Chàm Sữa Ở Trẻ Em Và Những Điều Nên Biết

Liên hệ

Cộng Hòa, Phường 4, Tân Bình, Hồ Chí Minh, Việt Nam


CHÀM SỮA Ở TRẺ EM VÀ NHỮNG ĐIỀU NÊN BIẾT

Chàm sữa là một tình trạng viêm da mạn tính rất phổ biến ở trẻ nhỏ dưới 1 tuổi. Bệnh không lây nhưng có tính gia đình, người bệnh thường có người trong gia đình mắc các bệnh dị ứng như suyễn, viêm mũi dị ứng hay chàm thể tạng. Cùng Bác sĩ Nguyễn Minh Tuấn – Trưởng khoa Sốt xuất huyết BV Nhi đồng 1 Tp.HCM ( globedr.com/Nguyen_Minh_Tuan ) tìm hiểu rõ hơn về loại bệnh và phương pháp điều trị, phòng ngừa dành cho bé nhé!

Những điều mà các bố mẹ nên biết về bệnh chàm sữa

1/ Những triệu chứng của bệnh

Triệu chứng ban đầu của chàm sữa là những mảng hồng ban sau đó xuất hiện mụn nước, rỉ nước, đóng mài và tróc vảy. Chàm sữa thường xuất hiện ở mặt, hai bên má và ở cằm. Bệnh cũng có thể lan rộng lên da đầu, thân mình, tứ chi, đặc biệt là ở các nếp gấp ở cổ, khủy tay, cổ tay, kheo chân, mắt cá chân, nhưng chừa quanh hốc mắt và cạnh cánh mũi. Da của bé thường trở nên thô ráp và có những vảy nhỏ li ti. Trẻ bị ngứa ngáy khó chịu, ngủ không yên giấc, quấy khóc, cào gãi làm xuất hiện những mảng đỏ tróc vảy, rỉ nước hoặc đôi khi có thể chảy máu. 

Diễn biến bệnh khá phức tạp, có những giai đoạn bệnh nặng xen kẽ với giai đoạn lui bệnh. Tuy nhiên khoảng 50% trường hợp sẽ tự lui bệnh khi trẻ khoảng 18 tháng tuổi. Nếu đến 4 tuổi mà vẫn chưa khỏi, bệnh có thể tiến triển thành chàm thể tạng ở người lớn.

 

2/ Nguyên nhân bệnh do đâu?

Nguyên nhân của chàm sữa vẫn chưa được xác định rõ nhưng có liên quan đến cơ địa dị ứng và chất gây dị ứng. Hậu quả là dẫn đến thay đổi ở lớp da của bé khiến trở nên dễ mất nước và bị khô.

 

3/ Điều trị bệnh như thế nào?

Về điều trị bệnh, cần tắm cho bé bằng những loại xà phòng dịu nhẹ ít kích ứng và giữ ẩm cho da bé. Cần cho bé tắm nước ấm, không quá 2 lần mỗi ngày và thời gian tắm không quá 15 phút. Dùng sữa tắm dịu nhẹ, có pH trung tính hay acid nhẹ (pH= 4,5-6,5), thích hợp riêng cho da bị chàm. Lau khô bé sau khi tắm bằng khăn tắm mềm, mịn, không chà mạnh lên da bé. Thoa chất giữ ẩm (Vaselin, Physiogel, Cetaphil, Oilatum...) thường xuyên, trong vòng 3 phút ngay sau khi tắm, ngày 3-4 lần.

Về chăm sóc cuộc sống hàng ngày, không cho bé mặc đồ quá chật, hay vải bằng len, sợi tổng hợp vì dễ gây kích ứng da. Nên dùng chất liệu 100% cotton để thấm tốt mồ hôi và cho da bé thông thoáng. Cắt ngắn móng tay, móng chân để tránh bé ngứa gãi làm tăng nhiễm trùng da. Có thể cho bé mang vớ chân, găng tay để hạn chế cào gãi. Giữ không gian trong nhà thông thoáng, không khói thuốc, không nước hoa, không thú nuôi trong giai đoạn trẻ bị bệnh. Lưu ý không để nhiệt độ phòng quá nóng, quá lạnh hay độ ẩm quá thấp. 

Về dinh dưỡng, cần tiếp tục cho bé bú sữa mẹ càng lâu càng tốt. Chế độ ăn dặm có thể bắt đầu từ 6 tháng tuổi trở đi nhưng cần tránh mốt số thực phẩm dễ gây dị ứng như tôm, cua, cá biển, trứng, đậu phộng… 

Đặc biệt, việc dùng các thuốc uống hoặc bôi ngoài da cần phải có chỉ định của bác sĩ chứ tuyệt đối không nên được tự ý dùng thuốc cho bé vì có thể không hết bệnh mà còn có thể gây ra những tai biến và tác dụng phụ như teo da, biến đổi màu da, nhiễm nấm…

Hy vọng với những chia sẻ trên, các phụ huynh sẽ có được cái nhìn chính xác, chăm sóc tốt cho các bé có thể khỏe mạnh và phát triển tốt nhất. Nếu bạn cần những tư vấn về sức khỏe cho bé nhà mình, đừng ngại ngần đăng những câu hỏi vào ứng dụng GlobeDr để có thể được Bác sĩ giả đáp.

Nhanh tay cài đặt App GlobeDr để có thêm nhiều trải nghiệm thú vị về sức khỏe: (https://goo.gl/qiuXki) 

TS BS Nguyễn Minh Tuấn – Trưởng khoa Sốt xuất huyết Bệnh viện Nhi đồng 1 HCM


Bình luận

HẾT HẠN

0287 300 6880
Mã số : 15094295
Địa điểm : Toàn quốc
Hình thức : Cho thuê
Tình trạng : Hàng mới
Hết hạn : 04/04/2018
Loại tin :

Thường

Để mua hàng an toàn trên Rao vặt, quý khách vui lòng không thực hiện thanh toán trước cho người đăng tin!

Gợi ý cho bạn