Vé Máy Bay Hà Nội Đi Hồ Chí Minh Giá Rẻ

Liên hệ

Xuân Đỉnh



Vé máy bay Hà Nội đi TP Hồ Chí Minh


 


Vietnam Airlines

Vé máy bay đi Sài Gòn

Bảng giá vé máy bay Hà Nội đi TP Hồ Chí Minh





Thương gia Linh hoạt

Phổ thông Linh hoạt (VND)

Tiết kiệm linh hoạt (VND)

Tiết kiệm (VND)

Siêu tiết kiệm (VND)

4.510.000

3.047.000

2.585.000

1.815.000

1.700.000

4.510.000

3.047.000

2.585.000

1.815.000

1.700.000

4.510.000

3.047.000

2.585.000

1.815.000

1.700.000

4.510.000

3.047.000

2.585.000

1.815.000

1.700.000

4.510.000

3.047.000

2.585.000

1.815.000

1.700.000

4.510.000

3.047.000

2.585.000

1.815.000

1.700.000

4.510.000

3.047.000

2.040.000

1.815.000

1.700.000

4.510.000

2.997.000

2.040.000

1.815.000

1.700.000

4.510.000

2.997.000

2.040.000

1.815.000

1.700.000

4.510.000

2.997.000

2.040.000

1.815.000

1.700.000

4.460.000

2.997.000

2.040.000

1.815.000

1.700.000

4.460.000

2.997.000

2.040.000

1.815.000

1.700.000

4.46.000

2.997.000

2.040.000

1.815.000

1.700.000

4.460.000

2.997.000

2.040.000

1.815.000

1.700.000

4.460.000

2.997.000

2.040.000

1.815.000

1.700.000

4.460.000

2.997.000

2.040.000

1.815.000

1.700.000

4.460.000

2.997.000

2.040.000

1.815.000

1.700.000

Các loại giá vé trên tùy từng thời điểm mua vé sẽ còn hoặc hết, vì vậy muốn biết chính xác giá vé tại thời điểm mua Quý khách vui lòng gọi điện cho booker phòng vé chúng tôi để biết được giá vé và thời gian bay chính xác. Vui lòng gọi  0917 113 110 – 096 989 3684 Xin cảm ơn quý khách đã ủng hộ chúng tôi.

Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh là hai thành phố lớn là trung tâm kinh tế của đất nước với mật độ dân số cao. Chính vì vậy tần suất đi lại giữa hai thành phố này là vô cùng lớn hầu hết tất cả các hãng đều khai thác chuyến bay này với mật độ cao riêng Vietnam Airline trung bình 1 ngày khai thác 17 chuyến ở hầu hết các khung giờ và có đầy đủ các loại giá vé cho khách hàng lựa chọn từ loại vé Siêu tiết kiệm cho đến những loại vé hạng thương gia. Vietnam Airline luôn đưa đến quý khách dịch vụ tốt nhất, máy bay tốt nhất ngày càng khẳng định tên tuổi của một hãng hàng không quốc gia.

Thành phố Hồ Chí Minh- Hòn ngọc viễn Đông, thành phố trẻ năng động

Không mang nét cổ kính rêu phong như Hà nội ngàn năm văn hiến, không có sự tĩnh lặng thâm trầm và thơ mộng của Cố Đô Huế,  thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố trẻ trung hiện đại với 310 năm tuổi. Nhưng trong lòng thành phố lại chứa đựng biết bao giá trị văn hoá xã hội, lịch sử được kết tinh và chọn lọc từ quá trình xây dựng phát triển và giao lưu của nhiều nền văn hoá hiện đại khác nhau trên nền tảng bản sắc văn hoá dân tộc.

Thành Phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) được mệnh danh là hòn ngọc Viễn Đông,  hiện nay là thành phố đông dân nhất, đồng thời cũng là một trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của Việt Nam. Phía Bắc giáp Bình Dương, Tây Bắc giáp Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp Đồng Nai, Đông Nam giáp Bà Rịa-Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp Long An và Tiền Giang, cách Hà Nội gần 1730 km đường bộ, nằm ở ngã tư quốc tế giữa các con đường hàng hải từ Bắc xuống Nam, từ Ðông sang Tây, TP. HCM là tâm điểm của khu vực Đông Nam Á.


Thành phố Hồ Chí Minh năng động

Thành phố Hồ Chí Minh khi xưa là một khu vực của Vương quốc Phù Nam (thế kỷ 1 đến thế kỷ 7), rồi đến Chân Lạp (thế kỷ 8 đến thế kỷ 17) có tên gọi là Prey Nokor. Thành phố được hình thành nhờ công cuộc khai phá miền Nam của nhà Nguyễn, năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh cho lập phủ Gia Định, đánh dấu sự ra đời lãnh thổ Đàng Trong. Khi người Pháp vào Đông Dương, để phục vụ công cuộc khai thác thuộc địa, thành phố Sài Gòn được thành lập và nhanh chóng mở rộng phát triển, trở thành thương cảng sầm uất, một trong hai đô thị quan trọng nhất Việt Nam, được mệnh danh Hòn ngọc Viễn Đông hay Paris Phương Đông. Từ năm 1956, Sài Gòn trở thành thủ đô của Việt Nam Cộng hòa, cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 Việt Nam thống nhất và đến năm 1976 thì thành phố Sài Gòn được đổi tên là Thành phố Hồ Chí Minh.

Đến với TP.HCM, vào bất cứ lúc nào bạn cũng cảm nhận được  nhịp sống nhộn nhịp, năng động, sầm uất nơi đây. Là cửa ngõ của Đất Phương Nam, từ rất sớm, nơi đây đã trở thành trung tâm thương mại  giao lưu với nước ngoài, là nơi phát triển mạnh các nghề thủ công mỹ nghệ, và là nơi tiếp xúc sớm nhất kỹ thuật của Châu Âu.

Nhưng ngay tại trung tâm thành phố, từ bến Bạch Đằng bạn cũng có thể xuôi thuyền theo sông Sài Gòn để được hòa mình vào với thiên nhiên bao la của sông nước, hướng về những làng nghề truyền thống, vườn cây ăn trái xum suê, vườn cây kiểng, chợ nổi trên sông hay khu du lịch sinh thái Cần Giờ…, tất cả sẽ đem đến cho bạn những khoảnh khắc thật khó quên. Những nụ cười, những ánh mắt thân ái của người Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh đã, đang và sẽ chờ đón bạn.


Chợ hoa xuân Sài Gòn

Chợ hoa xuân Sài Gòn

NƠI HỘI TỤ VĂN HOÁ ĐÔNG – TÂY

Do ảnh hưởng của quá trình hình thành và phát triển, Thành phố Hồ Chí Minh là nơi hội tụ nhiều dòng chảy văn hoá: có nền văn hoá mang dấu ấn của người Việt Nam, Hoa, Chăm, Khơ me,… đồng thời Sài Gòn cũng là một trong những trung tâm đầu tiên của cả nước đón nhận những ảnh hưởng từ nền văn hoá hiện đại Pháp, Mỹ qua các giai đoạn thăng trầm của đất nước.

Cùng là sự hội tụ tinh hoa của nhiều nguồn văn hoá, nhưng TP Hồ Chí Minh và Hà Nội lại có sự khác biệt rõ rệt. Nếu Hà Nội là một đô thị mang tính hướng nội, văn hoá Hà nội là sự chắt lọc tinh hoa văn hoá dân tộc của mọi miền đất nước thì văn hoá TP Hồ Chí Minh vừa mang trong mình gam màu đa sắc hiện đại hướng ngoại, lại vừa kín đáo, gìn giữ được những dấu xưa trầm tích trong từng góc phố, từng mái nhà và trong nếp sinh hoạt của người dân.

Một trong những nét văn hoá đập ngay vào cảm xúc của chúng ta khi chiêm ngưỡng thành phố trẻ này, đó là một diện mạo kiến trúc khá sinh động, phong phú lại rất bản sắc.

Kiến trúc thời Pháp để lại nhiều công thự đẹp, hài hòa với cảnh quan, trở thành một nét thanh lịch riêng của thành phố. Các công thự này rất đa dạng, là những công trình kiến trúc tuyệt đẹp từ trăm năm trước đến nay vẫn tồn tại và được gìn giữ khá nguyên vẹn, gồm từ trụ sở các cơ quan hành chính của thành phố cho đến các bảo tàng, nhà hát, trường học,… thuộc khá nhiều trường phái và phong cách nghệ thuật khác nhau. Không ít những chi tiết của nghệ thuật Việt, Chăm, Khmer đã được đưa vào trang trí. Đặc biệt có những công trình kết hợp hài hòa kiến trúc phương Tây với những yếu tố bản địa thành một phong cách riêng gọi là kiến trúc Đông Dương, điển hình như Nhà Rồng, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam hay trường Lê Hồng Phong.

Các công trình kiến trúc hiện đại, thanh lịch

Bến Nhà Rồng


Bến Nhà Rồng

Bến Nhà Rồng khởi đầu là một thương cảng lớn của Sài Gòn

Bến Nhà Rồng khởi đầu là một thương cảng lớn của Sài Gòn. Thương cảng này nằm trên sông Sài Gòn và được xây dựng từ 1864, trên khu vực gần cầu Khánh Hội, nay thuộc quận 4.


Bến cảng Nhà Rồng

Tại nơi đây, vào ngày 5 tháng 6 năm1911, người thanh niên Nguyễn Tất Thành (sau này lấy tên là Hồ Chí Minh) đã xuống con tàu Amiral Latouche Tréville làm phụ bếp để có điều kiện sang châu Âu tìm đường  cứu  nước.

Do đó, từ 1975 toà trụ sở xưa của thương cảng Nhà Rồng đã được Việt Nam xây dựng lại thành khu lưu niệm Hồ Chí Minh.

Nhà Hát Thành phố

Nằm ở điểm cuối Lê Lợi, tọa lạc trên con đường Ðồng Khởi – trung tâm thành phố Hồ Chí Minh, bên cạnh là hai khách sạn lớn Caravelle và Continental.

Nhà hát được xem như một công trình văn hóa tiêu biểu và tốn kém nhất ở Sài Gòn thời Pháp thuộc. Xây cất từ năm 1898 do kiến trúc sư Ferret thiết kế, theo phong cách Barốc thời Đệ tam Cộng hòa Pháp đặc biệt với nhiều tác phẩm trang trí mặt tiền đặt làm từ bên Pháp chở sang.


Nhà hát lớn TP HCM

Nhà hát lớn TP HCM

Khánh thành vào ngày 1/1/1900, nhằm truyền bá văn hóa Pháp. Bố cục bắt chước theo kiểu nhà hát kịch Opéra ở Paris, với phòng khán giả, sân khấu lớn, không gian phần giải lao rộng rãi. Có thêm tầng hầm, mái gãy dạng Mansart, trước lợp tấm đồng.

Lúc đầu nhà hát hoạt động sôi nổi với các đoàn hát từ chính quốc sang, sau bị ngành chiếu bóng, nhà hàng, vũ trường cạnh tranh nên chỉ sinh hoạt cầm chừng với các buổi ca hát, hòa nhạc và cải lương. Thời 1955 – 1975 dùng làm Hạ nghị viện, nay khôi phục lại làm nhà hát thành phố nhưng qui mô quá nhỏ so với yêu cầu một Sài Gòn quá lớn ngày nay.


Nhà hát TP HCM về đêm đẹp lộng lẫy

Nhà hát TP HCM về đêm đẹp lộng lẫy

Nhà hát thành phố Hồ Chí Minh có kiến trúc cổ kính, uy nghi với 1 tầng trệt, hai tầng lầu, 1.800 ghế, không khí thoáng, hệ thống âm thanh ánh sáng hiện đại. Nhà hát thành phố Hồ Chí Minh là nơi tổ chức biểu diễn sân khấu chuyên nghiệp như: biểu diễn kịch nói, cải lương, ca nhạc, múa ba lê, dân tộc, opera cho tất cả các đoàn nghệ thuật trong và ngoài nước. Tại đây có thể tổ chức những buổi mít tinh, kỷ niệm những ngày lễ lớn.

Hội Trường Thống Nhất

Hội trường Thống Nhất – Dinh Độc Lập tọa lạc ngay trên vùng đất rộng gần 12 mẫu Tây. Khu đất được giới hạn bởi bốn con đường: Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Nguyễn Du và Huyền Trân Công Chúa, Nguyễn Thị Minh Khai. Sau khi hạ Đại Đồn Chí Hòa năm 1861, với chiến lược lâu dài trong việc thôn tính Việt Nam Đông Dương, chính phủ Pháp bắt tay vào chỉnh trang đô thị Sài Gòn và xây dựng những công trình kiên cố. Dinh Norrodom (còn có tên là Dinh Toàn Quyền hay Dinh Thống Soái) được xây dựng theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư người Pháp Hermite.

 Viên đá đầu tiên được đặt khởi công cho công trình xây dựng dinh vào ngày 23/2/1868 do Đô đốc De La Grandière chủ tọa với sự tham gia của nhiều quan chức Pháp – Việt. Theo sách của Jules Boissère thì công trình phải mất đến 21 năm cho quá trình xây dựng và trang trí nội thất. Đến năm 1889 dinh mới được khánh thành, chi phí xây dựng lên đến 4 triệu Frans vàng. Hiệp định Genève được kí kết, ngày 7/9/1954 dinh Norrodom được giao lại cho chính phủ miền Nam Việt Nam và được đổi tên thành Dinh Độc Lập, dùng làm phủ tổng thống chế độ Sài Gòn cũ.


Dinh Độc Lập

Dinh Độc Lập

Ngày 27/2/2962 dinh bị ném bom làm sập hoàn toàn phía trái Dinh Độc Lập. Sau sự cố đó, dinh Độc Lập được xây dựng lại hoàn toàn như hiện nay, theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ. Năm 1975 dinh Độc Lập được đổi thành Hội trường Thống Nhất. Công trình này có diện tích 20.000m2 được xây dựng trên khuôn viên rộng 12 ha rợp bóng cây, phân bố trên 100 phòng, với hội trường lớn, hành lang rộng, lối vào uy nghi, chiều cao bằng ngôi nhà 5 tầng, có thêm tầng hầm và sân thượng, kỳ đài. Lối vào đại sảnh nâng cao với hồ nước hình bán nguyệt kiểu truyền thống Việt Nam. Công trình tiêu biểu phong cách kiến trúc hiện đại và dân tộc hiếm hoi ở Sài Gòn thời cũ.

Nhà Thờ Đức Bà

Tọa lạc tại số 1 Công xã Paris, thành phố Hồ Chí Minh còn được biết đến với tên Vương cung Thánh đường Đức Bà Sài Gòn, là nhà thờ công giáo có quy mô lớn và đặc sắc, là ngôi thánh đường nguy nga và cổ kính.


nha-tho-duc-ba

Nhà thờ đức bà

Nhà thờ được khởi công xây dựng từ năm 1877 và hoàn thành vào năm 1880. Vương cung Thánh đường Chánh tòa Đức Bà Sài Gòn là một trong những công trình đặc sắc thu hút nhiều khách tham quan nhất tại thành phố Hồ Chí Minh.


nha tho duc ba

Nhà thờ đức bà

Ngôi giáo đường tráng lệ và cổ kính này không chỉ là một công trình tôn giáo mà còn là một kiến trúc mang nhiều giá trị văn hóa, lịch sử. Mặt tiền nhà thờ trông ra đường Nguyễn Du, lưng giáp đường Lê Duẩn, hai bên hông là quảng trường Công xã Paris, có diện tích rộng 35m, dài 93m, đồ án thiết kế do kiến trúc sư Pháp Bonard thực hiện theo kiểu Roman cải biên, mô phỏng nhà thờ Notre của Paris, nhưng nhỏ hơn và thuộc loại đẹp nhất trong số các nhà thờ ở các nước thuộc địa của Pháp thời đó.

Năm 1895, nhà thờ xây them hai tháp chuông, mỗi tháp cao 57,6m, 2 tháp có 6 chuông đồng lớn nặng 25,850 tấn. Đứng trước nhà thờ là tượng Đức mẹ Hòa Bình bằng cẩm thạch Ý, cao 4,2m, nặng 8,5 tấn làm tại Rome được dựng vào năm 1959. Tường xây bằng gạch trần (không tô phết) màu nâu đỏ đưa từ Marseille sang. Những lỗ thong hơi xuyên thẳng vào tường rất khéo trông như những hoa văn trên tấm lụa. Ngày 07-08/12/1959, tòa thánh Vatican đã quyết định nâng nhà thờ Đức Bà lên hàng Vương cung Thánh đường (Basilique). Hàng ngày, nhà thờ có nhiều giờ lễ khác nhau. Đặc biệt, ngày chủ nhật vào lúc 9 giờ 30 có lễ dành cho người nước ngoài.

Trụ sở Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố

Địa chỉ: 86 Lê Thánh Tôn, P.BN, Q.1


HCM

Ủy ban Nhân Dân

Nằm trên một khu đất rộng giới hạn bởi đường Pasteur (phía tây), Lý Tự Trọng (phía bắc), Đồng Khởi (phía đông) và Lê Thánh Tôn (phía nam). Thời Pháp thuộc, nơi đây có các tên gọi là dinh Xã Tây, dinh Đốc Lý, là trụ sở làm việc của Hội đồng thành phố. Về sau được đổi tên là Tòa thị sảnh. Giai đoạn từ năm 1954 – 1975, gọi là Tòa đô chính Sài Gòn. Sau 30/4/1975 cho đến nay là trụ sở của UBND TP.HCM.


Uy_ban_nhan_dan_thanh_pho_Ho_chi_Minh_q1_vietnam

Ủy ban Nhân Dân HCM

Việc xây cất tòa nhà này được các quan chức thực dân lưu ý đến từ năm 1871 và các năm sau đó. Nhưng mãi đến năm 1898 mới được chính thức khởi công xây dựng theo đồ án của kiến trúc sư Gardès. Phần trang trí tòa nhà lúc đầu định làm theo bản vẽ của họa sĩ Ruffier, nhưng sau lại được giao cho họa sĩ Bonnet. Năm 1909, tòa nhà được khánh thành.

Tòa nhà có cấu trúc khá đơn giản nếu nhìn về đại thể. Phần chính giữa là tháp nhọn nhô cao, hai bên có hai tầng mái cân đối. Hai phía trái, phải tòa nhà thấp hơn một chút. Phần trang trí, ngoài các họa tiết, có 3 bức tượng đắp nổi. Đó là tượng một phụ nữ và một đứa bé đang chế ngự bầy thú dữ (ở giữa) và hai phụ nữ khác trong tư thế cầm gươm (ở hai bên trái, phải). Tòa nhà này vào loại lớn và xưa của Sài Gòn, cách đây 100 năm. Thuở ấy, phía trước nhìn ra cảng Bến Nghé còn là một khoảng không. Nay là đại lộ Nguyễn Huệ.


People''s_Committee

Cảnh về đêm lung linh

Là trụ sở của UBND TP.HCM, nơi đây đã ghi dấu những sự kiện lịch sử. Cuộc biểu tình lớn của đồng bào đòi công ăn việc làm năm 1937. Cuộc mít tinh của nửa triệu người nhân lễ ra mắt của Ủy Ban Hành Chính lâm thời Nam Bộ ngày 25/8/1945 (Pháp chiếm lại dinh Đốc Lý sau 23/9/1945). Cuộc đấu tranh bãi công bãi thị ngày 9/1/1950. Nhiều cuộc mít tinh, tuần hành diễn ra trước tòa nhà trụ sở UBND TP.HCM nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn sau 1975. Đặc biệt phía trước tòa nhà là vườn hoa cây cảnh, nơi đặt bức tượng Bác Hồ với thiếu nhi của nhà điêu khắc Diệp Minh Châu.


Ủy ban nhân dân TP.HCM

Ủy ban nhân dân TP.HCM

Bưu điện trung tâm Sài Gòn

Tọa lạc tại số 2, đường Công xã Paris, Q.1. Đây là công trình kiến trúc có nhiều đặc trưng của phong cách kiến trúc châu Âu kết hợp với châu Á.

Được xây dựng từ 1886 và hoàn thành vào năm 1891 theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư Villedieu cùng phụ tá Foulhoux, tòa nhà đồ sộ này tọa lạc trên gò đất cao bên hông Vương cung Thánh đường, phía sau là đường Hai Bà Trưng.


saigon_post_office

Sài Gòn

Mặt tiền được trang trí với những bảng tên một số danh nhân Pháp như Laplace, Voltaire, Arage … Kiến trúc đơn giản, nhã nhặn, điểm tô bởi những hoa văn như đầu rồng, tràng hoa, cây trái… theo từng ô hình chữ nhật, ghi danh những nhà phát minh ra ngành điện tín và ngành điện. Trên các ô có đắp hình các nam nữ đội vòng nguyệt quế. Trên vòng cung ngôi nhà có chiếc đồng hồ lớn.


buu-dien-thanh-pho

Bưu điện trung tâm TP HCM

Bước chân vào phía trên trong, khách thấy hai bên tường cao là hai bản đồ lịch sử: Saigon et ses environs 1892 và Lignes télégraphiques du Sud Vietnam et du Cambodge 1936.

Các trung tâm thương mại

Chợ Bến Thành:

Địa chỉ: Đường Lê Thánh Tôn, P.BT, Q.1. Nằm ở khu vực trung tâm thành phố, từ lâu chợ Bến Thành đã trở thành biểu tượng của Sài Gòn. Không chỉ thuần túy là nơi buôn bán, gần một trăm năm qua ngôi chợ này đã trở thành một chứng nhân lịch sử chứng kiến bao đổi thay thăng trầm của thành phố, là bộ mặt kinh tế nói lên sự phát triển của một thành phố thương mại lớn nhất nước và là điểm giao hòa giữa Sài Gòn xưa và thành phố Hồ Chí Minh ngày nay.

cho-ben-thanh

Những năm gần đây chợ Bến Thành là địa điểm tham quan cho du khách. Ngoài mục đích tìm cho mình hàng hóa hay 1 món quà lưu niệm du khách muốn thấy đươc những nét riêng thể hiện trong những sinh hoạt đời thường của thành phố Hồ Chí Minh.

Hình thành từ trước khi người Pháp đặt chân đến vùng đất này, ngôi chợ khởi thủy nằm ven sông Bến Nghé, ở một bến bên cạnh thành Quy (thành Gia Định) nên có tên là Bến Thành. Đến năm 1911, chính quyền thuộc địa Pháp quyết định dời chợ về vị trí hiện nay, khi ấy còn là một cái ao sình lầy. Chợ được khởi công từ năm 1912 cho đến cuối tháng 3-1914 mới hoàn tất và hoạt động liên tục kể từ đó cho đến nay.

Chợ trải qua nhiều lần trùng tu, lần mới nhất vào tháng 6/1985, được sửa chữa lớn và nâng cấp nhà lồng chợ. Trước mặt chợ có bùng binh mang tên Cuniac, tên của một thị trưởng thời Pháp thuộc, sau 1963 đổi lại là công viên Quách Thị Trang. Cửa chính của chợ có một tháp đồng hồ 3 mặt. Hai bên tả hữu có 3 nóc nhà chợ lợp ngói. Chợ có 4 cửa: Đông, Tây, Nam, Bắc mở ra 4 đường Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Lê Lợi, Lê Thánh Tôn, Q.1. Đây là nơi chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử của thành phố và được xem là biểu tượng của thành phố.

Chợ Bến Thành là một khu trung tâm buôn bán không chỉ của TP Hồ Chí Minh mà còn của các tỉnh phía Nam. Hàng hóa trong chợ rất phong phú, dường như có đủ mặt các sản vật trong nước và hàng công nghệ hiện đại trên thế giới. Bến Thành được xem là chợ bán lẻ quy mô nhất theo nghĩa có thể tìm thấy tại nơi này đủ thứ mặt hàng, từ bình dân đến cao cấp, đặc biệt hàng thực phẩm thuộc loại chọn lọc nhất.

Chợ Bình Tây 

Chợ Bình Tây còn được biết đến với cái tên gọi là Chợ Lớn.

Mới được xây dựng vào những năm 20 của thế kỷ XX. Chợ được xây dựng trên diện tích hơn 17.000 m2 thuộc thôn Bình Tây cũ theo lối kiến trúc cổ mang đậm phong cách Á Đông.

Hiện nay chợ có trên 2.300 quầy sạp kinh doanh với hơn 30 nhóm ngành hàng. Các mặt hàng tại chợ rất phong phú và đa dạng về chủng loại, giá cả phù hợp với sức mua của người có thu nhập trung bình. Hình thức kinh doanh tại chợ chủ yếu vẫn là bán buôn đi các địa phương.

Thương xá Taxlà một trung tâm thương mại lâu đời nhất tại Thành phố Hồ Chí Minh với bề dày lịch sử hơn 100 năm trong ngành dịch vụ bán lẻ Thương xá Tax tọa lạc tại ngay trung tâm thành phố trên ngã tư đường Lê Lợi và Nguyễn Huệ, với hàng hóa đa dạng từ vàng bạc đá quý, mỹ phẩm, nước hoa, hàng thời trang, đồ phụ kiện thời trang cho đến hàng lưu niệm, đồ điện tử, đồ thủ công mỹ nghệ. Không những thế, khách hàng tới đây còn được hưởng các dịch vụ tiện ích như siêu thị, ngân hàng, thưởng thức ẩm thực, thông tin du lịch, khu vui  chơi thiếu nhi, truy cập internet trong môi trường an ninh đảm bảo.

Ngoài ra, hiện nay còn có các trung tâm thương mại  hiện đại chuyên bán các sản phẩm cao cấp nhãn hiệu quốc tế: Vincom, Parkson, Diamond Plaza…

 Bảo tàng Hồ Chí Minh

Tọa lạc tại số 1 đường Nguyễn Tất Thành, tòa nhà trước kia là Bến Nhà Rồng, trụ sở của hãng Messageries maritimes của Pháp. Từ 1975 tòa nhà  này đã được xây dựng lại thành khu lưu niệm Hồ Chí Minh, một  chi nhánh nằm trong hệ thống các Bảo tàng và Di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cả nước.

Bảo tàng trưng bày hiện vật liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ Tịch Hồ Chí Minh, đặc biệt phản ánh sự kiện Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước và tình cảm của Bác Hồ dành cho nhân dân miền Nam cũng như lòng kính yêu của nhân dân miền Nam dành cho Bác Hồ.

Bảo tàng thành phố Hồ Chí Minh

 Tọa lạc tại số 65 Lý Tự Trọng trong 1 công trình có kiến trúc đặc sắc kết hợp Âu- Á, trưng bày nhiều bộ sưu tập hiện vật quí về lịch sử Sài Gòn xưa, giai đoạn lịch sử kể từ khi Việt Minh lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp cho đến ngày nay.


Bảo tàng thành phố HCM

Bảo tàng thành phố Hồ Chí Minh

Tòa nhà được xây dựng từ 1885 đến 1890 do kiến trúc sư người Pháp Alfred Foulhoux thiết kế. Đây là nơi chứng kiến biết bao lần đổi chủ với những biến cố lịch sử kể từ khi tòa nhà được hoàn thành cho đến năm 1975.

Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh

Ở số 12, đường Lê Duẩn, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Bảo tàng này trưng bày các hiện vật, hình ảnh, sa bàn liên quan đến Chiến dịch Hồ Chí Minh. Bảo tàng được thành lập năm 1986 trong tòa nhà được xây đầu thế kỷ 20 theo thiết kế của một kiến trúc sư người Pháp.

1

Bảo tàng Phụ Nữ Nam Bộ

 Ở số 202 đường Võ Thị Sáu, phường 7, Quận 3, được thành lập năm 1985 với mục đích giữ gìn, giáo dục lòng yêu nước, truyền thống tốt đẹp của phụ nữ miền Nam cho các thế hệ mai sau. Nội dung trưng bày là lịch sử đấu tranh cách mạng và truyền thống văn hóa của phụ nữ miền Nam.


Bảo tàng Phụ Nữ

Bảo tàng Phụ Nữ

Khu vui chơi giải trí

Công viên Kỳ Hòa

 Ở số 16A đường Lê Hồng Phong quận 10, được thành lập năm 1983. Với diện tích 17ha, công viên Kỳ Hòa có một môi trường sinh thái và những công trình văn hóa nhân tạo rất lý tưởng cho việc thỏa mãn nhu cầu vui chơi giải trí của nhiều đối tượng công chúng khác nhau. Đây cũng là nơi rất thuận lợi để tổ chức các lễ hội dân gian và hiện đại trong các ngày kỷ niệm lễ lớn của dân tộc. Để đáp ứng nhu cầu văn hóa ngày càng phong phú và đa dạng của công chúng, công viên Kỳ Hòa đang tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật ngày một hiện đại hơn.

Công viên Văn hóa Đầm Sen

Là công viên giải trí nằm ở số 3 đường Hòa Bình, Quận 11, thành phố Hồ Chí Minh. Công viên có diện tích 50 ha gồm 20% là mặt hồ và 60% cây xanh và vườn hoa.

Đầm Sen là một trong những khu du lịch lớn. Kiến trúc được kết hợp một cách hoàn mĩ nền văn hóa Đông-Tây và một chút vẻ đẹp thời La Mã. Ngoài những khu vui chơi, Đầm Sen còn có những  nhà hàng, khách sạn và hàng chục các loại hình khác để phục vụ khách du lịch.


công viên nước Đầm Sen

công viên nước Đầm Sen

Khu Du lịch Suối Tiên

Là một khu liên hợp vui chơi giải trí tại Quận 9, thành phố Hồ Chí Minh.


Khu vui chơi ở Suối Tiên

Khu vui chơi ở Suối Tiên

Kiểu cách kiến trúc và các thể loại vui chơi được gắn lồng vào các hình ảnh lịch sử và truyền thuyết Việt Nam như Lạc Long Quân, Âu Cơ, Vua Hùng, sụ tích trăm trứng, Sơn Tinh Thủy Tinh, sự tích bánh dày, sự tích quả dưa hấu,  chín tầng địa ngục, tứ linh hội tụ Long- Lân- Qui- Phụng, công viên giải trí dưới nước, đặc biệt là biển Tiên Đồng, biển nhân tạo đầu tiên ở Việt Nam. Khu du lịch suối Tiên được mở cửa tất cả các ngày trong tuần.

Khu Du lịch Văn Thánh

 Tọa lạc tại 48/10 Điện Biên Phủ, phường 22, quận Bình Thạnh, cách trung tâm thành phố 2km, nằm bên dòng sông Thị Nghè, được bố trí như khung cảnh làng quê thanh bình, với những thảm cỏ xanh dưới tán cây bạch đàn, với hồ bơi và có nhà hàng với ẩm thực 3 miền.

Thảo Cầm Viên

Với tên ban đầu Vườn Bách Thảo là nơi bảo tồn động thực vật có tuổi thọ đứng hàng thứ 8 trên thế giới. Khuôn viên rộng lớn này hiện tọa lạc ở số 2B Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Bến Nghé, quận 1.

thao-cam-vien

Hiện nay Thảo Cầm Viên đã trở thành một vườn thú lớn với 590 đầu thú thuộc 125 loài, thực vật có 1800 cây gỗ thuộc 260 loài, 23 loài lan nội địa, 33 loài xương rồng, 34 loại bon sai… và đang được bổ sung thêm.

Hiện nay, ở Thảo Cầm Viên Sài Gòn, ngoài những khu vực nuôi trồng cầm thú, cây cảnh và sưu tập phong lan, còn có khu dành cho trẻ em, cho người lớn vui chơi, giải trí…

Ngoài ra, trong Thảo Cầm Viên Sài Gòn còn có hai công trình kiến trúc đặc sắc khác, đó là Đền thờ vua Hùng được xây dựng năm 1926 và Bảo tàng Lịch sử  mở cửa từ năm 1929.

Nhà hát múa rối nước

Múa rối nước là một loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian truyền thống độc đáo, một sáng tạo đặc biệt của người Việt, ra đời chừng hơn 10 thế kỷ trước ở vùng châu thổ sông Hồng. Loại hình này thường diễn vào dịp lễ, hội làng, ngày vui, ngày Tết, dùng con rối diễn trò, diễn kịch trên mặt nước. Trò rối nước cũng được coi là nét văn hóa phi vật thể đặc sắc của dân tộc Việt Nam.


1-251-Water-puppets-R

Múa rối nước

Các công trình cổ đậm đà bản sắc dân tộc, Chùa cổ, Chùa Hoa

Những công trình kiến trúc của TP. Hồ Chí Minh cũng mang “ cơ cấu kiến trúc Việt- Hoa- Châu Âu”. Phong cách kiến trúc truyền thống cũng như những công trình điêu khắc đậm đà bản sắc dân tộc còn được bảo lưu là chùa Trường Thọ, chùa Từ Ân và quy mô nhất là chùa Giác Lâm, kế đó là chùa Giác Viên, chùa Gò ( Phụng Sơn Tự) và một số ngôi nhà cổ ở rải rác các huyện ngoại thành.


chùa Ông

Chùa cổ chùa Hoa

Nơi đây ngoài các công trình của người Việt, còn có các công trình xây dựng của người Hoa. Những công trình lớn của người Hoa là đền miếu thường là trụ sở của các bang và được gọi là Hội quán đã làm cho diện mạo phố xá của xứ này, nhất là vùng Chợ Lớn những nét độc đáo.

Khu phố Hải Thượng Lãn Ông 

Đây là khu phố cổ duy nhất còn tồn tại của khu phố người Hoa, nằm ở ngã tư Hải Thượng Lãn Ông – Triệu Quang Phục với tổng thể gồm 16 nhà kiến trúc xưa còn giữ được hình dáng phố cổ ở phía ngoài như hiện trạng thời kỳ cuối thế kỷ 19 – đầu thế kỷ 20. Hiện nay là khu phố bán thuốc bắc và thuốc nam nổi tiếng của thành phố Hồ Chí Minh.

Chùa Giác Lâm

 Tọa lạc tại 118 Lạc Long Quân, phường 10, quận Tân Bình là một trong những ngôi chùa được xây dựng sớm nhất ở đất Gia Định – Sài Gòn còn tồn tại đến ngày nay. Năm 1744, chùa được cư sĩ Lý Thụy Long, người Minh Hương xây dựng. Trải qua hàng trăm năm, chùa có nhiều tên gọi khác nhau như: Chùa Cẩm Sơn, Sơn Can hay Cẩm Đệm.


chùa giác Lâm

Chùa Giác Lâm

Chùa Bà Thiên Hậu

Chùa Bà Thiên Hậu (theo cách gọi của người Việt) còn được gọi là chùa Bà Chợ Lớn, tên chữ Hán là Thiên Hậu miếu, người Hoa gọi là Phò Miếu (tức miếu Đức Bà). Do bên cạnh chùa có Tuệ Thành Hội quán là nơi quy tụ của nhóm người Hoa Quảng Đông, nên chùa còn được gọi Tuệ Thành Hội quán.

Đây là một trong những ngôi chùa cổ nhất của người Hoa  hiện tọa lạc tại số 710 đường Nguyễn Trãi Quận 5. Chùa Bà Thiên Hậu được nhóm người Hoa gốc Tuệ Thành (tức Quảng Châu thuộc tỉnh Quảng Đông) di dân sang Việt Nam góp vốn và góp công xây dựng vào khoảng năm 1760 và được trùng tu nhiều lần. Chùa nằm trong khu trung tâm của những người Hoa đầu tiên đến tạo lập nên Chợ Lớn sau này.

Văn hóa nghệ thuật

Trẻ trung và hiện đại, nhưng Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh lại là nơi phổ biến chữ quốc ngữ đầu tiên, là nơi ra báo đầu tiên của cả nước. Điều này làm nảy sinh sớm một nền văn học quốc ngữ ở nơi đây. Từ thế kỷ 19, 20, văn học quốc ngữ đã có một cơ sở vững vàng với hàng loạt tác phẩm được xuất bản với nhiều dạng: từ dịch thuật đến sưu tầm, nghiên cứu; từ sáng tác thơ đến truyện và tiểu thuyết viết theo lối phương Tây; từ lối viết du ký, hồi ký đến soạn các kịch bản hát bội…và phát triển rất mạnh mẽ cho đến ngày hôm nay.

Một nét văn hoá cũng rất nổi tiếng tại thành phố này chính là nghệ thuật ca nhạc cổ. TP Hồ Chí Minh nổi tiếng với những bài đờn ca tài tử, cải lương mùi mẫn lay động tâm hồn những ai đã từng thưởng thức. Âm nhạc truyền thống của TP Hồ Chí Minh phát triển trong sự trưởng thành chung của âm nhạc cổ Nam Bộ. Đặc điểm riêng của nó thu thập hầu như toàn bộ những thành tựu và tài năng âm nhạc của lục tỉnh (Bạc Liêu, Rạch Giá, Mỹ Tho, Cần Đước và các tỉnh miền Đông). Trong những năm 1954, ở đây lại du nhập thêm nhiều nhóm nhạc miền Bắc, miền Trung (đặc biệt là nhạc cổ Huế). Bên cạnh đó, nhạc cổ thành phố, đặc biệt là cải lương cũng đã tiếp nhận nhạc Phương Tây và nhạc Trung Quốc một cách chọn lọc để làm nên một nền nghệ thuật đặc sắc, phong phú và đa dạng như ngày nay.

Ẩm thực

Nhắc đến văn hoá của một vùng đất, không thể không nói đến văn hoá ẩm thực bởi ẩm thực chính là thước đo sự tinh tế của  người dân nơi đây. Ở TP Hồ Chí Minh có cái tấp nập của cuộc sống hối hả kiểu Mỹ, có những góc phố mang đậm dấu ấn văn hóa Pháp và những dãy phố Tàu đặc trưng của vùng Chợ Lớn… nên thành phố đã tiếp nhận thêm các dòng ẩm thực của cả nước và thế giới, chọn lọc tinh hoa thành một nền ẩm thực phong phú và hấp dẫn.

Ngày nay, người ta dễ dàng tìm thấy ở TP Hồ Chí Minh vô số đặc sản Bắc, Trung, Nam hay quốc tế, theo đúng nguyên bản cũng có, nhưng phổ biến hơn vẫn là những món đã được “Sài Gòn hóa” để hương vị thêm phong phú, đậm đà. Chất Sài Gòn thường thể hiện ở vị ngọt, nhiều rau xanh. Chẳng hạn như món canh chua  đã kết hợp cả cái chua- mặn của miền Bắc, cái cay nồng ớt tươi của miền Trung và cái ngọt xởi lởi của miền Nam. Món bún bò Huế được “cải biên” để bớt cay, thêm ngọt, thêm béo và thêm rau. Món bò bít tết của phương Tây thì mỏng hơn, chín hơn, nhiều gia vị hơn và kèm rau sống, đồ chua nhiều hơn.

Chính vì vậy, thành phố Hồ Chí Minh hấp dẫn du khách không chỉ vì có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hoá, công trình kiến trúc cổ mà còn bởi nền văn hoá ẩm thực mang đậm nét Nam bộ đó của mình.

Làng nghề truyền thống

Các làng nghề truyền thống cũng là một địa chỉ văn hoá, phản ánh nét độc đáo của thành phố này. Cho đến nay, TP Hồ Chí Minh vẫn còn lưu giữ được nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng từ lâu đời như: nghề đúc lư đồng thờ ở Gò Vấp, thêu tranh ở một số quận trung tâm, làm hàng mã của người Hoa Chợ Lớn, xe nhang ở Bình Chánh; đan mây tre lá ở Thái Mỹ…Mỗi làng nghề đều có giá trị văn hoá và sức hấp dẫn riêng

Với sức hút từ các di tích, địa chỉ văn hoá, sự hấp dẫn của các giá trị văn hoá phi vật thể, số khách du lịch, nhất là khách quốc tế đến thành phố Hồ Chí Minh ngay càng tăng với tốc độ cao, từ chỗ có 180.000 khách quốc tế vào năm 1990, đến nay đã có hàng triệu khách quốc tế mỗi năm, chiếm trên 50%- 70% lượng khách quốc tế vào Việt Nam. Sự tăng trưởng nhanh của khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và vào thành phố Hồ Chí Minh là kết quả của chính sách mở cửa và hội nhập thế giới, sự kết hợp hài hoà giữa du lịch và quảng bá văn hoá.

Thành phố 310 năm tuổi so với chiều dài lịch sử đất nước là còn rất trẻ, là còn chứa trong mình sức vươn tới, dung nạp và tìm tòi…Người xưa đã từng đi khai phá để xây dựng nên một thành phố thì con cháu ngày nay sẽ tiếp tục truyền thống để thành phố đẹp hơn, giàu hơn, văn minh hơn mà vẫn đậm đà một bản sắc dân tộc.

Bạn cần mua vé máy bay đi Sài Gòn, hay còn bất kì thắc mắc về dịch vụ. Hãy gọi ngay chúng tôi để được trợ giúp:

Công ty TNHH Phát Triển TM & DV An Phát

Địa chỉ: Phòng 410 nhà C1, tập thể 212 HVKTQS – Tân Xuân – Xuân Đỉnh – Từ Liêm – Hà Nội
Điện thoại: 04 6680 3624 Di Động: 0917 113 110
VPGD: Email: hangkhonganphat@gmail.com – Website: http://www.vemaybayanphat.com

Chúng tôi cam kết rằng mức giá chúng tôi đưa ra là thấp nhất.

Dịch vụ tiện lợi – Miễn phí giao vé tận nơi (tại HN)– Có thể nhận vé qua email (hoặc tin nhắn)


Bình luận

HẾT HẠN

0466 803 624
Mã số : 10166250
Địa điểm : Hà Nội
Hình thức : Cần bán
Tình trạng : Hàng mới
Hết hạn : 31/12/2020
Loại tin :

Thường

Để mua hàng an toàn trên Rao vặt, quý khách vui lòng không thực hiện thanh toán trước cho người đăng tin!

Gợi ý cho bạn