Du Lịch Hà Giang.tại Sao Sống Trong Đá, Chết Nằm Trong Đá?

Liên hệ


Chiếc xe muộn chở khẳm rì rì “nuốt” từng đoạn đèo dốc quanh co. Ngoài ô cửa là một không gian quá rộng lớn, những hòn núi đá sừng sững có hình dáng như những đụn rơm khổng lồ nối tiếp nhau... Một làn sương mỏng ùa vào trong xe. Xa xa tiếng hát của cô gái người Mông khe khẽ vọng lại: “Quê em đây huyện Đồng Văn, núi đá gần rồi lại núi đá xa, người quê em quanh năm vất vả, sống trong đá chết nằm trong đá...”.

Phá đá làm nương

Từ thị xã Hà Giang phải đi gần 150km đường đèo hiểm trở mới đến được Đồng Văn. Vừa qua địa giới của huyện, du khách sẽ phải ngạc nhiên vì như lạc vào một thế giới toàn núi đá. Đâu đâu cũng là đá xám xịt, những vách đá dựng đứng cheo leo. Những mái nhà tranh nhỏ xíu dựa lưng vào, được hàng rào đá bao bọc xung quanh. Chuồng ngựa chuồng bò, đến giường nằm, lò nấu cũng được kê bằng đá...

Anh cán bộ khuyến nông Dinh Chí Thành bảo: “Cao nguyên Đồng Văn 70% diện tích tự nhiên là núi đá, 30% còn lại là vừa đất trộn với đá”. Trong cái không gian mênh mông xám xịt của đá, thỉnh thoảng lại xuất hiện một mảng màu xanh tươi tắn. Những mảnh ruộng nho nhỏ như “lòng bàn tay”, gợi nhớ thời bao cấp gian truân, bên lu nước của khu tập thể, người ta tăng gia để thêm chất tươi.

Nhưng ở miền đất này, cuộc sống được nâng niu gom góp từ những mảnh ruộng như thế từ trong hốc đá. Thời điểm bây giờ ở Đồng Văn không phải là chính vụ bởi mùa đông khắc nghiệt đang cận kề. Thế nhưng người dân vẫn phải lên nương, không phải để trồng cấy mà cải tạo từng khoanh đất nho nhỏ cho mùa vụ năm sau.

Tiếng đục đá lách cách đều đặn ở một sườn núi. Hai vợ chồng Thò Chúa Vừ, người dân tộc Mông, đang kiên trì từng nhát búa vào gốc đá. Tảng đá cũng nứt bể ngang dưới gốc và chiếc xà beng được trưng dụng để nạy viên đá đổ nhào, lộ ra gốc khoảng 1m2. Vừ cố di chuyển tảng đá to vừa được chẻ đôi. Người vợ lặng lẽ gùi đất từ một hố sâu dưới chân núi đổ lên đúng chỗ viên đá vừa bị đốn. Cả một ngày làm xong được chừng hơn 1m2 “đất”.

Đứng từ trên đồi nhìn xa xa, dòng sông Nho Quế như một vệt dài, ấy vậy mà Vừ nói hai vợ chồng cả ngày phải thay phiên nhau, người xúc đất bồi, người gùi lên tận nương để trồng cấy. Hằng năm mỗi mùa mưa đến cũng là nỗi lo âu của người dân nơi đây, nước đã cuốn trôi những hạt đất chỉ còn trơ lại gốc đá. Vì vậy, sau khi làm được mảnh nương, công việc tiếp theo là xếp những viên đá nhỏ xung quanh để giữ đất.


Bình luận

HẾT HẠN

0964 067 711
Mã số : 10477662
Địa điểm : Hà Nội
Hình thức : Cần bán
Tình trạng : Hàng mới
Hết hạn : 01/12/2020
Loại tin :

Thường

Để mua hàng an toàn trên Rao vặt, quý khách vui lòng không thực hiện thanh toán trước cho người đăng tin!

Gợi ý cho bạn