Đbscl-Tp.hcm Cây Sưa Đỏ-Già Làng Lên Núi Trồng Sưa Làm Giàu-Nông Dân Làm Giàu-Bạn Nhà Nông-Nông Thôn Mới-Cây Tiêu-Cây Cà Phê-Cây Mắc Ca...

15.000

432 Lô E C/C Hùng Vương-Tản Đà, P.11, Q.5



GIÀ LÀNG LÊN NÚI TRỒNG SƯA LÀM GIÀU

Già làng A Sreng bên rừng cây sưa của mình“Cái gì mà mọi người chưa nghĩ tới, chưa làm được thì mình làm thử, làm thành công rồi thì truyền đạt lại cho bà con trong buôn làng học tập làm theo”, đó là cách nghĩ và cách làm của già làng A Sreng (làng Kon Keng, xã Đăk Tơ Lung, huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum). Và những thành quả mà già làng A Sreng làm được cho đến nay, đã khẳng định ông thực sự là người tiên phong trong nếp nghĩ, cách làm kinh tế tiên tiến, đồng thời là gương sáng trong cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư.

Thay lúa rẫy bằng lúa nước

Người Rơ Ngao Ba Na bên con sông Đăk Snghé có tâm lý rất e ngại, sợ sệt khi đến gần các khu nghĩa địa của làng, chứ đừng nói đến dám bén mảng đến đó để canh tác, sản xuất. Trong một lần đi đưa người quá cố về bên kia thế giới của Yàng và các đấng thần linh, già A Sreng phát hiện bên con suối Đăk Klang có một bãi đất bằng phẳng. “Sao mình không lấy nước từ con suối để làm ruộng nước?” Bao câu hỏi cứ lởn vởn trong đầu già. Một bận ngồi nói chuyện với người cán bộ ở miền xuôi lên, người này nói nên chuyển đổi phương thức canh tác từ việc trồng cây lúa rẫy năng suất thấp, nên chuyển sang trồng cây lúa nước.

Đứng trước mặt bà con dân làng, già giải thích nên trồng cây lúa nước theo lời cán bộ, nếu cứ trồng cây lúa rẫy thì phải chặt cây phá rừng. “Lúc đầu cái bụng bà con chưa hiểu nên họ phản ứng dữ lắm” - già làng A Sreng nhớ lại. Quá hiểu tâm trạng của bà con, cái mắt phải được nhìn thấy, cái tay phải được nắm… thì cái bụng mới tin. Chưa nói đâu xa, lúc đầu vợ và các con già cũng không đồng tình. Nghe chuyện A Sreng “dám” lên nghĩa địa sản xuất, người làng ngờ vực, ai cũng bán tín bán nghi rồi còn rỉ tai nhau: “Ổng già lẩm cẩm, thế nào rồi cũng bị con ma bắt đi mất thôi”.

Suốt nhiều tháng liền, với gói cơm đạm bạc già quyết định lên núi, bắt đầu ngăn suối, đắp đập, khơi thông mở tuyến làm kênh mương… để dẫn nước vào ruộng. Một đám, hai đám và cứ thế từng đám ruộng bậc thang được hình thành. Già tính nhẩm mỗi năm hai vụ, thu về trên 120 bao lúa (khoảng 6 tấn).

Thấy A Sreng có của ăn, của để nhiều bà con khắp buôn làng gần xa đến tham quan học hỏi làm theo. Nhờ vậy, cái thiếu đói về cái ăn của người dân vùng đất này gần như được chấm dứt. Kể từ ngày đó, hình thức canh tác lạc hậu bằng cây lúa rẫy của người dân trong buôn làng, dần được chuyển đổi bằng cây lúa nước. Kể đến việc này, ông A Leo - phó Bí thư Đảng ủy xã Đăk Tơ Lung, nhận xét: “Già làng A Sreng là người đầu tiên của vùng đất này đã biết trồng cây lúa nước, biết trồng cây cao su… Già đã góp phần thay đổi việc canh tác lạc hậu ngự trị hàng ngàn năm nay của người dân bản địa và đã thay đổi cách nghĩ, cách làm mới đưa lại hiệu quả kinh tế cao”.

Sở hữu một rừng cây sưa trị giá hàng tỷ đồng

Năm 2005, khi mà cây sưa (huỳnh đàn đỏ) chưa “nóng” như bây giờ, vì thấy lâm tặc thường vào các cánh rừng già Tây Nguyên tìm kiếm khai thác - già bấm bụng: “Chắc là quý lắm đây, nên họ mới ráo riết đi tìm kiếm khai thác và sao mình không tìm giống về trồng?”. Nghĩ là làm. Già làng A Sreng quyết định bán đi một con bò (trong tổng số đàn bò 20 con) với giá 4,5 triệu đồng, rồi khăn gói rời làng từ lúc mờ sáng và già cứ chọn hướng mặt trời mọc để đi. Ròng rã hơn một ngày một đêm trên nẻo đường rừng với nhiều đèo dốc dựng đứng, cuối cùng già tìm đến được xã Đăk Rong, huyện KBang (Gia Lai) để tìm hỏi mua cây sưa giống để đem về trồng. Hiện nay, khu rừng sưa 500 cây tươi tốt với chiều cao 4-5 mét, cây lớn có đường kính khoảng 15cm. Theo tìm hiểu của chúng tôi, với gần 700m2 cây sưa, đây là khu rừng sưa độc nhất vô nhị ở tỉnh Kon Tum mà già làng A Sreng đang sở hữu với trị giá hàng tỷ đồng.

Bên cạnh khu rừng sưa là dãy ao nuôi cá, già bảo: “Mình “quy hoạch” ra ba ao khác nhau, ao nuôi cá lóc, ao dành cho cá trắm cỏ và ao nuôi cá chép”. Phía trên là một khu chuồng trại nuôi heo rừng, có người bắt được con heo rừng, già mua với giá cao để làm heo giống. Heo què chân vì vướng bẫy, già cẩn thận chăm sóc và rút ra được kinh nghiệm: “Heo rừng mà tiêm chích thuốc, nó lăn quay ra chết liền”. Khi thấy mỗi con dúi rừng bán được gần trăm ngàn, một lần bắt được một con dúi, già đem về nuôi thử rồi bỏ thức ăn củ mì, gốc tre… chúng ăn hết vèo và sống khỏe! Già quyết định nhân thành đàn rồi xây chuồng nuôi nhốt.

Theo ông A Dim - Phó chủ tịch UBND xã Đăk Tơ Lung, già làng A Sreng là người đầu tiên thực hiện việc nuôi heo rừng và nay cả con dúi nữa tại địa phương. “Nhiều người ở các địa phương lân cận đang tìm đến tham quan học hỏi, già làng sẵn sàng hướng dẫn tận tình cho mọi người cùng học cách làm giàu”, ông A Dim cho biết. Già làng A Sreng tâm sự: "Những rẫy trồng mì hiện nay đã có dấu hiệu bạc màu, phải nghĩ cách chuyển đổi thôi, già đã nghĩ cả rồi, phải trồng cây cao su vào đó thôi - kinh nghiệm trồng cây cao su mình chưa có nhiều, mình sẽ đi học hỏi người Kinh về quy trình trồng và chăm sóc". Và đến nay, ông đã trồng được gần 3 ha cao su.

Vị “quan tòa” của người Rơ Ngao Ba Na

Dù công việc bộn bề, nhưng các buổi hội họp của làng Kon Keng già đều có mặt đầy đủ. Vào những năm 1960, già là người trong buôn làng có trình độ văn hóa cao nhất (lớp 4), cộng với gần 7 năm làm công tác tài chính của xã Đăk Ruồng, nên già rất am hiểu và có uy tín. Bà Y Lơi, một người dân trong làng, nhận xét: “Cái miệng A Sreng nói toàn điều hay, lẽ phải. Cái bụng thì biết yêu thương mọi người, ai gặp khó khăn hoạn nạn thì biết giúp đỡ, nên bây giờ ai ai cũng tin tưởng”.

Hễ trong làng có gia đình nào bất hòa, già tìm gặp rồi phân tích điều hay lẽ phải, hòa giải êm đẹp. Tụi thanh niên lỡ uống rượu quá chén nói nhảm nhí già tìm cách khuyên bảo. Nếu cần thiết phải đưa ra xử trước làng để phạt, kiểm điểm thì cái bụng ai cũng “tâm phục, khẩu phục”, bởi sự phán xét đúng người, đúng tội. “Già dùng biện pháp giáo dục là chính thôi! Ít khi phạt nặng mà rất hợp tình, hợp lý” - ông A Pah, làng Kon Keng tâm sự. Nhờ uy tín và cách phân xử mang tính giáo dục cao, nên tình làng nghĩa xóm ở đây ngày càng được thắt chặt. Chính nhờ những đóng góp của già làng A Sreng, như lời nhận xét của ông A Leo, nên cuộc sống trong buôn làng luôn được thuận hòa.

Trong chuyến công tác tiếp xúc cử tri của đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum, bà Y Vêng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum - đã đánh giá rất cao và biểu dương những đóng góp tích cực, hiệu quả của già làng A Sreng trong cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. “Tuổi cao nêu gương sáng”, tiên phong đi đầu trong chuyển đổi cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao và giúp người dân trong vùng biết áp dụng các tiến bộ khoa học-kỹ thuật vào sản xuất... Với thành tích này, già làng A Sreng vừa được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen vì đã có thành tích trong xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, cùng nhiều bằng khen, giấy khen của UBND tỉnh Kon Tum, UBND huyện Kon Rẫy, Hội Nông dân tỉnh Kon Tum về thành tích nông dân sản xuất giỏi...

Kim Sơn


www.caysuadolongson.com.vn st


Bình luận

HẾT HẠN

0915 115 105
Mã số : 8348620
Địa điểm : Hồ Chí Minh
Hình thức : Cần bán
Tình trạng : Hàng mới
Hết hạn : 02/09/2020
Loại tin :

Thường

Để mua hàng an toàn trên Rao vặt, quý khách vui lòng không thực hiện thanh toán trước cho người đăng tin!

Gợi ý cho bạn