Hành Trình Qua Địa Ngục

56.000



Hành trình qua địa ngục [ 11/02/2012 ]

 

Thông tin về tác phẩm:

Thông tin xuất bản:


  • Tên: Hành trình qua địa ngục
  • Thể loại: Kinh doanh -Tham khảo
  • Tác giả: Alice H. Amsden
  • Dịch giả: Lê Trang Nhung
  • NXB Lao động
  • Khổ sách: 13,5x20,5 cm
  • Số trang: 324 trang
  • Giá bìa: 62.000 đồng


Từ Chiến tranh thế giới thứ hai cho đến tận thập niên 1980, các nước nghèo, bao gồm rất nhiều quốc gia ở châu Phi và Trung Đông đều chỉ đạt mức tăng trưởng rất thấp. Các ngành công nghiệp mới nở rộ, các công việc tay nghề cao tăng theo cấp số nhân, một phần nhờ vào việc các chính sách linh hoạt của Mỹ đã quan tâm đến tính đa dạng của thế giới thứ ba và sự nhận thức đúng đắn về những kiến thức lâu đời của các nước này về cách thức nền kinh tế của họ vận hành.

Sau đó, đến thời kỳ của tổng thống Reagan, chính sách của Mỹ đã thay đổi. Định nghĩa về laissez-faire(chính sách tự do kinh doanh) đã chuyển đổi từ "Hãy làm theo cách của bạn” thành "Hãy làm theo cách của chúng tôi” một cách hống hách. Các nước đang phát triển tăng trưởng chậm lại, sự bất bình đẳng về thu nhập tăng lên vùn vụt, và các cuộc khủng hoảng tài chính nổ ra dữ dội. Chỉ có các nền kinh tế Đông Á từ chối tuân theo quy định của Washington và tiếp tục phát triển. Tại sao lại như vậy?

Trong cuốn sách "Hành trình qua địa ngục”, Alice Amsden đã đưa ra một biện luận đầy tính khiêu khích là các nước đang phát triển càng được tự do quyết định chính sách của mình bao nhiêu, thì nền kinh tế của họ càng phát triển nhanh bấy nhiêu. Sự cứng nhắc gần đây của Mỹ - chỉ vì một mục đích duy nhất là áp đặt những quy định, luật, và thể chế giống nhau cho tất cả các nước đang phát triển chịu sự ảnh hưởng của Mỹ - đã trở thành phông màn làm nổi bật lên hai người khổng lồ mới là Trung Quốc và Ấn Độ, hai quốc gia đã xây dựng sức mạnh kinh tế của mình theo một cách riêng.

Amsden đã miêu tả hai thời đại của mối quan hệ giữa Mỹ và các nước đang phát triển như là "Thiên đường” và "Địa ngục” - một đế chế mang lại lợi ích và hiểu biết về chính trị, còn ngay sau đó là một đế chế độc tài. Liệu đế chế tiếp theo của Mỹ sẽ rút ra được kinh nghiệm gì từ đế chế độc tài đó? Amsden đã biện luận thuyết phục rằng thế giới - và cả Hoa Kỳ - sẽ phồn thịnh hơn nếu các trung tâm quyền lực đưa ra những chính sách thận trọng hơn thay vì các hệ tư tưởng cứng nhắc. Nhưng bà cũng đặt ra câu hỏi, liệu điều đó có xảy ra?



Thông tin về tác giả:


Alice H. Amsden là giáo sư Barton L. Weller của Khoa Kinh tế chính trị của Học viện quan hệ Massachusetts (MIT) . Năm 2002, Tạp chí khoa học Mỹ (Scientific American) đã đưa bà vào danh sách top 50 "những người nhìn xa trông rộng của thế giới từ nghiên cứu, kinh doanh, và chính trị; những thành tựu gần đây của họ nhằm hướng đến một tương lai tươi sáng hơn cho tất cả mọi người”. Bà cũng là đồng tác giả của cuốn Beyond Late Development: Taiwan’s Upgrading Policies (tạm dịch: Đằng sau sự phát triển muộn: những chính sách cấp tiến của Đài Loan”)  (MIT Press).  



Một số nhận xét về cuốn sách:


"Cuốn sách đáng chú ý được viết bởi một nhà kinh tế học Mỹ này đã chỉ ra cách thức mà Hoa Kỳ biến đổi từ một đế chế rộng lượng thành một đế chế hung hãn, làm mức độ phát triển sụt giảm mạnh và gây ra các cuộc khủng hoảng tài chính.”

Luiz Carlos Bresser-Pereira, cựu Bộ trưởng Tài chính của Brazil và Giáo sư Kinh tế danh dự của Getúlio Vargas Foundation.



"Một trong những cuốn sách hấp dẫn nhất trong nhiều thế hệ giải thích cách thức mà những người khổng lồ đã đấu tranh với chủ nghĩa đế quốc biết-tuốt và tự tìm ra con đường của mình.”

Yoon-Dae Euh, Hiệu trưởng trường Đại học Hàn Quốc và Phó Chủ tịch Hội đồng Tư vấn Kinh tế Quốc gia Hàn Quốc.


"Một bản giải thích thấu đáo về cách mà những người táo bạo trong phát triển kinh tế đã vươn tới thiên đường và đánh lừa địa ngục. Cuối cùng, một nghiên cứu sắc sảo về hai đế chế Mỹ thời hậu chiến, một tự do, một nguyên tắc đã ra đời. Xin chúc mừng Alice Amsden vì cuốn sách đặc sắc và uyên thâm này.”

G.K. Chadha, Hiệu trưởng danh dự trường Đại học Jawaharlal Nehru và Thành viên Hội đồng Tư vấn Kinh tế của Thủ tướng.


"Amsden đã chứng minh một cách hóm hỉnh cách thức cách các quốc gia làm giàu cho chính mình và tránh khỏi những sai lầm của những chuyên gia và thành công bằng chính năng lực của mình.  Nước Nga, hãy chăm chú lắng nghe!”

Sergey Glazyev, Thành viên Quốc hội Nga và nhà kinh tế học thuộc Học viện Khoa học Nga.


"Amsden đã sáng suốt và sắc sảo phát hiện ra rằng các quốc gia đang phát triển có thể đạt được thành tựu đến mức nào nếu họ được tự quyết.”

Guo Shuqing, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng xây dựng Trung Quốc.


Thông tin xuất bản:



  • Tên: Hành trình qua địa ngục
  • Thể loại: Kinh doanh -Tham khảo
  • Tác giả: Alice H. Amsden
  • Dịch giả: Lê Trang Nhung
  • NXB Lao động
  • Khổ sách: 13,5x20,5 cm
  • Số trang: 324 trang
  • Giá bìa: 62.000 đồng

BachvietBooks


Bình luận

HẾT HẠN

0912 656 668
Mã số : 5312048
Địa điểm : Hà Nội
Hình thức : Cần bán
Tình trạng : Hàng mới
Hết hạn : 30/07/2020
Loại tin :

Thường

Để mua hàng an toàn trên Rao vặt, quý khách vui lòng không thực hiện thanh toán trước cho người đăng tin!

Gợi ý cho bạn