Khám Phá Một Seochon Đầy Hoài Niệm - Du Lịch Hàn Quốc

Liên hệ

Hà Nội


Khu vực Seochon nằm ở phía Đông của Cung Gyeongbokgung vẫn gợi lại cho tôi những kí ức đó bởi nó luôn thu hút mọi người tìm đến những khu dân cư "tiếp theo" ở Seoul

Hè này, trong chuyến du lịch trở về quê hương ở Ann Arbor, Michigan, tôi đã phải phải mỉm cười khi vô tình bước qua Wazoo Records, một cửa hàng bán CD và đĩa ghi âm đã qua sử dụng. Tôi vẫn nhớ những người bạn thời đại học của tôi mang album của một nhóm nhạc mới nổi ra Wazoo Records bán rồi lấy tiền thừa mua album của những nhóm nhạc khác “chưa được khám phá”. Các bạn tôi luôn bị cuốn theo cái vòng luẩn quẩn đó để tìm kiếm những điều “tiếp theo”.

Dù ở cách xa Ann Arbor, nơi tôi đã sống thời tuổi trẻ của mình, khu vực Seochon nằm ở phía Đông của Cung Gyeongbokgung vẫn gợi lại cho tôi những kí ức đó bởi nó luôn thu hút mọi người tìm đến những khu dân cư “tiếp theo” ở Seoul. Ở các thành phố lớn khác, những người có gu thưởng thức và tầng lớp gần nhau thường sống trong một khu vực nào đó – điều này hoàn toàn đúng đối với Seochon. Với những người đam mê nghệ thuật hay yêu nét kiến trúc của nhà truyền thống hanok và ngay cả những “fan” hâm mộ của phong cách độc đáo, Seochon chính là nơi “tiếp theo”.




Phía đông cung điện Gyeongbokgung


Cập nhật những xu hướng mới vẫn còn là điều mới mẻ với Seochon. Trong hầu hết chặng đường lịch sử đã trải qua, Seochon đều nằm trong vùng bao phủ của các quyền lực chính trị. Vào thời Joseon (1392 – 1910), rất nhiều vị quan bậc thấp và bậc trung đã chọn nơi này để sinh sống. Ngoài ra, khu vực này cũng lưu giữ khá nhiều dấu ấn của hoàng cung xưa. Điện thờ Sajikdan hay miếu thờ của hoàng gia thờ thần Đất và mùa màng, được đặt tại phía Tây Seochon và một số cung điện khác nằm rải rác trong khu vực.

Cuộc cách mạng

Sự bành trướng của đế quốc Nhật đã mang theo cùng nó sự công nghiệp hoá và đô thị hoá, cùng có tác động không nhỏ tới Seochon. Hầu hết các cung điện đều bị phá huỷ và thay vào đó là các cơ quan hành chính, các hành chính mọc lên. Các vùng đất lớn được chia ra thành các miếng đất nhỏ hơn để xây thêm nhà, đa số đều được xây theo phong cách hanok vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Đường xá được xây dựng, những dòng suối nhỏ bị san lấp và một con đường cao tốc xuất hiện nối liền Seochon với khu vực nội thành. Chính quyền đô hộ Nhật Bản được chuyển tới cung Gyeongbokgung vào năm 1926, đặt Seochon ở vị trí gần với trung tâm quyền lực.




Một con ngõ ở Seochon


Từ những năm 50 đến những năm 70, Seochon là địa điểm hàng đầu được các gia đình lựa chọn bởi các trường học danh tiếng nhất đều toạ lạc xung quanh trung tâm thành phố. Seochon lại một lần nữa nằm dưới lớp bao phủ của quyền lực chính trị khi Tổng thống Park Chung Hee thi hành những chính sách kiểm soát hành vi cực kì chặt chẽ từ sau mưu đồ ám sát không thành của các đặc vụ Bắc Triều Tiên vào năm 1968. Hậu quả là các quá trình phát triển gần như bị ngừng trệ, và khu vực Seochon không thay đổi là bao dù trong những năm của sự phát triển vượt bậc kinh tế thế giới thập kỉ 70, 80. Thậm chí ngay cả sau khi dân chủ hoá cuối những năm 80, Seochon cũng không mấy thay đổi bởi tất cả sự chú ý đều được dồn vào khu Gangnam.

Bắt đầu từ những năm đầu của thế kỉ 21, thành phố Seoul đầu tư mạnh mẽ cho việc bảo tồn các kiến trúc hanok ở Bukchon. Sự thành công của dự án này và danh tiếng của khu vực Samcheong-dong lân cận đã lấy sự chú ý của mọi người lại cho Seochon. Khoảng giữa thập kỉ, các nghệ nhân và phòng tranh bắt đầu chuyển tới khu vực này, gần với ga tàu điện ngầm Gyeongbokgung. Cũng trong lúc này, những kế hoạch về xây dựng các căn hộ theo hướng truyền thống cũng bắt đầu được tiến hành.

Cho đến năm 2008, sự thành công của sự án Bukchon và mối quan tâm của mọi người dành cho nhà truyền thống hanok đã dẫn sự chú ý của người dân tới Seochon, và thành phố Seoul đã tiến hành triển khai các kế hoạch nhằm bảo tồn các hanok còn sót lại và bổ sung dân cư cho khu vực này. Một cuộc tranh cãi căng thẳng về những cái được và mất trong việc phát triển và tu bổ đã nảy ra ngay sau đó nhưng những người ủng hộ ý kiến bảo tồn di tích đã chiến thắng và chính quyền thành phố bắt đầu đầu tư mạnh mẽ cho Seochon bắt đầu từ năm nay, 2011. Nhiều hanok đã được tu bổ hoặc xây dựng lại, nhiều phòng tranh và quán cà phê mọc lên, nhiều người đã khám pha ra điều "tiếp theo"

Điều tiếp theo

Nhưng vì sao nơi này lại trở thành nơi "tiếp theo"? Bởi một khúc ngoặt của lịch sử, sự bao phủ của quyền lực trùm lên Seochon cũng bảo vệ nó khỏi những ảnh hưởng của nhiều đổi thay. Hơn tất cả những nơi khác ở Seoul, ở Seochon hiện hữu những tầng những lớp của các kiến trúc có mặt tại đây kể từ đầu thế kỉ 20 cho tới nay. Hanok, nhà theo phong cách Nhật, nhà gạch 2 tầng của những năm 60, các khu nhà tập thể 4 tầng của thập kỉ 90 và những phòng tranh của thế kỉ 21 nằm rải rác trên những con đường nhỏ, những cái ngõ ngoằn ngoèo. Nghệ thuật theo kiểu đối lập, làm mọi người không thể không chú ý tới một góc đầy hoài cổ nằm trong lòng thành phố độc nhất vô nhị này. Người dân sống ở đây cũng bao gồm nhiều người theo phong cách cổ điển truyền thống và cũng đông người thích đi tìm những điều "tiếp theo".




Mái nhà cổ theo phong cách hanok đặc trưng ở Seochon


Trong bộ phim Sự sống và cái chết trong những thành phố của nước Mỹ (năm 1961), Jane Jacobs đã nói rằng một thành phố cần tới "4 khởi nguồn cho sự đa dạng" để tồn tại: mật độ dân cư, những nhu cầu cho cuộc sống, những toà nhà thấp và những toà nhà từ các thời kì khác nhau cũng như các toà nhà đang trong quá trình sửa chữa. Những người thích tìm kiếm điều "tiếp theo" tìm đến Seochon bởi nơi đây có sự đa dạng, độc đáo và (vẫn còn) chưa được khai phá, và hơn thế nữa những người thích hoài cổ yêu nơi này bởi đây là quê hương của họ. Một thử thách cho Seochon trong những năm tới là phải làm sao gìn giữ được vị trí quan trọng và sự độc đáo trong khi sự thương mại hoá có thể làm điều này biến mất một cách không đáng. Quả là một thử thách không dễ dàng.

Theo: thongtinhanquoc





Kinh nghiệm du lịch An Giang tự túc | kinh nghiệm du lịch Bà Rịa Vũng Tàu tự túc | kinh nghiệm du lịch Bạc Liêu tự túc |Kinh nghiệm du lịch Bắc Kạn tự túc | Kinh nghiệm du lịch Bắc Giang tự túc | Kinh nghiệm du lịch Bắc Ninh tự túc | Kinh nghiệm du lịch Bến Tre tự túc | kinh nghiệm du lịch Bình Dương tự túc | Kinh nghiệm du lịch Bình Định tự túc

kinh nghiem du lich An Giang tu tuc | kinh nghiem du lich Ba Ria Vung Tau tu tuc | kinh nghiem du lich Bac Lieu tu tuc |Kinh nghiem du lich Bac Kan tu tuc | kinh nghiem du lich Bac Giang tu tuc | kinh nghiem du lich Bac Ninh tu tuc | Kinh nghiem du lich Ben Tre tu tuc | kinh nghiem du lich Binh Duong tu tuc | kinh nghiem du lich Binh Dinh tu tuc

ăn khuya ở hà nội | an khuya o ha noi | ăn khuya ở sài gòn | an khuya o sai gon | du lịch mùa thu 2013 | du lich mua thu 2013 | đi chơi Royal City | di choi Royal City | kinh nghiệm du lịch Đà Nẵng | kinh nghiêm du lich Da Nang | kinh nghiệm du lịch Nha Trang |Kinh nghiem du lich Nha Trang | Đi chơi trung thu ở đâu 2013 | Di choi trung thu o dau 2013 | kinh nghiệm du lịch Bangkok | kinh nghiem du lich Bangkok | du lịch | du lich

india vietnam visa requirements | Vietnam Immigration Department | vietnam consulate shanghai | my vietnam visa | apply Vietnam visa online


Bình luận

HẾT HẠN

0912 536 085
Mã số : 8523637
Địa điểm : Hà Nội
Hình thức : Cần bán
Tình trạng : Hàng mới
Hết hạn : 26/09/2020
Loại tin :

Thường

Để mua hàng an toàn trên Rao vặt, quý khách vui lòng không thực hiện thanh toán trước cho người đăng tin!

Gợi ý cho bạn