Chùa Bái Đính Ninh Bình

1.000

24 Nguyễn Siêu, Hoàn Kiếm

Khám phá quần thể Chùa Bái Đính mới

Quần thể Chùa Bái Đính Ninh Bình

Được xem là quần thể chùa lớn nhất Việt Nam bao gồm một khu chùa cổ và một khu chùa mới. Khu chùa mới được xây dựng từ năm 2003, chùa Bái Đính mới được xây trên núi giữa những thung lũng mênh mông thẳng cánh cò bay có hồ nước rộng và nhiều núi đá xen kẽ nhau, theo lối kiến ​​trúc mới hoàng tráng đồ sộ đậm nét văn hóa truyền thống.

Trải qua hơn 10 năm xây dựng được hoàn thành vào năm 2015 và đã xác lập rất nhiều kỷ lục trong nước cũng như trên toàn Châu Á vì vậy nơi đây đã sớm trở thành điểm đến của tâm linh thu hút đông đảo du khách gần xa mỗi dịp tết đến xuân về.

Vị trí:

Chùa Bái Đính thuộc xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, Tỉnh Ninh Bình đi về phí đông nam thành phố khoảng 15km nơi nước non sơn thủy hữu tình vùng đất được gọi là địa linh nhân kiết sinh ra các bậc kỳ tài cho đất nước

Toàn cảnh chùa Bái Đính Ninh Bình

Toàn cảnh chùa Bái Đính Ninh Bình

Xem thêm >> Tour Bái Đính Tràng An 1 ngày

Xem thêm >Tour Bái Đính Tràng An Hang Múa 1 ngày

Xem thêm >> Tour Ninh Bình 2 ngày 1 đêm

Giới thiệu chùa Bái Đính

Về tổng thể kiến trúc của chùa Bái Đính mang nét đặc trưng quy chuẩn của các ngôi chùa cổ ở Việt Nam. Đặc biệt chùa bái Đính mới được xây dựng với những công trình đồ sộ. Mái đình chính diện rất đẹp bao gồm 3 tầng 12 mái cong hình đầu dao, lợp mái ngón hình mũi hài truyền thống.

Các bậc lên xuống bẵng đá có tay vịn được chế tác hình con rồng mang kiểu giáng thời lý với một khoảng sân rộng chạy thẳng xuống giếng ngọc

Điện Tam Thế

Điện Tam Thế chùa Bái Đính


Cổng Tam Quan chùa Bái Đính

Cổng Tam Quan chùa Bái Đính

Xung quanh hành lang các tượng la hán chạy dài bao quanh lấy không gian chùa Bái Đính. Trong chùa còn có các khu vườn nhỏ trồng cây xanh, loại cây được chùa chồng nhiều nhất là cây bồ đề được chiết từ cây ở các ngôi chùa ở bên Ấn Độ.

Cảnh quancaay xanh chùa Bái Đính

Cảnh quan cây xanh chùa Bái Đính

Vì chùa Bái Đính được quy hoạch động và có nhiều không gian cây xanh nên không gian ngôi chùa vô cùng thanh tịnh thoáng mát, là nơi lý tưởng cho những tăng ni, phật tử đến chiêm bái và giao lưu.

Những cái nhất tại chùa Bái Đính ghi nhận kỷ lục

  • Là ngôi chùa lớn nhất Việt Nam: với tổng diện tích 539 ha trong đó 27 ha là diện tích khu chùa cổ và 80 ha cho khu chùa mới phần còn lại là khu công viên văn hóa và học viện phật giáo, khu đón tiếp phật tử hành hương, khu cảnh quan chùa Bái Đính và cây xanh, hồ nước, đường giao thông, bãi đỗ xe,…
  • Sở hữu bức tượng phật bằng đồng dát vàng lớn nhất Châu Á: là Tượng phật Thích Ca Mâu Li ngồi trên tòa sen ở chánh điện trong điện thờ pháp chủ có chiều cao 10m nặng 100 tấn bằng đồng nguyên chất dát vàng đặt trên bệ cao 1.5m 
  • Sở hữu phật di lặc lớn nhất Đông Nam Á: tượng Phật Vị Lai cao khoảng 100m so với sân chùa được đặt trên một ngọn đồi cao nhất trong khu chùa được đúc bằng đồng ở tư thế hóa thân thành hòa thượng đi khất hành
Tượng phật bằng đồng lớn nhất Việt Nam

Tượng phật bằng đồng lớn nhất Việt Nam


  • Sở hữa Tháp xá lợi phật cao nhất Châu Á: Bảo tháp xây cao 13 tầng với 72 bậc thang có gắn thang máy với tổng chiều cao lên đến 100m là nơi trưng bày hạt xá lợi từ Ấn Độ
Tháp xá lợi cao nhất Đông Nam Á

Tháp xá lợi cao nhất Đông Nam Á tại chùa Bái Đính


  • Sở hữu chuông đồng lớn nhất Việt Nam: quả chuông này nặng đến 36 tấn cao 5.5m đường kính 3.7m được đặt tên là Đại Hồng Chung được sản xuất tại Việt Nam 
chuông đồng lớn nhất việt nam

Chuông đồng lớn nhất Việt Nam


  • Chùa có hành lang La Hán dài nhất Châu Á: sở hữu chiều dài lên đến gần 3km chưng bày tượng các vị La Hán được tạc bằng đá, toàn bộ hành lang đều có mái tre và làm hoàn toàn từ gỗ.
Hành lang la hán dài nhất Việt Nam

Hành lang la hán dài nhất Việt Nam


  • Chùa có nhiều tượng La Hán nhất Việt Nam: được trưng bày 500 vị La Hán được tạc bằng đá dọc theo hành lang La Hán tại chùa Bái Đính
  • Chùa có Giếng ngọc lớn nhất Việt Nam: Giếng ngọc có hình mặt nguyệt có đường kính 30m sâu 6m nước tại giếng luôn trong vắt mát lành, hàng năm nước giếng ngọc luôn dùng làm nước để cúng lễ trong chùa. một điều kỳ lạ là nước trong giếng này chưa bao giờ cạn.
Giếng ngọc chùa bái đính

Giếng ngọc chùa bái đính


  • Chùa có nhiều cây bồ đề nhiều nhất Việt Nam: có tới 100 cây bồ đề trong khuôn viên chùa được nhân giống từ Ấn Độ được trồng vào địp đại lễ phật đảng của liên hợp quốc tại Việt Nam ngày 17/05/2008.

Hình ảnh chi tiết về cái nhất chùa Bái Đính Ninh Bình

Toàn cảnh chùa Bái Đính Ninh Bình

Toàn cảnh chùa Bái Đính Ninh Bình


Bức tượng phật bằng đồng dát vàng lớn nhất Châu Á

Tượng phật bằng đồng dát vàng lớn nhất Châu Á tại chùa Bái Đính Ninh Bình


Lễ hội tại quần thể Chùa Bái Đính hàng năm

Lễ hội chùa Bái Đính thường diễn ra khi mỗi độ xuân về người dân đông đảo trên cả nước thường đi chảy hội sau khi hết ngày mùng 3 tết tuy nhiên tại chùa Bái Đính lễ hội bắt đầu từ ngày mùng 1 âm lịch hàng năm và thường kết thúc vào ngày cuối cùng của tháng 3 âm lịch.

Lễ hội tại Bái Đính Ninh Bình

Lễ hội tại chùa Bái Đính Ninh Bình

Lễ hội chính thức khai mạc vào ngày mùng 6 Âm lịch hàng năm để khởi đầu cho những lễ hội hành hương về vùng đất cố đô Hoa Lư tỉnh Ninh Bình. Lễ hội chùa Bái Đính bao gồm 2 phần chính

Phần lễ tại chùa Bái Đính Ninh Bình

Với các nghi thức thắp hương, thờ phật tưởng nhớ công đức thánh Nguyễn Minh Không, lễ tế rước kiệu thần Cao sơn, chầu thánh Mẫu Thượng Ngàn từ chùa Bái Đính cổ ra chùa Bái Đính mới để tiến hành phần hội

Lễ hội Chùa Bái Đính

Lễ hội Chùa Bái Đính


Phần hội tại chùa Bái Đính Ninh Bình:

Bao gồm các trò chơi dân dan, thăm thú hang động, khám phá không gian, vãn cảnh quan chùa Bái Đính mới, thưởng thức nghệ thuật hát chèo xẩm đất cố đô hàng năm thường giao cho nhà hát Ninh Bình đảm nhiệm với các phần như tái hiện lại lễ đăng đàn xã tắc thời vua Đinh Tiên Hoàng và lễ tế cờ của vua Quang Trung trên núi Đính trước giờ ra trận.

Lễ hội chùa Bái đính

Lễ hội chùa Bái đính Ninh Bình


Một vài nét về chùa Bái Đính cổ

Chùa Bái Đính cổ còn có tên gọi khác là Bái Đính cổ tự có hướng chính tây cách điện tam thế của chùa mới khoảng 799m nằm cheo leo trên lưng trừng núi bao gồm một nhà tiền đường ở giữa nhìn sang phải là hang sáng thời phật, cạnh đó là đền thờ thần Cao Sơn gần lối ra của Hang sáng, nhìn sang trái đền thờ Thánh Nguyễn và động tối thờ Mẫu và Tiên. Nơi đây là vùng đất phong thủy được truyền kỳ là vùng đất địa linh nhân kiệt, vùng đất sản sinh ra các ông vua tài giỏi, các thánh.

Các điểm đến cần ghé thăm tại chùa Bái Đính cổ

Hang sáng, Động tối: để đi tới nơi đây bạn phải vượt lên 300 bậc đá là đến cổng Tam Quan đến đây bạn nhìn sang bên cạnh dốc có một ngã 3 là lối dẫn vào hang sáng động tối.

Hang sáng là nơi thời thần và phật hang này có đủ ánh sáng tự nhiên vào ban ngày. Động dài 25m, rộng 15m cao trung bình 2m đi đến cuối hang bạn sẽ sang bên thờ thần Cao Sơn.

Hang Sáng Động Tối chùa Bái Đính

Hang Sáng Động tối chùa Bái Đính

Phía bên động tối được bố trí hệ thống đèn chiếu sáng khá huyền ảo, phía trên là các mảng thạch nhũ được hình thành nên từ những mạch nước ngầm, các bậc thang của nối đi được trang trí khá đẹp bằng hình rồng uốn lượn.

Ở giữa Động tối có giếng nước điều hòa không khí tạo cảm giác thanh mát khiến hầu hết các phật tử cảm thấy thoải mái khi vào đây. Nơi đây đặt tượng thờ mẫu và các vị tiên.

Đền thờ Thánh Nguyễn: tên thật là Nguyễn Minh Không là người sáng lập Chùa ông là một thiền sư, pháp sư tài năng được người đời tôn sùng và gọi là đức Thánh Nguyễn

Đền được xây dựng theo thế tựa núi nhìn sông trong đền thờ đặt tượng thiền sư Nguyến Minh Không. Trong một lần lên núi tìm thuốc chữa bệnh cho vua ông vô tình phát hiện ra một hang động đẹp mà hợp thế nên xây chùa thờ phật. Ngoài là một thầy thuốc giỏi ông còn được tôn là tổ sư nghề đúc đồng.

Để tưởng nhớ và tạc ghi công ơn của ông người dân đã tạc tượng thờ ông tại chùa Bái Đính.

Đền Thánh Nguyễn chùa Bái Đính

Đền Thánh Nguyễn chùa Bái Đính

Đền thờ thần Cao Sơn: là vị thần cai quản vùng núi Vũ Lâm tương truyền là 1 trong 50 người con của Lạc Long Quân – Âu cơ. Đền thờ chính của thần ở Phụng Hóa Nho Quan, Ninh Bình.

Giếng Ngọc: nằm dưới chân núi của chùa cổ, tương truyền nơi đây khi xưa là nới thiền sư Nguyễn Minh Không dùng nước để chữa bệnh cho nhân dân quanh vùng

Nên đi du lịch Bái Đính Tràng An thời điểm nào là tốt nhất?

Từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch hàng năm cũng là lúc thời tiết tại Ninh Bình vào xuân, tiết trời ấm áp cũng là thời điểm thích hợp nhất để đi du lịch Bái Đính Tràng An.

Bạn có thể kết hợp du xuân, ngắm cảnh và lễ chùa Bái Đính cầu may và tham gia lễ hội ở cả chùa Bái Đính và khu du lịch Tràng An. Bạn cũng cần biết thời điểm này cũng là mùa lễ hội lượng khách tham quan lễ chùa Bái Đính đến đây rất đông nên thường xuyên diễn ra tình trạng quá tải và chen chúc.

Chùa Bái Đính Ninh Bình

Chùa Bái Đính Ninh Bình

Vị vậy nếu bạn là người không thích phải bon chen và không thích ồn ào thì bạn nên chọn thời gian đi tour Bái Đính Tràng An 1 ngày vào một khoảng thời gian khác.

Phương tiện di chuyển từ Hà Nội tới Chùa Bái Đính Ninh Bình

Xe dịch vụ: Xe khách có rất nhiều xe xuất phát từ bến xe Mỹ Đình hoặc bến xe giáp bát đi thẳng xuống Ninh Bình sau đó các bạn bắt xe ôm xuống chùa Bái Đính, xe Du lịch đi theo tour đoàn hoặc tour ghép được tổ chức có HDV trên xe phụ trách mọi thứ, xe grap,…

Xe cá nhận: xe máy, xe ô tô con quý khách đi theo nhóm bạn hoặc đi theo gia đình xuôi theo đường cao tốc Pháp Vân – Cầu dẽ tới thẳng thành phố Ninh Bình sau đó đi tiếp 15km là tới chùa

Tàu hỏa: tới thành phố Ninh Bình sau đó bạn có thể thuê xe Taxi hoặc xe ôm đi vào chùa

Xe du lịch đi chùa Bái Đính Ninh Bình

Xe du lịch đi chùa Bái Đính Ninh Bình


Chi phí vé tham quan chùa Bái Đính Ninh Bình

Chi phí vé gửi xe: Xe ô tô là 30.000 vnđ/ 1 xe, xe máy là 15.000 vnđ/ lượt gửi xe

Chí phí vé khứu hồi đi xe điện trong chùa Bái Đính: 60.000 vnđ/ vé khứu hồi xe điện quý khách có thể lựa chọn đi bộ nhưng do chùa Bái Đính cách xa 2km nên đa phần du khách chọn đi xe điện

Chi phí thuê HDV thăm quan chùa: HDV thăm chùa Bái Đính mới là 300.000 vnđ/ lượt/ nhóm khách nếu quý khách muốn thăm quan thêm cả chùa Bái Đính cổ tự thì thanh toán thêm 200.000 vnđ/lượt/ nhóm khách

Chi phí vé lên thăm quan bảo tháp: 50.000 vnđ/ khách đi bằng thang máy

Vé xe điện chùa Bái Đính

Vé xe điện tại Bái Đính


Những lưu ý khi thăm chùa Bái Đính

Mang theo những đôi giày thể thao thoải mái thay vì đi giày cao gót hoặc giày búp bê để bảo vệ đôi chân của bạn cũng như tiện cho việc di chuyển bởi sẽ phải leo núi, leo chùa khá nhiều.

Nên chọn những bộ đồ lịch sự khi vào chùa, quần áo thoải mái không nên mặc đồ bó sát, không thấm mồ hôi.

Ở chùa Bái Đính có nhiều các gian hàng bán đồ lưu niệm và đặc sản hấp dẫn với nhiều mức giá khác nhua. Lưu ý giá trên núi thường cao hơn bên ngoài rất nhiều.  Nên nếu bạn tìm mua đặc sản làm quà bạn nên xuống chân núi tìm mua giá sẽ rẻ hơn.

Dịp lễ hội đầu xuân từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch hàng năm thường có mưa phùn lất phất, do đó bạn nên mang theo một chiếc ô gấp nhỏ dự phòng nếu không muốn bị ốm sau chuyến đi.

Nên mang theo tiền lẻ khi đi lễ chùa và quyên góp nhé vì tiền lẻ đổi ở chùa Bái Đính rất đắt. Không nên bỏ tiền lên các tượng phật làm mất mỹ quan chùa mà thay vào đó bạn nên để đúng vào các hòm công đức nơi đây.

Du khách tìm thấy bài viết trên google khi search

  • Chùa Bái Đính
  • Chùa Bái Đính Ninh Bình
  • Lễ hội chùa Bái Đính
  • Tour Bai Đính Tràng An 1 ngày
  • Vé tham quan
  • Vé xe điện

LIÊN HỆ NHÂN VIÊN TOURRE.VN ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ TỐT NHẤT: 

Bình luận

HẾT HẠN

0974 624 983
Mã số : 16219018
Địa điểm : Toàn quốc
Hình thức : Cho thuê
Tình trạng : Hàng mới
Hết hạn : 22/02/2021
Loại tin :

Thường

Để mua hàng an toàn trên Rao vặt, quý khách vui lòng không thực hiện thanh toán trước cho người đăng tin!

Gợi ý cho bạn