Osho - Thiền

45.000

14/35 Đào Duy Anh, P.9, Q.phú Nhuận


Tác giả: OSHO
NXB: NXB Đồng Nai
Khổ sách: 14.5 x 20.5
Số trang:

Thiền là sự phát triển vượt bậc, rất hiếm có vì nó chứa đựng rất nhiều rủi ro. Trước đây rất lâu, có lẽ đã từng có sự phát triển tâm linh tương tự như Thiền, nhưng chưa ai nhận ra. Chỉ một lần trong toàn bộ lịch sử ý thức nhân loại mới có một thứ giống như Thiền xuất hiện. Điều này rất hiếm.

Trước tiên tôi muốn bạn hiểu Thiền là gì. Hãy cố gắng theo tôi chầm chậm, theo dõi sự phát triển của Thiền – nó đã xảy ra như thế nào.

Thiền phát sinh ở Ấn Độ, phát triển ở Trung Quốc, và thăng hoa ở Nhật Bản. Trường hợp rất hiếm có. Tại sao có chuyện nó phát sinh ở Ấn Độ, nhưng lại không thể phát triển ở đó và phải tìm kiếm một vùng đất khác? Nó trở thành một cây cổ thụ to lớn ở Trung Quốc, nhưng lại không thể nở hoa ở đó; một lần nữa, nó lại phải tìm kiếm một khí hậu mới, một khí hậu khác. Và ở Nhật, nó nở rộ như cây anh đào nở rộ hàng ngàn đóa hoa. Điều đó không có gì là tình cờ hay ngẫu nhiên, mà cả một lịch sử nội tâm sâu sắc. Tôi muốn hé lộ điều đó cho bạn biết.

Ấn Độ là một đất nước hướng nội. Nhật Bản thì hướng ngoại. Trung Quốc thì ở giữa hai thái cực này. Ấn Độ và Nhật Bản hoàn toàn đối nghịch. Vậy tại sao hạt giống nảy mầm ở Ấn mà lại nở hoa ở Nhật? Chúng trái ngược nhau, không có điểm chung nào, rất mâu thuẫn. Tại sao Trung Quốc lại chỉ ở giữa, chỉ cung cấp đất màu cho nó thôi?

Hạt mầm là sự thu mình vào trong. Hãy cố gắng tìm hiểu hiện tượng hạt mầm, hạt mầm là gì. Hạt mầm là hiện tượng thu mình vào trong, nó hướng tâm – năng lượng chuyển động hướng vào trong. Đó là lý do vì sao nó là hạt mầm, bao phủ và hoàn toàn khép kín với thế giới bên ngoài. Thực ra, hạt mầm là vật bị cô lập nhất, cô đơn nhất thế giới. Nó không có rễ bám vào lòng đất, cũng không có cành nhánh vươn lên bầu trời. Nó không có mối liên hệ nào với đất, cũng chẳng liên quan gì với trời. Nó chẳng có một mối tương quan nào. Hạt mầm là một ốc đảo cô độc, khép kín. Nó không liên hệ với ai. Nó có một cái vỏ cứng bao quanh, không cửa sổ, không cửa ra vào. Nội bất xuất, ngoại bất nhập.

Hạt mầm là thiên tính của Ấn Độ. Thiên tư của Ấn Độ là sản xuất ra những hạt mầm chứa đựng tiềm năng khổng lồ, nhưng không thể cho chúng đất đai màu mỡ. Ấn Độ là ý thức hướng nội. Ấn Độ cho rằng không có thế giới bên ngoài, ngay cả khi có vẻ như nó có, nó cũng chỉ là một thứ tương tự như sản phẩm của giấc mơ. Thiên tư của Ấn Độ là cố gắng khám phá ra cách đào thoát khỏi thế giới bên ngoài, cách di chuyển vào hang động bên trong của trái tim, cách tập trung vào bản ngã. Và cách nhận ra rằng toàn bộ thế giới đang tồn tại bên ngoài ý thức chỉ là một giấc mộng – giấc mộng đẹp đẽ nhất, hay ác mộng kinh hoàng nhất. Dù đẹp đẽ hay kinh hoàng, trong thực tại nó vẫn là một giấc mơ, và con người chẳng nên ưu tư lắm về nó. Con người nên thức tỉnh và quên đi giấc mộng về thế giới bên ngoài.

Mọi nỗ lực của Phật, Mahavira, Tilopa, Gorakh, Kabir – suốt nhiều thế kỷ qua – là tìm cách thoát khỏi vòng quay của tử sinh: làm sao gắn bó với bản ngã, làm sao cắt đứt hoàn toàn bản ngã ra khỏi mọi mối quan hệ, làm sao để không liên hệ, tách rời, làm sao để hướng vào trong và quên đi thế giới bên ngoài. Đó là lý do Thiền đã sinh ra ở Ấn.

Thiền đồng nghĩa với dhyan và thay đổi ít nhiều theo người Nhật. Dhyan là nỗ lực toàn tâm của ý thức Ấn Độ, có nghĩa là quá cô độc, quá thiên về bản ngã riêng mình, không chỉ là một ý đơn lẻ. Thực tế, trong tiếng Anh, không thể dịch trực tiếp từ này. Trầm tư (contemplation) không phải từ này. Trầm tư có nghĩa là suy nghĩ, phản chiếu. Thậm chí suy ngẫm (meditation) cũng không phải là từ này vì suy ngẫm hàm ý suy tư về một đối tượng nào đó, nó có nghĩa còn có một điều gì đó. Bạn có thể suy ngẫm về Christ, hay thập tự giá. Nhưng dhyan có nghĩa là cô độc đến mức không có gì để suy ngẫm cả. Không có khách thể, chỉ có chủ thể tồn tại – ý thức không mây mờ, một bầu trời trong sáng.

Khi từ này đến Trung Quốc, nó trở thành ch’an. Khi ch’an đến Nhật Bản, nó trở thành Zen. Nó cùng xuất xứ từ tiếng Sanskrit, dhyan.

Ấn Độ có thể khai sinh ra dhyan. Suốt thiên niên kỷ, toàn bộ ý thức Ấn Độ du hành trên con đường của dhyan – làm sao buông bỏ mọi suy tư và gắn bó với ý thức thuần túy. Với Đức Phật Cồ Đàm hạt giống đã sinh tồn. Trước Phật rất lâu, hạt giống cũng đã sinh tồn, nhưng nó không thể tìm thấy đất đai màu mỡ thích hợp nên nó biến mất. Và nếu một hạt giống được gieo vào ý thức Ấn nó sẽ biến mất, vì ý thức Ấn sẽ ngày càng hướng nội nhiều hơn, hạt giống sẽ trở nên mỗi lúc mỗi nhỏ hơn, nhỏ hơn, nhỏ hơn nữa, cho đến khi không còn có thể nhìn thấy nó nữa.

Tương lai của nhân loại sẽ tiến gần hơn với Thiền vì sự hội ngộ giữa Đông và Tây có thể chỉ bằng một điều gì đó giống như Thiền, vừa phàm lại vừa phi phàm.

Một lực hướng tâm khiến vạn vật trở nên ngày càng nhỏ đi, nhỏ hơn, nhỏ hơn nữa – nguyên tử – cho đến khi đột nhiên chúng biến mất. Trước Phật Cồ Đàm rất lâu, hạt giống dhyan đã được khai sinh – và trở thành một dhyani đại thiền sư. Thực tế, Phật là một trong những vị cuối cùng trong một loạt danh sách dài. Bản thân Phật cũng ghi nhớ hai mươi bốn vị phật trước người. Lúc bấy giờ đã có hai mươi bốn Jaina teerthankaras, và tất cả đều là những thiền sư. Họ không làm gì khác, chỉ thiền, thiền và thiền, cho đến khi họ đạt đến trạng thái mà chỉ có họ ở đó, còn mọi thứ khác đều biến mất, tan đi mất.

Hạt mầm sinh ra với Parasnath, Mahavira, Neminath, và nhiều người khác, nhưng rồi nó còn lại với ý thức Ấn Độ. Ý thức Ấn Độ có thể khai sinh cho một hạt mầm, nhưng không thể là đất đai màu mỡ thích hợp cho nó. Nó tiếp tục hoạt động theo cùng một hướng và hạt mầm trở nên ngày càng nhỏ đi, nhỏ hơn, thành phân tử, nguyên tử – rồi biến mất. Đó là cách nó xảy ra với Upanishads, với Vedas, với Mahavira và tất cả những người khác.

Với Phật, nó cũng sắp sửa xảy ra. Bồ Đề Đạt Ma (Bodhidharma) đã cứu ông. Nếu hạt mầm ở lại với ý thức Ấn, nó sẽ phải phân hủy. Nó sẽ không bao giờ đâm chồi nảy lộc, vì cần có một loại đất màu khác để nó nảy mầm – một loại đất cân bằng. Hướng nội là mất cân bằng trầm trọng, đó là một thái cực.

Người ta kể rằng chính Đức Phật cũng từng nói: “Đạo của ta sẽ tồn tại không hơn năm trăm năm nữa, sau đó nó sẽ biến mất.” Người biết chuyện sẽ luôn xảy ra như thế. Ý thức Ấn tiếp tục nghiền nát nó thành từng mảnh nhỏ hơn, nhỏ hơn nữa, cho đến khi nó quá nhỏ đến mức không còn nhìn thấy được. Nó không còn là một phần của thế giới này, nó tan biến vào trời cao.

Bồ Đề Đạt Ma đào thoát cùng hạt giống sang Trung Quốc. Ông đã làm một trong những điều vĩ đại nhất trong lịch sử ý thức: Tìm ra mảnh đất thích hợp cho hạt mầm mà Đức Phật đã gieo vào thế giới.

Thử nghiệm của Bồ Đề Đạt Ma thật tuyệt vời. Ông quan sát khắp thế giới một cách sâu sắc để tìm cho ra một nơi mà hạt giống này có thể phát triển được.

Trung Quốc là một đất nước cân bằng, không giống Ấn Độ, không như Nhật Bản. Phương kế hành động ôn hòa là con đường ở đó. Hệ tư tưởng nho giáo vẫn luôn giữ mực trung dung: Không hướng nội cũng không hướng ngoại, không nghĩ nhiều về thế giới này cũng không ưu tư về thế giới kia – chỉ giữ mực trung dung. Trung Quốc không sản sinh ra đạo giáo, chỉ có đạo lý. Không có tôn giáo nào sinh ra ở đó. Ý thức Trung Quốc không thể sinh ra tôn giáo. Không thể tạo ra một hạt mầm. Tất cả các tôn giáo tồn tại ở Trung Quốc đều du nhập từ bên ngoài. Phật giáo, Hindu, Islam, và Ki-tô giáo đều xuất xứ từ nước ngoài. Trung Quốc là mảnh đất tốt nhưng không thể khởi thủy bất cứ tôn giáo nào, vì khởi thủy một tôn giáo, người ta phải chuyển dịch vào thế giới bên trong. Để khai sinh một tôn giáo, người ta phải giống như cơ thể phụ nữ, có tử cung.

Ấn Độ hướng nội, một đất nước nữ tính. Nó giống như một cái tử cung, rất dễ tiếp thu. Nhưng nếu đứa trẻ cứ ở mãi trong tử cung, thì tử cung sẽ hóa thành nấm mồ. Đứa trẻ phải ra khỏi tử cung của người mẹ; nếu không, người mẹ sẽ làm chết đứa con ở trong bụng. Nó phải thoát ra ngoài, tìm thấy thế giới bên ngoài, một thế giới rộng lớn hơn. Tử cung có thể rất êm ái thoải mái – đúng thế! Các nhà khoa học nói chúng ta vẫn chưa có khả năng tạo ra bất cứ thứ gì êm ái thoải mái hơn tử cung. Tử cung chính là thiên đường. Nhưng đứa trẻ vẫn cứ phải rời khỏi cái thiên đường đó và lọt lòng mẹ. Có nhiều lúc người mẹ có thể trở nên nguy hiểm. Tử cung có thể gây ra cái chết, vì nó sẽ trở thành một nơi giam giữ. Nó rất tốt cho thời gian hạt mầm đang phát triển, nhưng sau đó hạt mầm cần được gieo trồng ở thế giới bên ngoài.

Hạt mầm là một kẻ keo kiệt bủn xỉn, hạn chế với chính mình, còn bông hoa thì hoang phí.

Bồ Đề Đạt Ma nhìn quanh, quan sát toàn thế giới, và phát hiện Trung Quốc là mảnh đất tốt nhất, là cái nền trung gian, không cực đoan. Khí hậu không cực đoan, nên cây có thể lớn lên dễ dàng. Dân Trung Quốc cũng cân bằng. Cân bằng là đất màu thích hợp để trồng trọt, quá lạnh hay quá nóng đều không tốt. Với một khí hậu quân bình, không quá lạnh hay quá nóng, cây có thể phát triển.

Bồ Đề Đạt Ma đào thoát với hạt mầm, với tất cả những gì mà Ấn Độ sản sinh. Không ai biết ông đã làm gì, nhưng đó là một thử nghiệm tuyệt vời. Và ông đã chứng minh mình đúng. Tại Trung Quốc, cái cây phát triển – phát triển cân đối vô cùng.

Nhưng dù mỗi ngày mỗi trở nên lớn mạnh, cái cây vẫn không nở một đóa hoa nào. Hoa không nở, vì hoa cần một đất nước hướng ngoại. Vì hạt mầm hướng nội, nên hoa phải hướng ngoại. Hạt chuyển động vào trong, hoa chuyển động ra ngoài. Hoa giống như ý thức nam tính. Nó mở ra thế giới bên ngoài và tỏa hương ra thế giới bên ngoài. Rồi hương thơm theo gió bay đến tận nơi chân trời góc biển. Hoa tỏa năng lượng gói ghém trong hạt mầm đi khắp muôn phương. Đó là cánh cửa. Hoa muốn thành bướm và bay khỏi ngọn cây. Thực ra, đó là những việc chúng đang làm, một cách rất tinh tế. Chúng phát tán tinh hoa của cây, điều quan trọng nhất, có ý nghĩa nhất của cây đi khắp thế giới. Chúng là những người chia sẻ tuyệt vời. Hạt mầm là kẻ bủn xỉn keo kiệt, hạn chế với cả chính mình, còn hoa thì hào phóng đến hoang phí.

Cần có nước Nhật. Nhật là đất nước hướng ngoại. Phong cách sống đặc trưng và ý thức hướng ngoại. Hãy xem… ở Ấn Độ chẳng ai quan tâm đến thế giới bên ngoài là mấy – quần áo, nhà cửa, cách sống. Không một ai quan tâm. Đó là lý do vì sao Ấn Độ cứ mãi nghèo nàn. Nếu không quan tâm đến thế giới bên ngoài, làm sao bạn trở nên giàu có được? Nếu không quan tâm cải thiện thế giới bên ngoài, bạn vẫn cứ nghèo mãi. Và người Ấn luôn nghiêm túc, luôn sẵn sàng để thoát khỏi cuộc sống, với những vị phật nói chuyện về cách phải làm sao trở thành người ở ẩn hoàn toàn rút lui khỏi cuộc sống – không chỉ rút khỏi xã hội, mà tuyệt đối rút khỏi cuộc sống! Cuộc sống quá chán chường. Dưới con mắt người Ấn, cuộc sống chỉ toàn một màu xám – không có gì thú vị, mọi thứ đều đáng chán, một gánh nặng nặng nề mà người ta phải gánh chịu vì nghiệp quá khứ. Ngay cả khi một người Ấn yêu đương, anh ta cũng nói đó là vì nghiệp kiếp trước, người ta phải hứng chịu. Thậm chí tình yêu cũng giống như một gánh nặng mà người ta phải kéo lê theo mình.

Dường như người Ấn dựa quá nhiều vào cái chết hơn sự sống. Sự hướng nội phải dựa vào cái chết. Đó là lý do Ấn Độ đã phát triển mọi kỹ thuật chết sao cho hoàn hảo, hoàn hảo đến mức bạn sẽ không tái sinh lần nữa. Chết là mục đích, chứ không phải sống. Sống dành cho những kẻ ngu ngốc, chết dành cho những người khôn ngoan. Cho dù Phật hay Mahavira có thể đẹp đẽ đến đâu đi nữa, bạn vẫn thấy họ khép kín. Quanh họ là hào quang tuyệt vời của sự lãnh đạm. Dù có việc gì xảy ra đi nữa, họ cũng chẳng quan tâm. Dù mọi việc có xảy ra theo cách này hay cách khác cũng chẳng có gì khác nhau cả. Dù thế giới tiếp tục sống hay chết, cũng không có gì khác. Trong sự thờ ơ khủng khiếp này, không thể có sự thăng hoa. Trong sự giới hạn nội tâm này, thăng hoa không thể có.

Nhật Bản khác hẳn. Với ý thức Nhật Bản, dường như nội tâm không tồn tại. Chỉ có bên ngoài mới có ý nghĩa mà thôi. Hãy ngắm y phục của người Nhật. Tất cả các màu sắc của hoa và cầu vồng, dường như thế giới bên ngoài rất có ý nghĩa. Hãy nhìn một người Ấn khi họ đang ăn, rồi nhìn người Nhật. Hãy nhìn một người Ấn khi họ uống trà, rồi nhìn người Nhật. Người Nhật sáng tạo cả một nghi lễ cho điều đơn giản này. Uống trà, trở thành một nghi lễ. Nó trở thành một nghệ thuật. Bên ngoài thật quan trọng: quần áo thật quan trọng, các mối quan hệ cũng thật quan trọng. Bạn không thể tìm thấy ở đâu những người hướng ngoại hơn người Nhật, họ luôn luôn mỉm cười và trông rất vui tươi. Với người Ấn, trông họ có vẻ hời hợt nông cạn, thiếu nghiêm túc. Người Ấn là những người hướng nội và người Nhật là những người hướng ngoại: họ trái ngược hẳn nhau.

Một người Nhật luôn di chuyển trong xã hội. Toàn bộ văn hóa Nhật là quan tâm đến cách làm sao để tạo ra một xã hội đẹp đẽ, những quan hệ đẹp đẽ – trong mọi việc, trong từng giờ từng phút – làm sao đem lại cho họ ý nghĩa đáng kể. Nhà cửa của họ rất đẹp. Thậm chí nhà của một người nghèo khó cũng có vẻ đẹp riêng: rất nghệ sĩ, có nét độc đáo riêng của nó.

Có thể có những người Nhật không giàu có cho lắm, nhưng họ lại có cảm nhận tinh tế và phong phú về vẻ đẹp. Họ biết sắp xếp và luôn chú ý đến từng chi tiết dù là rất nhỏ. Cửa sổ nên ở đâu, nên dùng loại rèm nào, ánh trăng có thể chiếu xuyên qua khuôn cửa như thế nào, và từ đâu. Những việc rất nhỏ, nhưng mỗi chi tiết đều quan trọng.

Với người Ấn, chẳng có gì quan trọng. Nếu bạn bước vào một ngôi đền Ấn, không có cửa sổ nào. Không có gì, không vệ sinh, không quan tâm đến không khí, thông thoáng – không gì cả. Thậm chí đền chùa xấu xí, và mọi thứ có trở nên bụi bặm, dơ dáy, cũng chẳng ai quan tâm. Ngay phía trước đền, bạn có thể thấy bò nằm ngồi ngổn ngang, chó sủa, người người cầu nguyện. Chẳng ai lấy làm phiền hà. Không coi trọng bề ngoài, cho nên họ chẳng hề quan tâm đến thế giới bên ngoài.

Nhật rất coi trọng bề ngoài – một thái cực khác. Nhật là đất nước thích hợp. Và cây Thiền đã được cấy ghép ở Nhật, và nó nở rộ hàng ngàn màu sắc. Nó thăng hoa.

 

 MỤC LỤC

 

GIỚI THIỆU

SINH RA TỪ TIẾNG CƯỜI     

TIẾNG GẦM CỦA SƯ TỬ

CUỘC HÔN NHÂN VỚI ĐẠO LÃO 

RINZAI, BẬC THẦY PHI LÝ     

TRĂM HOA ĐUA NỞ

NHỮNG GIAI THOẠI NGỘ NGHĨNH    

NHỮNG ĐỐI THOẠI THIỀN   

BÍ ẨN CÔNG ÁN

THIỀN Ở PHƯƠNG TÂY 

LỜI CUỐI     
 

 

son nuoc | son maxilite | dulux weathershield | Itelvn.net | ford fiesta | ford focus | xe ford


Bình luận

HẾT HẠN

0838 452 708
Mã số : 3246717
Địa điểm : Hồ Chí Minh
Hình thức : Cần bán
Tình trạng : Hàng mới
Hết hạn : 11/07/2020
Loại tin :

Thường

Để mua hàng an toàn trên Rao vặt, quý khách vui lòng không thực hiện thanh toán trước cho người đăng tin!