Độ xa xỉ và chịu chơi của hai thương hiệu này có lẽ cũng tương đương. Nhưng Rolls Royce lại chưa thể tích hợp giá trị cao cấp vào sản phẩm bình dân bình dân như Audio Note đã làm. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ gửi đến bạn đọc những trải nghiệm độc đáo này qua dòng ampli tích hợp mới Soro Line PP.
Hẳn các tay chơi audio Việt Nam không còn xa lạ với các sản phẩm mang thương hiệu Audio Note. Trong các số trước, NgheNhìn Việt Nam đã giới thiệu đến bạn đọc một số dòng sản phẩm tiêu biểu của Audio Note như: Ongaku, Conquest, Meishu… Hơn nữa, nhưng DIY trên các diễn đàn âm thanh tại Việt Nam còn thường xuyên trao đổi, cập nhật thông tin về mạch, linh kiện để tự ráp ampli đèn theo schema của Audio Note cung cấp trên mạng. Có thể thấy, nhưng ampli danh tiếng của Audio Note đã chinh phục hầu hết đôi tai khó tính trong giới chơi audio Việt Nam. Duy có một vấn đề là sản phẩm của Audio Note thường có giá bán khá cao, không dễ cho người chơi muốn sở hữu chúng. Để đáp ứng phong cách chơi đa dạng của audiophile, Audio Note cũng đã tung ra các dòng sản phẩm có mức giá khá hợp lý với thiết kế và chất lượng không có gì đáng phàn nàn. Ngược lại, chúng còn tạo cơ hội cho nhiều người tiếp cận những thiết bị đạt “đẳng cấp Audio Note”.
KẾT CẤU KỸ THUẬT
Với những linh kiện chọn lọc và cách bố trí mạch khoa học, Soro chia thành ba phần khác nhau gồm phần nguồn với mạch nguồn, tụ nguồn và biến thế nguồn nằm gọn một phần bên phải máy. Bộ nguồn của Soro không lớn, nhưng vẫn được cách ly với các bộ phận còn lại bằng các vách hợp kim nhằm tránh can nhiễu, ảnh hưởng đến tín hiệu ở các tầng khuếch đại và tiền khuếch. Nằm sát bên trái của ampli là bo mạch xử lý và các đường tín hiệu ra. Tuy ruột máy xuất hiện những vỉ mạch in và cáp truyền tín hiệu dạng bẹt (không phải là dấu hiệu của các sản phẩm cao cấp_, song theo nhà sản xuất, toàn bộ linh kiện trong máy đều đạt tiêu chuẩn chất lượng và được chính hãng sản xuất.
Kiểu dáng bên ngoài của Audio Note Soro Line PP không thật nổi bật và có nhiều điểm tương đồng với dòng ampli OTO thế hệ trước. Nếu nhìn bên ngoài, ít người nghĩ Soro là ampli đèn do thiết bị loại này thường lộ bóng ra ngoài để tản nhiệt và mang lại hiệu quả thẩm mỹ chỉ xếp hàng thứ yếu. Giản dị đến mức tối thiểu, Soro giống như chiếc hộp vuông vắn với một số núm vặn và đèn LED báo trạng thái hoạt động ở mặt trước, công tắc nguồn giấu ở phía sau. Như vậy, toàn bộ giá trị của ampli được các nhà thiết kế gửi gắm bên trong lớp vỏ chassic.
Nằm chính giữa máy, ầng khuếch và phần khuếch đại công suất chiếm nhiều không gian nhất. Phía sau bo mạch này là hai biến áp xuất âm danh tiếng của Audio Note. Cặp biến áp này luôn có sức quyến rũ đặc biệt với các tay DIY, nhất là những người chơi ampli đèn và “nghiền” giọng của dòng ampli Audio Note. Soro chạy mạch Class A thuần với thiết kế cặp đèn 6L6G dạng kéo-đẩy. Cặp đèn ba cực ECC82 trong mạch khuếch đại công suất đóng vai trò như anode kế tiếp tầng đầu. Tín hiệu ra được đưa vào anode thứ hai là cặp đèn 6SL7, dùng để nuôi đôi bóng 6L6G mắc song song làm niệm vụ khuếch đại tín hiệu trước khi đưa ra loa. Việc bố trí mạch như vậy cho phép tầng khuếch đại line và mạch biến trở phối hợp nhịp nhàng trong thiết kế tổng thể. Đây là phiên bản tiêu chuẩn, chưa có đường phono. Nếu muốn chơi thêm phần phono để nghe đĩa than, người chơi cần thêm một bóng ECC83 và một bóng 6DJ8/ECC88 ở mạch chờ phono. Toàn bộ cặp bóng sử dụng trong ampli thuộc loại “mạch pair” – đi thành cặp và được thử trước khi lắp máy. Nếu muốn nâng cấp hoặc đổi giọng bằng các loại đèn tương đương, người chơi phải thay bằng các cặp bóng “match pair” khác.
NGHE THỬ VÀ ĐÁNH GIÁ
Theo khuyến cáo của nhà sản xuất, ampli cần 200 giờ chạy rà để các mạch điện có thể hoạt động ổn định, cho phép khai thác tối đa hiệu quả hoạt động của thiết bị. Trong quá trình chạy rà, độ mượt mà, chi tiết và độ rộng của âm hình sẽ tăng dần. Thời gian làm nóng máy để ampli đạt trạng thái hoạt động tốt nhất khoảng 30 – 45 phút. Điều đó cho thấy ampli đèn không phải là thiết bị dành cho mọi đối tượng. Chỉ những người có đủ kiên nhẫn với các yêu cầu khắt khe về chất lượng âm thanh mới có thể “chiều” được Soro nói riêng và ampli đèn nói chung.
Tuân thủ đúng hướng dẫn của nhà sản xuất tôi chạy rà ampli này không dưới 200 giờ. Tất nhiên, khi chạy rà, tôi đã có những cảm nhật nhất định về Soro. Khác hẳn với vẻ ngoài đơn giản đến cục mịch, âm thanh của Soro khá mềm mại, nhẹ nhàng và tinh tế. Tuy nhiên, đây mới là khoảng thời gian “lột xác” của máy và âm thanh còn nhiều thay đổi. Vì thế, những cảm nhận ban đầu chỉ dừng lại ở đó. Sau thời gian đủ lâu để nhận thấy âm thanh của Soro đã định hình và hoạt động của ampli đi vào ổn định, tôi tiến hành nghe thử với cặp loa lớn nhất của klipsch (Klipschorn), có độ nhạy 105dB cùng đầu đọc CD Accuphase DP 75V. Cả hai thiết bị đánh cặp với Soro đều có tên trong “sách đỏ audio” nhờ chất lượng âm hanh nổi trội và thiết kế độc đáo. Hệ thống sử dụng dây loa, dây tín hiệu, dây nguồn và lọc nguồn của Synergistic.
Sau khi bật ampli ở chế độ không tải hơn nữa giờ, tôi đặt đĩa nhạc của Maria Callas vào khay đĩa, ấn nút play và chờ đợi. Thực tình, tôi không hy vọng nhiều vào khả năng xử lý và kiểm soát âm thanh của Soro với cặp loa lớn cỡ Klip-achorn trong phòng nghe 30m2. Nhưng khi giọng hát của Callas cất lên cùng với dàn nhạc đệm, tôi thực sự sững sờ. Cảm giác về sự hiện diện của ca sĩ trong không gian trước mặt thật rõ ràng với các chiều kích về không gian chính xác. Chất giọng soprano ca9ng đầy của Callas hút trong màn trình diễn của hệ thống khiến tôi như nuốt lấy từng lời hát của Callas. Các trích đoạn kinh điển như: Macbeth (Giuseppe Verdi), II barbiere di Siviglia (Gioachino Ros-sini), Carmen (Georges Bizet), La Bohéme (Giacomo Puccini)… lần lượt trôi qua đưa tôi đến bản nhạc cuối cùng trong đĩa hát từ lúc nào không hay.
Tất nhiên, để có được âm thanh thuyết phục và hấp dẫn như vậy, cặp đôi nổi tiếng Klip-schorn và DP đã góp phần không nhỏ. Từng nghe nhiều bộ dàn, tôi nhận thấy không phải hệ thống âm thanh đắt tiền nào cũng tải nổi cái hồn của ca sĩ như các thiết bị trong lần thẩm định này. Quả thực, chỉ sau khi thưởng thức giọng hát sống động của Callas, tôi mới thấy nhạc trưởng Carto Maria Giulinin có lý khi nhận xét về giọng hát của Callas: “Giọng của cô là kéo violon, viola hay cello. Khi lần đầu lắng nghe nhạc cụ ấy, tôi cảm thấy đôi chút khác lạ bỡ ngỡ. Nhưng sau một vài phút, khi đã thân quen với nó, những âm thanh ấy lại trở nên ma lực lôi cuốn”.
Chuyển sang một số tác phẩm cổ điển thuộc thể loại kinh điển như: Concerto cho violin, piano của Tchaikovski, Beethoven, Rachma-nioff… tôi có cảm giác Soro khá phù hợp với dòng nhạc này. Với trung âm chi tiết, không gian tách bạch, âm hình rộng và sâu, việc tái tạo tác phẩm cổ điển với dàn nhạc lớn, nhiều nhạc cụ không gây khó khăn chi ampli này. Ngược lại, nó còn mang đến cảm giác khá chân thực với những hồi âm khiến người nghe có cảm giác đang ngồi trong nhà hát cổ điển. Với dải cao và trung cao tơi mịn và ngọt, chưa một lần Soro tạo ra âm thanh chói gắt hay đanh cứng. Nhờ đó, những nhạc cụ trong bộ đồng vốn dễ chói gắt vào mỗi lúc cao trào như trompette, trombone lại không gây khó chịu cho người nghe qua màn xuất âm của Soro. Tiếng violin hay piano cũng được thể hiện với độ long lanh, bay bổng nhất định.
Sau nhiều giờ nghe thử, tôi nhận thấy Soro là ampli khá đa tài. Với chất giọng trong trẻo, chi tiết và có đôi phần sang trọng của dải trung cộng với độ ngọt ngào và mượt mà của dải cao, Soro có thể tái hiện tốt cả dòng nhạc voice, classic, jazz hay country. Chỉ với công suất 20W, Soro cũng có thể tái tạo âm trầm khá sâu, nặng như những tăng âm bán dẫn lớn là điều không thể. Ngoài ra, do giới hạn về công suất, nên Soro cũng có những hạn chế nhất định về độ động. Do đó, khi xử lý những bản giao hưởng có tiết tấu nhanh, phức tạp với âm lượng lớn sẽ xuất hiện hiện tượng méo tiếng ở một số dải tần.
Với thương hiệu lớn như Audio Nghe và màn trình diễn khá thuyết phục của Soro
cùng giá b1n hợp lý, Soro có thể trở thành đích ngắm của các audio-phile chuột ampli đèn.
(Nguồn: Sưu tầm)
Bình luận