Một Nửa Phàm Phu, Một Nửa Phật
Một người niệm Phật phải có cái nhìn, cái nghe, lời nói, cử chỉ như thế nào, phải thể hiện ra khí chất, hoài bão, đặc chất tính cách ra sao? Trong cuốn sách này, cung cấp sự thể hiện tinh tế sâu sắc. Người bình dân khó mà lãnh nhận giáo lý cao sâu, khô khan, trúc trắc, nhưng nhờ vào ngòi bút tài hoa của Sư phụ dùng câu văn thẳng thắn, sinh động, hoạt bát, nguồn gốc rõ ràng, một lời nói toạc ra, khiến cho người đọc liền hiểu ngày, tâm ý mở toang.
[...]
Bản thân Sư phụ có sinh mạng Di-đà, nhưng đồng thời cũng có sinh mạng phàm phu như chúng ta, đúng với câu “Một nửa phàm phu một nửa Phật ”. Đây là đối lại với “hoàn toàn phàm phu, hoàn toàn Phật”, thiện tri thức hoàn toàn là Phật, e rằng chúng ta vì kính mà sợ, vì sợ mà xa cách, thiện tri thức nếu hoàn toàn là phàm phu, thì họ dựa vào đâu để dẫn dắt chúng sanh? Mà nay một mặt mang tính phàm phu của Sư phụ, khiến chúng ta có thể gần gũi, có thể hiểu, có thể đi theo; một mặt thuộc tính Phật của Sư phụ, chính là bằng chứng sinh động cho sự cứu độ không thể nghĩ bàn của Di-đà, khiến chúng ta có thể tin tưởng, có thể nương tựa , cho đến cùng với Sư phụ bước vào Tịnh Độ.
Tất cả chúng sanh ai mà chẳng phải là “một nửa phàm phu một nửa Phật” chứ? Chúng sanh đều có Phật tánh, một khi tiếp nhận lời dạy của thiện tri thức thì tâm hành tương ứng, tánh phàm phu lập tức biến thành Phật tánh. Như tánh lửa ẩn chứa trong cây, một khi châm lửa thì tánh lửa trong cây lập tức hiện ra, lúc này lửa và cây có khác biệt không? Không có khác biệt? Phật tánh và phàm phu tánh là một? Là khác? Cuốn sách này là ngọn đuốc chiếu sáng như thế, từng chữ từng câu đều trở thành ngọn lửa lớn sáng rực, ngay nơi phàm tình mà là Phật pháp, ngay nơi Phật pháp mà là phàm tình, dẫn dắt phàm tình vào Phật pháp, mở Phật pháp ra buộc phàm tình lại.
Tóm lại, đây là cuốn sách đáng để chúng ta đọc một lần, đọc lại, đọc nữa, đọc nhiều lần, đọc tùy lúc, đọc tùy nơi. Quả thật như cổ đức nói: “Đọc một lần, đọc hai lần, niệm trần tiêu trừ, đọc ba lần, đọc bốn lần thì tạp tình mỏng đi. Đọc đến mười lần, trăm lần, nghìn lần, vạn lần, thân này đã gửi ở hoa sen”.
Thích Tông Đạo
(Trích Lời tựa)
Bình luận