Phật Di Lặc Chiêu Tài (Pl354)

6,2 triệu

118 Lê Văn Lương, P.tân Hưng, Q.7


Tượng Phật Di Lặc gỗ hương ​(Dài 58cm x rộng 38); [Xem chi tiết...]

Phật Di Lặc Trong Phong Thủy. Phật Di Lặc là biểu tượng cho sự an lạc, vui vẻ, may mắn và hạnh phúc. Là vật phẩm tôn kính trong Phong Thủy, mà khi trưng bày trong nhà sẽ mang lại rất nhiều điều tốt lành cho gia chủ, gia đạo… Với độ trang nghiêm, thông thường ta gọi đầy đủ phải là “Đức Phật Di Lặc

Tượng Phật Di Lặc chiêu tài, kích thước phù hợp đặt trên bàn thờ thần tài, quầy thu ngân, bàn làm việc...

Theo kinh sách, Đức Phật Di Lặc xuất thân từ một gia đình quý tộc Bà La Môn ở thôn Kiếp Ba Lợi thuộc Nam Thiên Trúc (Ấn Độ cổ đại), có hiệu là A-Dật–Đa (Adijita) nghĩa là bô năng thắng (không gì có thể thắng nổi). Di Lặc là phiên âm từ Phạn ngữ có nghĩa là “Từ Thị” (cái nhìn từ bi, lòng từ bi). Phật Di Lặc là người cùng thời với phật Thích Ca, theo xuất gia, tu tập chính pháp.

Tín ngưỡng Phật Di Lặc đã được lưu truyền rất sớm tại Trung Quốc thuộc dòng Đại thừa, sau này truyền sang nước ta và có ảnh hưởng rất sâu đậm. Ngay từ đời Tây Tần (265 – 316) đã có những bức tranh vẽ Phật Di Lặc, những bức tranh thời đó thường mô tả Phật Di Lặc cũng giống như các vị Bồ Tát khác, chỉ khác ở chiếc mũ đội trên đầu và trên tay có cầm một bình nước. Trong suốt các thời kỳ của Phật giáo Trung Quốc, Phật Di Lặc được mô tả ngồi trên một chiếc ghế hoặc một chiếc ngai với chân bắt chéo hoặc chân trái buông thõng xuống, tay phải chống cằm như đang suy nghĩ về tương lai.

Hình tượng Phật Di Lặc ngày nay

Rất nhiều đời sau, vào thời Ngũ Đại (907-960), trong dân gian mới xuất hiện thêm một hình tượng Phật Di Lặc có miệng cười rạng rỡ hồn nhiên, sau lưng quảy bị vải gai, tính tình rộng rãi cởi mở, rong ruổi khắp nơi. Đó chính là hình tượng Phật Di Lặc thường thấy ngày nay trong những tranh tượng, kinh sách ở các tự viện Phật giáo và được gọi là “Tiếu khẩu Di Lặc Phật”. Đây chính là một hình tượng mà các nhà nghiên cứu phương Tây đánh giá là: “một biến đổi độc đáo trong sáng tạo, gây nhiều kinh ngạc” hay : “một sự biến thái kỳ diệu hoàn toàn của người Trung Hoa”.

Tiểu Khấu Di Lặc Phật, trong dân gian còn gọi là “Tiếu Phật” hay “Di Lặc Phật bụng phệ” đã xuất hiện rất nhiều tại các tự viện tỉnh Triết Giang (Trung Quốc) vào sau thời Ngũ Đại do người ta tạo hình tượng theo tướng mạo của một vị hòa thượng có tên là Khế Thử. Hòa thượng Khế Thử là người vùng Minh Châu (Triết Giang), hiệu là Trường Đinh Tử, ông thường hay chống tích trượng, quảy một túi vải gai, ngao du khắp nơi vừa hành khất vừa thuyết pháp, nên người cùng thời gọi ông là “Bố Đại Hòa Thượng” (hòa thượng túi vải).

Theo truyền thuyết thì Bố Đại hòa thượng có thân hình béo tốt, y phục tùy tiện, ngôn ngữ hành vi đều không câu nệ tiểu tiết, có biệt tài dự đoán lành dữ, biết trước nắng mưa gió bão rất linh nghiệm, thần bí khôn lường. Năm Trinh Minh thứ 2 đời Hậu Lương (916), Bố Đại hòa thượng ngồi trên một tảng đá ở Nhạc Lâm Tự mà nhập tịch, ông để lại một bài kệ viết rằng : “Di Lặc đúng Di Lặc, phân thân ra muôn vàn. Mọi lúc đi dạy người đời mà người đời không biết”.

Dựa vào bài kệ đó, người ta cho rằng Hòa thượng Khế Thử chính là Phật Di Lặc hóa thân chuyển thế, bèn an táng thân thể của ông tại một nơi cách Nhạc Lâm Tự 2 dặm về phía Tây, lập tháp thờ phụng đặt tên là “Am Di Lặc” và xây gác, đắp tượng… Dần dần, theo năm tháng, tượng Bố Đại hòa thượng được lưu truyền khắp mọi nơi với bụng lớn, miệng cười tươi tắn lạc quan, khi đứng, khi đi với tích trượng quảy túi vải, khi ngồi với 5 đứa trẻ quanh mình tạo nên hình tượng “Ngũ tử quấy Di Lặc” hoặc ngồi với 6 đứa trẻ tượng trưng cho “Lục tặc - Lục căn” (xem thêm) đã được giáo hóa.

Theo thời gian, hình tượng của Phật Di Lặc ngày càng phong phú, sinh động. Hình tượng Phật Di Lặc ngày nay còn được nhân gian gắn liền với tiền tài, phú quý như những hình tượng Phật Di Lặc quảy bị tiền hoặc với tay nâng hoặc tung lên những nén vàng lấp lánh… Đây cũng chính là những mong ước thiết thực nhất, gần gũi nhất của tất cả mọi người.


Bình luận

HẾT HẠN

0908 907 749
Mã số : 10401628
Địa điểm : Hồ Chí Minh
Hình thức : Cần bán
Tình trạng : Hàng mới
Hết hạn : 16/08/2020
Loại tin :

Thường

Để mua hàng an toàn trên Rao vặt, quý khách vui lòng không thực hiện thanh toán trước cho người đăng tin!

Gợi ý cho bạn