Thi Bằng Lái Xe B1 Bao Nhiêu Điểm Thì Đậu?

Liên hệ

189/16B Kp Chiêu Liêu, Tân Đông Hiệp, Dĩ An, Bình Dương 750000, Vietnam

Thi bằng lái xe B1 là lựa chọn phổ biến cho những ai muốn lái xe ô tô số tự động tại Việt Nam. Loại bằng này đặc biệt phù hợp cho người không có nhu cầu lái xe số sàn hay xe tải, mà chỉ cần điều khiển các phương tiện thông dụng như xe gia đình. Kỳ thi được chia làm hai phần: lý thuyết và thực hành, với mỗi phần có tiêu chuẩn điểm riêng để quyết định việc đậu hay rớt.

1. Bằng lái xe B1 là gì?

Hiện nay, giấy phép lái xe (GPLX) hạng B1 được cấp cho những người không hành nghề lái xe, cho phép điều khiển ô tô số tự động chở người dưới 9 chỗ (bao gồm cả chỗ ngồi cho người lái), ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500kg.

Tuy nhiên, Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 sẽ thay đổi phân hạng giấy phép lái xe (GPLX). Theo đó, những người đã có bằng lái xe ô tô B1 sẽ được đổi phân hạng trên GPLX thành hạng B (số tự động).

2. Thi bằng lái xe B1 bao nhiêu điểm là đậu?

2.1 Thi lý thuyết

Phần thi lý thuyết B1 bao gồm 30 câu hỏi được thực hiện trong 20 phút:

– 1 câu về khái niệm;

– 1 câu hỏi về tình huống mất an toàn giao thông nghiêm trọng;

– 6 câu về quy tắc giao thông;

– 1 câu về tốc độ, khoảng cách;

– 1 câu về văn hóa giao thông và đạo đức người lái xe;

– 1 câu về kỹ thuật lái xe;

– 1 câu về cấu tạo sửa chữa;

– 9 câu về hệ thống biển báo đường bộ;

– 9 câu về giải các thế sa hình và kỹ năng xử lý tình huống giao thông.

Mỗi câu hỏi trong đề sát hạch có từ 2 đến 4 ý trả lời và chỉ có 1 ý trả lời đúng nhất; trong số các câu hỏi, có 1 điểm liệt nếu thí sinh trả lời sai sẽ bị truất quyền sát hạch, các câu còn lại, mỗi câu tính là 1 điểm.

Sau khi thí sinh hoàn thành bài sát hạch hoặc hết thời gian quy định, tất cả câu trả lời (bao gồm cả những câu chưa được trả lời) sẽ được máy tự động chấm điểm và lưu lại trên máy chủ.

Thí sinh phải trả lời đúng từ 27/30 câu trở lên và không mắc lỗi ở câu điểm liệt để được tính là đậu phần thi lý thuyết và được thi tiếp phần thi mô phỏng.

2.2 Thi mô phỏng


Phần thi mô phỏng gồm 10 tình huống được lấy từ bộ đề 120 tình huống

Người dự thi sát hạch sẽ phải xử lý các tình huống giao thông mô phỏng trên máy tính. Mỗi bài thi mô phỏng bao gồm 10 tình huống, được lựa chọn từ tổng số 120 câu trong bộ đề thi.

  • Thời gian thi: 10 phút
  • Số điểm cần đạt: 35/50 điểm
2.3 Thi sa hình


11 bài thi sát hạch lái  xe trong hình

Thí sinh thực hiện liên hoàn 11 bài sát hạch lái xe trong hình gồm:

– Bài 1: Xuất phát;

– Bài 2: Dừng xe nhường đường cho người đi bộ;

– Bài 3: Dừng và khởi hành xe ngang dốc;

– Bài 4: Qua vệt bánh xe và đường vòng vuông góc;

– Bài 5: Qua ngã tư có tín hiệu điều khiển giao thông;

– Bài 6 Qua đường vòng quanh co;

– Bài 7: Ghép xe dọc vào nơi đỗ;

– Bài 8: Ghép xe ngang vào nơi đỗ;

– Bài 9: Tạm dừng ở chỗ có đường sắt chạy qua;

– Bài 10: Thay đổi số trên đường thẳng;

– Bài 11: Kết thúc.

  • Thời gian thi: 18 phút
  • Số điểm cần đạt: 80/100 điểm
2.4 Thi đường trường

Trong phần thi sát hạch lái xe đường trường, thí sinh sẽ thực hiện bài thi trên đường giao thông công cộng với chiều dài tối thiểu 2km. Đoạn đường này phải có đủ các tình huống giao thông theo quy định (được Sở Giao thông vận tải lựa chọn và đăng ký với Tổng cục Đường bộ Việt Nam).


Thí sinh thực hiện bài thi đường trường B1

Thí sinh thực hiện tối thiểu 4 bài sát hạch lái xe trên đường, gồm:

– Bài sát hạch: Xuất phát;

– Bài sát hạch: Tăng số, tăng tốc độ;

– Bài sát hạch: Giảm số, giảm tốc độ;

– Bài sát hạch: Kết thúc.

Trong quá trình sát hạch, các bài thi “tăng số, tăng tốc độ” và “giảm số, giảm tốc độ” có thể được thực hiện nhiều lần, không cần theo thứ tự cố định. Tổng điểm của phần thi này là 100, thí sinh đạt tối thiểu 80/100 điểm thì sẽ đậu phần thi này.

3. Thi trượt bằng lái xe B1 có được thi lại không?

Theo quy định hiện hành, thí sinh trượt sát hạch lái xe B1 có thể đăng ký thi lại vào khóa sát hạch tiếp theo với thời gian chờ đợi từ 15 đến 30 ngày. Hiện tại, không có giới hạn về số lần thi lại, tuy nhiên thí sinh cần hoàn thành toàn bộ các phần thi sát hạch trong vòng 1 năm kể từ ngày thi đầu tiên. Nếu quá thời hạn này mà vẫn chưa đạt, thí sinh sẽ phải đăng ký học lại từ đầu và tham gia khóa đào tạo mới.

Chi phí thi lại sẽ khác nhau tùy theo từng cơ sở đào tạo. Cụ thể, chi phí thi lại phần lý thuyết thường dao động từ 150.000 – 200.000 đồng, trong khi phần thực hành có mức phí từ 300.000 – 500.000 đồng.

Nếu bạn đang tìm 1 trung tâm đào tạo lái xe uy tín, chuyên nghiệp tại Bình Dương và TP.HCM thì hãy liên hệ ngay với Trung tâm GDNN An Thái qua Hotline: 0796.300.900 để được tư vấn và hỗ trợ nhận bằng sớm nhất nhé!

Bình luận

0796 300 900
Mã số : 17668546
Địa điểm : Bình Dương
Hình thức : Cho thuê
Tình trạng : Hàng mới
Hết hạn : 10/11/2024
Loại tin :

Thường

Để mua hàng an toàn trên Rao vặt, quý khách vui lòng không thực hiện thanh toán trước cho người đăng tin!

Gợi ý cho bạn