Cây Giống Sâm Cây Đương Quy

10.000

Tt. Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội, Việt Nam

Tên khoa học:  Angelica acutiloba (Sieb.et.Zucc) Kitagawa , Angelica sinensis (Oliv.) Diels
Tên địa phương: Cây sâm đương quy
Quy cách bầu cây: 6x10cm
Quy cách cây: h>15cm
Tỷ lệ đồng đều:>90%


1. Đặc điểm sinh thái của cây sâm đương quy

- Cây đương quy có nguồn gốc từ Nhật Bản, nguồn gốc của cây trồng ở vùng khí hậu ôn đới, nên khi ta trồng ở Việt Nam phải căn theo lịch gieo trồng để cây có thể phát triển mạnh ( đông xuân)
- Lá của cây đương quy có cuống dài, có bẹ lá phía gốc, cuống của lá có màu tím nhạt
- Hoa của cây đương quy có màu trắng, hoa có hình tán kép

- Cây sâm đương quy ra hoa vào tháng 3-4 và có quả chín vào tháng 6-7
- Cây sâm đương quy thích hợp với vùng khí hậu khoảng từ 15-20 độ, lượng mưa trung bình từ 1500-2000mm/năm 

 
2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây đương quy

* Kỹ thuật trồng cây đương quy:

- Chuẩn bị đất trồng:

+, Đất cát pha, đất thịt nhẹ, thoát nước tốt, có độ pH 6- 7
+, Làm đất: Tiến hành làm sạch cỏ dại và cày bữa kỹ đất trước khi trồng
+, Lên luống: Luống cao 35-40cm, mặt luống rộng 90-110cm


- Thời vụ trồng:

+, Trồng ở vùng đồng bằng: ta tiến hành gieo hạt vào tầm tháng 10 để cho thu hoạch vào tháng 7-8 của năm sau
+, Trồng ở Tây Nguyên: ta tiến hành gieo hạt vào tháng 6-7 vào mùa mưa, để cho thu hoạch vào tháng 10-11 năm sau


- Mật độ trồng:

+, khoảng cách: cây cách cây 20cm , hàng cách hàng 30cm
+, Mật độ: trên 1ha ta trồng được từ 120.000 cây đến 130.000 cây

 
- Kỹ thuật trồng:

+, Cây đương quy ta có thể gieo hạt trực tiếp lên luống  hoặc ươm ra bầu cây rồi mới tiến hành trồng

+, Sau khi trồng lấy rơm rạ phủ lên, sử dụng các dụng cụ tạo ra tia nước nhỏ để tưới cho cây
+, Khi hạt nảy mầm rộ ta bỏ rơm dạ phủ mặt luống ra sau đó tiến hành làm cỏ và tỉa bỏ cây xấu ra


* Chăm sóc cây đương quy

- Sau khi gieo hạt ta phải tưới nước đều mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều mát liên tục trong 20 ngày khi gieo hạt
- Tỉa và dặm cây: Cây mọc dày quá ta phải tiến hành tỉa bớt cây và tỉa bớt những cây xấu kém, trồng những cây lên dày ra những chỗ thưa, sao cho tỉ lệ khoảng cách cây cách cây đều nhau
- Làm cỏ: Khi cây đương quy còn nhỏ phải thường xuyên làm cỏ, không để cỏ cạnh tranh chất dinh dưỡng của cây


3. Phòng trừ sâu bệnh hại cho cây đương quy

- Các loại sâu bệnh hại: rệp, nhện đỏ, sâu xanh...
- Bệnh hại: đốm lá, bệnh sùi củ, lở cổ rễ
Đối với từng loại bệnh ta tiến hành dùng các loại thuốc bảo vệ thực vật để xử lý sâu bệnh hại


4. Công dụng của cây đương quy

- Bộ phận của cây đương quy được sử dụng làm thuốc là rễ và củ
- Cây đương quy có rể củ là một vị thuốc quý, hỗ trợ nhiều cho y học cổ truyền
- Đương quy còn được dùng làm thuốc bổ, trị bệnh thiếu máu, đau đầu...
- Đem lại giá trị kinh tế cao cho người trồng cây đương quy



LIÊN HỆ MUA HÀNG:

 

☎️ /Zalo: 0962540005// 0978073003// 0962540005//0373156111

 

webside: viencaygiongtrunguong.com

 

Địa chỉ:khu31ha, Nguyễn Mậu tài, TT Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội

Lưu ý: Tùy theo đơn hàng và khoảng cách của khách hàng sẽ thu phí vận chuyển

Bình luận

HẾT HẠN

0978 073 003
Mã số : 17456491
Địa điểm : Toàn quốc
Hình thức : Cần bán
Tình trạng : Hàng mới
Hết hạn : 30/03/2024
Loại tin :

Thường

Để mua hàng an toàn trên Rao vặt, quý khách vui lòng không thực hiện thanh toán trước cho người đăng tin!

Gợi ý cho bạn