Vé Máy Bay Hà Nội Đi Pleiku Giá Rẻ

900.000

Ha Noi


 



 


vé máy bay Hà Nội đi Pleiku

Sân bay Pleiku

  Vé máy bay Hà Nội đi Pleiku 


Khởi hànhĐếnPhổ  thông linh hoạtPhổ  thông linh hoạtTiết kiệm linh hoạtSiêu tiết kiệm
HAN07:40PXU09:102.750.0002.370.0001.815.0001.700.000

 Vé máy bay Pleiku đi Hà Ni


Khởi hànhĐếnPhổ  thông linh hoạtPhổ  thông linh hoạtTiết kiệm linh hoạtSiêu tiết kiệm
PXU19:40HAN21:052.750.0002.370.0001.815.0001.700.000

Các loại giá vé trên tùy từng thời điểm mua vé sẽ còn hoặc hết, vì vậy muốn biết chính xác giá vé tại thời điểm mua Quý khách vui lòng gọi điện cho booker phòng vé chúng tôi để biết được giá vé và thời gian bay chính xác. Vui lòng gọi  0917 113 110 – 096 989 3684  Xin cảm ơn quý khách đã ủng hộ chúng tôi !

 Đề phòng nguyên nhân kẹt xe và dự phòng thời gian làm thủ tục chuyến bay, thời gian soi chiếu an ninh hành lý, Quý khách nên có mặt tại sân bay trước giờ khởi hành của chuyến bay nội địa ít nhất 90 phút. Đối với những hành khách đi các chuyến bay quốc tế,  quý khách nên có mặt tại sân bay trước giờ khởi hành của chuyến bay ít nhất là 120 phút. 


Thành Phố Pleiku tỉnh Gia Lai

Thành Phố Pleiku tỉnh Gia Lai

Phố núi Pleiku

Nằm ở độ cao 780m so với mực nước biển, thành phố cao nguyên Pleiku là vùng đất chứa đựng nhiều điều thú vị luôn làm du khách đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác khi có dịp qua đây. Thành phố Pleiku được xem là thủ phủ của tỉnh Gia Lai, nằm ở phía bắc Tây Nguyên, trên trục giao thông giữa quốc lộ 14, quốc lộ 19 nối thông suốt cả nước, gần ngã ba Đông Dương, nằm trên cung đường Hồ Chí Minh. Đến với phố núi Pleiku du khách như được trở về với thiên nhiên còn khá hoang sơ, được hít khí trời mát lạnh và cảm nhận trong gió thoang thoảng mùi hương của những nhánh lan rừng và hoa cà phê… Chính vì có những điều đặc biệt, rất riêng đó nên ngày càng nhiều khách du lịch đến với Pleiku. Ngoài ra, thành phố cao nguyên này cũng nổi tiếng với núi Hàm Rồng, hồ Tơ Nưng, thác Yaly hay thác Đá,… trên dãy Trường Sơn hùng vĩ.


Thành Phố Pleiku về đêm

Thành Phố Pleiku về đêm

Pleiku một ngày bốn mùa

Vào những ngày cuối tháng 3, tiết trời ở phố núi Pleiku có đủ 4 mùa xuân, hạ, thu, đông. Tất cả được hội tụ trong một ngày. Sáng sớm trời se se lạnh, buổi trưa, không khí trở nên oi bức như mùa hè. Khi chiều vừa tắt nắng đã có những cơn gió thoang thoảng của mùa thu làm dịu mát cái nắng gắt mùa hè. Và khi màn đêm xuống tức là đông đã về. Trong cái lạnh của vùng đất cao nguyên, du khách sẽ có cảm giác thèm một chén rượu cay nồng hay một tách café nóng để mang lại hơi ấm cho mình.

Cảm nhận của những người lần đầu đặt chân đến phố núi Pleiku luôn là ấn tượng về bầu không khí trong lành, mát mẻ và cuộc sống của người dân nơi đây yên bình đến lạ. Không gian, cảnh quan phố núi phù hợp để nghỉ ngơi sau guồng quay công việc nhiều áp lực

Núi Hàm Rồng


Chân núi Hàm Rồng

Chân núi Hàm Rồng

Theo Quốc lộ 19, bạn theo hướng biên giới thăm núi Hàm Rồng. Núi cao hơn 1.000m, miệng núi tỏa rộng, oai nghiêm như con rồng đang há miệng. Từ trên cao, bạn có thể phóng tầm mắt ngắm phong cảnh thơ mộng của hồ Ja-băng và hồ Tơ-nưng như hai chị em sinh đôi, thông với nhau nhờ con suối ngầm sâu dưới lòng đất.


Chân núi Hàm Rồng

Chân núi Hàm Rồng

Sáng sớm có dịp đứng trên đỉnh Hàm Rồng, bạn sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp hiếm có nơi đây. Mây giăng ngang đầu, sương mù lẩn khuất dưới thung lũng tạo nên khung cảnh hữu tình.

Hàm Rồng, tiếng địa phương là Chư H’Drông, gắn liền với truyền thuyết về thiên tình sử của nàng Chư H’Drông xinh đẹp, con của một vị tù trưởng hùng mạnh và Rơ Lan Ly, chàng trai thật thà, siêng năng, con của một gia đình nghèo khó.


Núi Hàm Rồng buổi sáng

Núi Hàm Rồng buổi sáng

Núi lửa Chư Đăng Ya Huyền bí

Đến du lịch Tây Nguyên – Pleiku, du khách sẽ không khỏi bất ngờ trước cảnh đẹp tuyệt vời đến từ ngọn núi lửa Chư Đăng Ya huyền bí (thuộc huyện Chư Pah)..

Con đường chinh phục đỉnh Chư Đăng Ya thật là thử thách đối với du khách ưa thích mạo hiểm bởi đường dốc khúc khuỷu và dễ trơn trượt. Nhưng khi lên tới miệng núi lửa, bước chân lữ hành sẽ được tưởng thưởng bởi cảnh đẹp nơi đây. Bạn sẽ ngạc nhiên trước những gốc cây cổ thụ còn sót lại của cánh rừng nguyên sinh xưa kia với những tổ ong rừng khổng lồ treo trên những ngọn cây cao vút, hay ngỡ ngàng trước cảnh đẹp ít được biết đến của ngọn núi lửa Chư Đăng Ya hùng vĩ.


núi lửa Chư Đăng Ya hùng vĩ

núi lửa Chư Đăng Ya hùng vĩ

Nếu nhìn từ dưới, ngọn núi tựa như một chiếc bát úp, nhưng leo tới đỉnh miệng núi lại mở ra một thung lũng lòng chảo rộng lớn với những thửa ruộng trồng bắp, khoai màu mỡ… Điều kỳ lạ là miệng núi không hề có nước, mà cũng chẳng ai đủ sức chở nước lên đây tưới được. Vậy mà quanh năm cây cối lúc nào cũng xanh tốt.

 


Quanh năm cây cối lúc nào cũng xanh tốt

Quanh năm cây cối lúc nào cũng xanh tốt

Một đồng cỏ bạt ngàn lau trắng như một thảo nguyên thu nhỏ ngay trên miệng núi lửa chắc sẽ khiến bạn xuất khẩu những bài thơ lãng mạn nhất. Những viên đá nham thạch của núi lửa vương vãi trên những luống khoai nhắc nhớ một thời khắc nghiệt.


rừng lau bạt ngàn xanh mướt

rừng lau bạt ngàn xanh mướt

Những ngọn núi lửa này là một bảo tàng nho nhỏ, trưng bày những tài liệu khoa học, những dấu tích, hiện vật lịch sử về ngọn lúi lửa, những mẩu nham thạch có thể là một gợi mở cho một hành trình khám phá núi lửa chăng?

Biển Hồ


Biển hồ ở Pleiku

Biển hồ ở Pleiku

Hồ Tơ Nưng là hạt ngọc của Plieku mà bất cứ ai đã đặt chân đến vùng đất Tây Nguyên cũng không thể bỏ qua. Con đường nhựa phẳng lỳ chạy xuyên qua những hẻm núi gồ ghề, vách thẳng đứng rêu phong, điểm tô bởi các bụi cây kim ngân hoa vàng rực rỡ dẫn ta đến bờ hồ. Mặt hồ ở cao trên một ngọn núi nên không bị các dải núi xung quanh che khuất, đứng bên bờ hồ có cảm giác như đứng bên bờ biển lộng gió. Có lẽ vì thế hồ Tơ Nưng được gọi là Biển Hồ.


Cảnh đẹp biển hồ

Cảnh đẹp biển hồ

Nằm cách trung tâm thành phố Pleiku 6km về hướng Bắc, Biển Hồ nguyên là miệng núi lửa đã ngưng hoạt động cách đây hàng triệu năm, với diện tích mặt nước là 230ha, độ sâu trung bình 16 – 19m, nơi sâu nhất có thể tới 40m. Biển Hồ mang tên Tơ Nưng là tên một làng có trên vùng đất Gia Lai – Kon Tum huyền thoại.


Biển hồ ở Pleiku

Biển hồ ở Pleiku

Con đường dẫn xuống hồ đẹp như tranh, hai bên là những rặng thông xanh ngắt. Cuối con đường, leo lên các bậc tam cấp bằng đá, du khách sẽ đặt chân vào ngôi nhà lồng rất thơ mộng được xây trên một đồi cao ăn ra lòng hồ. Nước hồ quanh năm đầy ắp, xanh trong có thể nhìn rõ từng đàn cá bơi lội dưới nước. Hồ có độ sâu từ 20 đến 40m. Ðây là vựa cá, hàng năm cung cấp cho Pleiku hàng trăm tấn cá.

Phong cảnh xung quanh hồ thật ngoạn mục, từ những cây cối và các loài hoa khoe sắc ven hồ, ong bướm dập dìu tiếng hót của các loài chim lảnh lót mỗi buổi sớm mai. Kế đó là những cánh rừng bạt ngàn, những ngọn đồi uốn lượn trập trùng… Những chiếc thuyền độc mộc lướt trên mặt nước.


vẻ đẹp hoang sơ

vẻ đẹp hoang sơ

Giữa mùa nắng nóng oi nồng mà khí hậu ở đây rất dễ chịu, không khí trong lành và mát rượi. Đứng trước hồ nước mênh mông chúng ta thấy gió nóng qua sông đã thành ngọn gió mát. Quả thực, biển hồ đã thanh lọc những cơn gió nóng nực của mùa hè để đem đến cho vùng đất cao nguyên bao la này những cơn gió mát lành.


Cảnh đẹp biển hồ

Cảnh đẹp biển hồ

Đứng bên hồ, du khách có thể phóng tầm mắt để nhìn bao quát cả một vùng: đây là những quả đồi đất đỏ badan, những đồi chè, những đồi cà phê trĩu quả. Kia là thành phố Pleiku – phố núi cao, phố núi đầy sương. Xa xa là những cánh rừng bạt ngàn, những ngọn đồi uốn lượn trập trùng.

Thời chưa có các phương tiện hiện đại, người ta đồn rằng Biển Hồ… không có đáy, nó thông xuống… biển Quy Nhơn. Nhưng có một thực tế là mực nước Biển Hồ hầu như không đổi nên nó vừa là thắng cảnh, vừa là nguồn nước sinh hoạt chính của nhân dân thành phố Pleiku. Đặc điểm mực nước Biển Hồ không đổi cũng là một sự lạ, bởi sáu tháng mùa khô khốc liệt là thế, trời không một giọt mưa mà mực nước giữ nguyên.Các kết quả phân tích cho thấy nước ở đây có chất lượng tốt nhất trong tất cả các thuỷ vực mặt nước lớn tại Tây Nguyên cũng như toàn quốc. Chính vì thế, Biển Hồ là một tài nguyên mặt nước dồi dào, cả trữ lượng và chất lượng đều bảo đảm, có ý nghĩa chiến lược trong quá trình phát triển thành phố Pleiku


Biển Hồ  Pleiku về chiều

Biển Hồ Pleiku về chiều

Thác Phú Cường

Thác Phú Cường là nơi nghỉ ngơi thú vị. Tới đây, du khách vừa có cơ hội được thưởng ngoạn vẻ đẹp hùng tráng của thiên nhiên, vừa được hít thở bầu không khí trong lành. Đây là một trong những dòng thác được du khách biết đến nhiều nhất. Nói tới Phú Cường không ai có thể phủ nhận vẻ đẹp hoang sơ của cảnh vật thiên nhiên. Chính vẻ hoang sơ và bầu không khí trong lành đã tạo cho nên cho nơi đây một nét đẹp rất riêng mà không nơi nào có được.

Thác có độ cao khoảng 45m, dòng nước bắt nguồn từ trên núi rồi đổ xuống suối La Peet tung bọt trắng xóa và chảy ra sông Ayun – nơi có công trình thủy lợi Ayun Hạ với hồ chứa nước có diện tích rộng khoảng 3.700ha. Nếu du khách xuôi theo dòng suối La Peet, có thể ra tới sông Ayun; tại đây, chúng ta sẽ có dịp được dạo quanh hồ bằng thuyền để ngắm nhìn phong cảnh núi rừng Gia Lai, câu cá và giao lưu với người dân tộc Ba Na, Gia Rai ở quanh hồ. Với một thảm thực vật phong phú, đa dạng và một không gian rộng lớn, chúng ta sẽ được nhìn ngắm những dòng nước chảy len lỏi qua các kẽ đá; xen lẫn trong âm thanh của tiếng nước chảy, du khách nghe đâu đó tiếng một số loài chim đang gọi bạn tình và có lẽ chúng cũng đang vẫy chào du khách đến với vùng đất này.


Thác Phú Cường

Từ dưới nhìn lên, thác như 1 dải lụa trắng, dưới chân thác là 1 thảm đá to nhỏ đan xen, cỏ cây hoa lá tô điểm cho dòng thác

Từ dưới nhìn lên, thác như một dải lụa trắng trên nền một nền xanh mát của đất trời, với cỏ cây hoa lá tô điểm thêm cho dòng thác chảy là thảm núi đá làm nên một khung cảnh nên thơ, lãng mạn. Dưới chân thác là một thảm đá to nhỏ đan xen nhau được tô điểm bởi những tán cây cổ thụ tạo ra những chỗ nghỉ chân tuyệt vời cho du khách thưởng ngoạn phong cảnh. Và cũng là cơ hội để chúng ta tận hưởng bầu không khí mát lành thoáng đoãng mà thiên nhiên ưu ái đã ban tặng như món quà vô giá cho nơi đây.


rực rỡ

thưởng ngoạn vẻ đẹp hùng tráng của thiên nhiên của vùng đất đậm chất sử thi này

Du khách đến tham quan Tây Nguyên nói chung và Gia Lai nói riêng sẽ được tìm hiểu vùng đất đậm chất sử thi này và những dòng thác mơ mộng, đầy mạnh mẽ qua những câu chuyện huyền bí của những người dân truyền lại khiến cho hành trình càng trở nên lôi cuốn và hấp dẫn.

Thác Công Chúa.

Thác thuộc xã la Mơ Nông huyện Chư Pah, cách TP Pleiku 50km về phía Tây Bắc, đây là một thác nước tự nhiên tuy không cao, nhưng địa hình rất đẹp. Thác nước được dàn trải bởi nhiều tầng đá thấp theo chiều xuôi xuống, với những bậc lên xuống dễ dàng, nước chảy không dữ dội mà êm đềm. Với vẻ đẹp lãng mạng của mình, thác Công Chúa đúng như tên gọi của nó như một nàng Công Chúa giữa chốn rừng xanh.

Thác Ya Ma – Yang Yung

Cách thị trấn Kông Chro 3km, cách TP Pleiku 120 km về phía Đông, đây là hai thác nước được tạo bởi khúc gấp của sông Ba đoạn ngang qua thị trấn Kông Chro. Thác Ya Ma (còn gọi là thác nhỏ) dòng chảy êm dịu, trên nền những bậc đá nối tiếp nhau, đi bộ dọc theo chiều dòng chảy của sông khoảng 3 km ta gặp một thác nước khác có cột nước cao hơn, như được nứt ra từ giữa dòng sông, tạo thành hai vách đá dựng đứng hai bên, đó là thác Yan Yung (còn gọi là thác lớn).

Thác la Nhí

Thác Ia Nhí thuộc xã Nhơn Hòa huyện Chư Sê, cách TP Pleiku 70km về phía Nam, được tạo bởi suối la Lốp, tuy không có độ cao bằng thác Phú Cường, song bề mặt của thác rộng, dòng chảy không dữ dội mà êm dịu. Đây là điểm du lịch sinh thái dã ngoại hấp dẫn, Công ty Dịch vụ – Du lịch tỉnh đã chọn khu vực thác la Nhí để mở tour du lịch cưỡi voi dã ngoại trong rừng và nghỉ ngơi picnic.
Thác Lệ Kim

Thuộc địa bàn xã La Tô, là một thắng cảnh đẹp của huyện la Grai, cách trung tâm huyện khoảng  15 km, cách Pleiku 35km về phía Tây, được tạo thành từ suối Ia Pech, chảy vào sông Pô kô nằm ngay bên trục lộ 664 la Grai đi Đức Cơ, với cột nước cao gần 30m dội xuống một hồ nước rộng, đứng phía dưới nhìn lên, hơi nước bay ta có cảm tưởng như những làn sương mù bao phủ.

Dòng chảy của thác Lệ Kim không rộng nhưng xô đẩy vào nhau, vỡ ra thành những hạt bé xíu. Dưới ánh mặt trời, những hạt nước ấy trông như những giọt nước mắt nhiều màu sắc. Dưới chân thác, một hồ rộng bị tách đôi bởi những hòn sỏi nhỏ tập trung thành cụm.

Nhìn từ xa, thác Lệ Kim giống như một chiếc khăn trắng tung bay giữa những khối đá xù xì. Khi đến gần, ngoài ấn tượng về dòng chảy, hang đá rộng lớn dưới chân thác mang đến cho du khách trải nghiệm về cuộc sống thời tiền sử. Sau khi “sống thử” trong những hang đá mát lạnh, men theo đường mòn lên trên đỉnh thác, du khách sẽ cảm nhận được độ cao, sự nguy hiểm khi nhìn xuống dòng chảy tuôn ồ ạt dưới chân, hay thư giãn hoàn toàn khi dựa lưng vào gốc cây, thả mình trong sự yên tĩnh của núi rừng.

Thác Xung Khoeng

Thác Xung Khoeng hùng tráng, từ xa đã nghe thấy tiếng ầm ì, nước đổ từ trên cao 40m xuống như một dải lụa trắng ngần. Mặt thác lớn, trải rộng, tương đối bằng phẳng, hai bên bờ thác cây cối mọc um tùm và đôi chỗ gồ cao các tán cây gỗ lớn.

 Trái với bức tranh dòng nước trắng xoá, nổi bật trên nền xám của đá, hai bên bờ của thác Xung Khoeng xanh ngát với những bụi cây cỏ mọc um tùm, điều khiến thác trở nên thơ mộng và nên thơ. Cách cảm thác tốt nhất là ngồi trên những tảng đá, cảm nhận độ mềm mịn, cái ướt nhẹ của lớp riêu, chìm vào cái bao la của bầu trời, mát lạnh của hơi nước được ủ lâu ngày dưới những tán cây lớn.Phía sau thác là nền trời xanh thẳm cao lồng lộng, nước đổ xuống uốn cong theo triền đá mềm mại, đập vào các tảng đá nổi lên trên mặt nước tung bọt trắng xoá.

Những buổi sáng nắng đẹp, từng đám mây trắng như bông từ từ bay lên cao từ trên mặt thác gây cho cảm giác như mặt nước đang bốc khói.Nước chảy len lỏi trong các khe đá, trên thảm cỏ xanh làm thành một vùng hồ nước trong vắt, sát với các vách đá xung quanh. Ngồi trên các tảng đá rêu phong phủ kín, ngẩng nhìn lên cao, da trời xanh ngắt lồng lộng, gió thổi mát rượi, không gian tràn đầy hơi nước mơn man làn da, mắt nhìn dòng chảy và tai nghe tiếng trầm hùng đều đặn của nước xô vào vách đá. Âm thanh tưởng như không bao giờ dứt, như tiếng chuông, tiếng cồng, tiếng trống ở các bản làng đang vào ngày hội.

Thác Chín tầng

Đây là dòng thác rất đặt biệt, cột thác được phân cấp 9 tầng, dòng nước chảy mạnh, phong cảnh hai bên bờ rất đẹp. Thác chín tầng không cao mà trải dài và uốn lượn dọc theo những vách đá ghồ ghề và phân thành 9 tầng riêng biệt. Mỗi tầng cao từ 5- 10m, riêng 2 tầng cuối cùng cao khoảng 15m dựng đứng tạo nên dòng chảy mạnh, nước cuộn xoáy.


Thác chín tầng Pleiku

Thác chín tầng Pleiku

Xung quanh thác là hệ sinh thái rừng còn nguyên sơ, góp phần tạo nên vẻ đẹp hoang dã và hùng vĩ của thác. Đây là một điểm dã ngoại cuối tuần lý tưởng và thú vị. Du khách có cảm giác thác như một cầu thang trải dài, phủ đầy nước. Còn nhìn từ trên cao, thác như một con rồng đang uốn mình, chuẩn bị tung vút lên bầu trời.Khách địa phương trong thành phố, đặc biệt là thanh niên thường tổ chức picnic tại con thác này.

Thác Yrai Gieng

Cách tỉnh lỵ 25 cây số, thác cao khoảng 30 thước, nước đổ rất mạnh.

Thác Yaly

Phía Tây-Bắc, cách tỉnh lỵ 45 cây số, nằm trên ranh giới Pleiku-Kontum. Thác Yali cao khoảng 32 thước, sức nước chảy rất mạnh tạo thành một bức tường nước trắng xóa.

Thủy điện laly

Công trình thủy điện Ia Ly được xây dựng trên sông Sê San, một con sông lớn Tây Nguyên. Đây là công trình trọng điểm quốc gia, lớn thứ hai sau thủy điện Hòa Bình, với công suất 720MW và sản lượng điện trung bình 3,7 tỷ Kwh.

Quá trình xây dựng và vận hành Nhà máy Thuỷ điện Ia Ly có ảnh hưởng lớn đối với đời sống KT – VH – XH… đối với Tây Nguyên nói chung và tỉnh Gia Lai nói riêng, đã tạo cho hàng chục nghìn lao động của địa phương, góp phần nâng cao dân trí của đồng bào trong vùng

Cổng trời Mang Yang

Người dân Gia Lai vẫn quen với tên gọi khá huyền thoại “Đèo Mang Yang” là Cổng trời (Mang tiếng Jrai có nghĩa là cổng-cửa, Yang tức là trời). Quảng đường đèo không dài nhưng độ dốc đứng tạo cho ta có cảm giác như lên với trời xanh, có lẽ vì đặc điểm này mà nó rất thích hợp với tên gọi đó.


cổng trời Mang Yang

cổng trời Mang Yang

 Nếu bạn đến vào mùa nắng sẽ như lạc vào rừng cúc quỳ vàng rực rỡ dọc theo đoạn đường lên đến đỉnh trời, và nếu là mùa mưa bạn càng không khỏi ngỡ ngàng trước làn sóng nhấp nhô của cỏ tranh đuổi nhau trên sườn núi. Cảnh quan của Đèo Cổng trời vừa hùng vĩ vừa nên thơ đã để lại nhiều ấn tượng đẹp trong lòng du khách.


Đèo Mang Yang hùng vĩ

Đèo Mang Yang hùng vĩ



Cảnh đẹp cổng trời Mang Yang

Cảnh đẹp cổng trời Mang Yang

Hồ Ayun Hạ

Hồ Ayun Hạ là hồ nước nhân tạo, hình thành khi dòng sông Ayun được chặn lại vào đầu năm 1994, để khởi công xây dựng công trình thuỷ lợi Ayun Hạ, đập chính và cửa cấp nước của hồ nằm trên địa bàn xã Chưa A Thai – huyện Ayun Pa, cách Tp. Pleiku 70km.


Hồ Ayun Hạ

Hồ Ayun Hạ



Bạn cần mua vé máy bay, hay còn bất kì thắc mắc về dịch vụ. Hãy gọi ngay chúng tôi để được trợ giúp:

Công ty TNHH Phát Triển TM & DV An Phát

Địa chỉ: Phòng 410 nhà C1, tập thể 212 HVKTQS – Tân Xuân – Xuân Đỉnh – Từ Liêm – Hà Nội
Điện thoại: 04 6680 3624 Di Động:  0917 113 110 
VPGD: Email: hangkhonganphat@gmail.com – Website: http://www.vemaybayanphat.com

 

Chúng tôi cam kết rằng mức giá chúng tôi đưa ra là thấp nhất.

 

Dịch vụ tiện lợi – Miễn phí giao vé tận nơi (tại HN)– Có thể nhận vé qua email (hoặc tin nhắn).


Bình luận

HẾT HẠN

0466 803 624
Mã số : 10127341
Địa điểm : Hà Nội
Hình thức : Cần bán
Tình trạng : Hàng mới
Hết hạn : 03/07/2014
Loại tin :

Thường

Để mua hàng an toàn trên Rao vặt, quý khách vui lòng không thực hiện thanh toán trước cho người đăng tin!

Gợi ý cho bạn