , mua bán công ty 




Bình luận

HẾT HẠN

0918 368 772
Mã số : 12412838
Địa điểm : Hà Nội
Hình thức : Cho thuê
Tình trạng : Hàng mới
Hết hạn : 29/04/2018
Loại tin :

Thường

Để mua hàng an toàn trên Rao vặt, quý khách vui lòng không thực hiện thanh toán trước cho người đăng tin!

Gợi ý cho bạn