Cây Vải Thiều Ghép Nhanh Cho Quả Chuẩn Giống F1

25.000

Tt. Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội, Việt Nam

Cây Vải Thiều ghép

Cây vải thiều là giống cây nổi tiếng gắn với thương hiệu Lục Ngạn và Thanh Hà. Giống vải u hồng, u trứng là giống vải mới ít hạt quả to và rất thơm ngon.

Cây Vải Thiều còn gọi là lệ chi (danh pháp khoa học: Litchi chinensis) là loài duy nhất trong chi Litchi thuộc họ Bồ hòn (Sapindaceae).

Đây là  loại cây ăn quả thân gỗ vùng nhiệt đới, có nguồn gốc ở miền nam Trung Quốc du nhập và phát triển ở nước ta từ lâu.

MỘT VÀI ĐẶC ĐIỂM CÂY VẢI THIỀU- GIỐNG KHÔNG HẠT SIÊU NGỌT

Huyện Thanh Hà tỉnh Hải Dương  là một trong hai vùng sản xuất nổi tiếng của cây vải thiều ở nước ta, hàng năm đêm lại thu nhập cả trăm triệu cho bà con nông dân.

Khi vào vụ giá bán các loại cây vải u trứng từ 50.000 - 55.000 đồng/kg, u hồng khoảng 40.000 đồng/kg và vải lai 58.000 đồng/kg.

Đến đầu tháng 6, nắng nóng khiến vải chín rộ nên giá vải u hồng hiện còn 25.000 đồng/kg.

Vải trồng theo quy trình VietGAP có giá bán cao hơn vải thường từ 3.000 - 5.000 đồng/kg. 

Với 5 sào vải một vụ có thể thu hoạch được 200 triệu đồng. Với nông dân thì trồng vải có thu nhập cao hơn trồng lúa từ 5-7 lần.

Xuất phát từ một cây vải  thiều cổ cách đây khoảng gần 200 năm, đến nay trên toàn huyện Thanh Hà có rất nhiều giống cây vải khác nhau, với các đặc điểm sinh học, nông học cũng như chất lượng khác nhau.

Người ta có nhiều cách phân loại cây vải 

Theo phân loại về thời điểm chín và thu hoạch, vải trồng tại vùng Thanh Hà được phân thành 3 nhóm giống vải chính sau.

Nhóm giống cây vải chín sớm:

Nhóm này bao gồm 2 giống U trứng và Lãng Xuyên, chiếm khoảng 4% diện tích trồng vải: Thời gian quả chín và cho thu hoạch quả cuối tháng 3 đầu tháng 4 (âm lịch).

Nhóm giống cây vải chín trung bình:

Gồm có các giống vải Uhồng, Uthâm, Tàu lai hoa trắng, Tàu lai hoa đen, Thiều Phú hộ, chiếm 16% diện tích trồng vải. Thơì gian chín và cho thu hoạch trong tháng 4 (âm lịch).

Nhóm giống cây vải chín muộn - Vải thiều

Nhóm này có duy nhất một giống mà ta vẫn thường được nghe đến: Vải Thiều. Đây là giống vải chính vụ, với diện tích chiếm khoảng 80% diện tích trồng vải toàn huyện.

Thời gian chín và cho thu hoạch từ đầu tháng 5 đến đầu tháng 6 (âm lịch). Năm 2007, vải Thiều cho thu hoạch bắt đầu từ 25/4, thu hoạch rộ từ 5/5 đến 25/5 (âm lịch).

Theo phân loại về kích thước quả và hạt cây vải thiều

Theo loại này thì ta thấy có 2 loại chính là loại vải thiều có hạt và giống vải thiều không hạt.

Cây vải thiều có hạt là giống địa phương có đặc điểm trái to, dạng quả hình trứng . Quả giống như quả trứng gà, vỏ có màu hồng thường chín sớm và có vị ngọt mát.

Loại vải này hiện nay đang được trồng phổ biến chiếm khoảng 80% diện tích cả nước. 

Cây vải thiều không hạt là giống vải có kích thước trái nhỏ vỏ đỏ đậm. Khi chín bên trong hột rất bé chỉ cỡ bằng hạt đỗ. Vải khi chín ăn có vị ngọt đậm nếu được để mát hoặc dùng với đá thì vị ngọt sẽ thấm tan vào từng đầu lưỡi khiến bạn muốn ăn mãi không thôi.

Hiện nay, vải thiều được trồng ở các vùng khác nhau thường có thời gian chín khác nhau (ví dụ: vải thiều trồng tại Đông Triều cho chín sớm nhât, tiếp đến là vải Thiều Chí Linh, vải Thiều Lục Ngạn và cuối cùng là vải Thiều Thanh Hà).

Các giống vải U trứng, U hồng và U thâm là các giống có kích thước quả lớn nhất chiều cao quả 4,3 – 4,6 cm, chiều rộng quả 3,8 – 4,0 cm. Tỷ lệ chiều cao quả/chiều rộng quả 1,1 – 1,15. Quả có dạng hình bầu dục

Giống vải Tàu lai và Lãng Xuyên có chiều cao quả 3,1 – 3,3 cm, nhưng chiều rộng quả 3,7 – 3,9cm. Tỷ lệ chiều cao quả/chiều rộng quả 0,86. Dạng quả tròn.

Giống vải Thiều là giống có kích thước quả bé nhất trong tất cả các giống vải hiện nay, dạng quả hơi tròn. Chiều cao quả 3,3 – 3,4cm, chiều rộng quả 3,4 – 3,5cm, tỷ lệ cao quả/ rộng quả 0,94 – 0,98.

Nhận dạng chung về vải thiều Thanh Hà

Quả nặng 18 - 20g, tỷ lệ cùi 72 - 80% thịt hơi nhão, khi bóc vỏ dễ vỡ nước, mùi thơm. Từ 10 tuổi trở lên, cây ra hoa đều và năng suất ổn định hơn.

Trồng trên đất đồi vùng Trung du, nếu chăm bón tốt, nhất là bón thêm lân và phân hữu cơ, có thể cho năng suất cao.

HƯỚNG DẪN TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY VẢI THIỀU NÓI CHUNG KHÔNG HẠT NÓI RIÊNG 

Cây vải thiều dễ trồng có thể thích nghi tốt với nhiều vùng trồng cây từ miền núi tới đồng bằng đều tốt. Cây vải đặc biệt thích nghi với loại đất thịt có độ tơi xốp cao dễ thoát nước và không bị hạn.

Để đảm bảo cây vải sinh trưởng và phát triển tốt cho năng suất cao. Các bạn nên làm theo những yêu cầu sau đây

Yêu cầu về cây vải giống

Cây giống vải thiều đem trồng cần chọn loại  cây nhân giống bằng ghép mắt hoặc chiết cành. Cây giống  đủ tiêu chuẩn đem trồng phải đạt chiều cao 40 cm, Chiều cao mắt ghép tối thiểu 15cm

Cây giống đảm bảo bảo khỏe mạnh không sâu bệnh

Các bạn có thể chọn mua cây giống ở những cơ sở sản xuất cây giống uy tín  để đảm bảo cây trồng không bị lai tạp

Yêu cầu về đất trồng cây vải và khí hậu

Cây vải có thể thích nghi tốt với nhiều khu vực đất trồng khác nhau . Tuy nhiên bạn nên chọn chân đất cao, tơi xốp không có hiện tượng ngập úng để phát triển vườn trồng.

Loại đất trồng thích hợp nhất đó chính là đất thịt pha cát, đất đồi đỏ ít sỏi ruồi, dất bazan khu vực Tây Nguyên

Nên trồng cây ở nơi bằng phẳng có độ dốc thấp và nếu đất trũng nên lên luống cho đất được phát triển khỏe mạnh.

Thời vụ trồng

Cây vải thường sẽ trồng vào 2 vụ chính là vụ xuân và vụ thu.

Mật độ trồng khoảng 400 cây/ha và khoảng cách giữa các cây trồng từ 4-6m

Đào hố trồng

Trước khi trồng cây 1 tháng bạn cần chuẩn bị hố trồng thật cẩn thận. Cần vun xới đất trồng cho sạch cỏ dại và rác.

Tiếp đến phân chia từng hố ra theo khoảng cách đã định sẵn và đào hố với kích thước là 50x60x60cm.

Sau khi đào phối trộn phần đất với tù 7-10kg phân hữu cơ ủ hoai mục, phân lân cùng một lượng vôi bột khử trùng.

Yêu cầu về nước tưới :

Cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín.

Phòng trừ cỏ dại:

Phủ gốc chè bằng cỏ, rác, cây phân xanh... để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.

Bón phân Cho Cây Vải Thiều:

Giai đoạn kiến thiết cơ bản : Hàng năm cần bón thúc cho vải 3 - 4 đợt. 

Đợt 1 vào tháng 2 để thúc đẩy ra cành mùa xuân; 

Đợt 2 vào tháng 5 để thúc đẩy ra cành mùa hè. 

Đợt 3 vào tháng 8 để thúc đẩy ra cành mùa thu. 

Đợt 4 vào vụ đông (tháng 11) bón supelân và kaliclorua tăng cường khả năng chống rét cho cây. 

Trong thời kỳ này cứ cách 1 năm lại bón cơ bản cho cây thêm phân hữu cơ và vôi bột vào tháng 7 và tháng 8. 

Phòng trừ sâu bệnh

Những loại sâu hại chính của cây là bọ xít non, rệp hại cây và quả non. Bạn cần phun phòng trừ 2 lần mỗi lần cách nhau 10 ngày loại thuốc Actara, Trebon.

Đối với một số loại nhện hại cây như nhện đỏ, nhện đen thì có thể dùng thuốc Ortur, Regent, phun khi lộc xuân mới nhú.


---------------------------------------------

*Thông tin liên hệ mua hàng:

☎️ Hotline/Zalo: 0978073003 - 0961284001 - 0968067905

Địa chỉ: Nhà vườn Đath Nhung - khu31ha, Nguyễn Mậu tài, TT Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội

Lưu ý: Vì vườn em đông khách nên nhắn tin zalo bên em trả lời nhanh hơn ạ.


Youtobe: bấm đăng ký kênh để cập nhật nhiều vedeo về các loại cây hơn nhé: https://www.youtube.com/channel/UCRP8D_wF0komNy2UeV9OEFA

PS: Thạc Sĩ Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam - Nguyễn Thị Tuyết Nhung - 0978073003

Bình luận

HẾT HẠN

0978 073
Mã số : 16627709
Địa điểm : Toàn quốc
Hình thức : Cần bán
Tình trạng : Hàng mới
Hết hạn : 16/06/2022
Loại tin :

Thường

Để mua hàng an toàn trên Rao vặt, quý khách vui lòng không thực hiện thanh toán trước cho người đăng tin!

Gợi ý cho bạn