Chữa Sa Sinh Dục - Sa Tử Cung Bằng Đông Y

Liên hệ

Khối 3, Thị Trấn Quán Hành, Huyện Nghi Lộc, Nghệ An


Chữa sa sinh dục - sa tử cung - sa dạ con

10% phụ nữ Việt nam mắc bệnh sa sinh dc sau sinh. Đó là kết quả do Bộ Y tế vừa công bố, phần lớn người bệnh nằm trong độ tuổi từ 40 – 60. Những phụ nữ đẻ nhiều, đẻ quá sớm, lao động nặng, không được đỡ đẻ an toàn và đúng kỹ thuật đều dễ mắc bệnh sa sinh dục.  Sa sinh dục còn gọi là sa tử cung là căn bệnh khá phổ biến ở phụ nữ Việt nam, nhất là phụ nữ nông thôn. Cá biệt một số ít phụ nữ còn mắc bệnh sa sinh dục từ hồi 25 – 30 tuổi do bẩm sinh cơ yếu. Người trẻ chưa đẻ lần nào cũng có thể bị sa sinh dục. Chị em thường ngượng ngùng xấu hổ nên giấu bệnh hoặc cũng không được cung cấp kiến thức, không biết chạy chữa ở đâu nên âm thầm chịu đựng. Họ không chỉ đánh mất hạnh phúc hôn nhân mà còn chịu đựng nhiều bệnh tật, đau đớn do vùng kín luôn bị viêm nhiễm, khó chịu. Thậm chí, nhiều chị em còn không dám nói, cười, đi lại ‘rón rén’ vì chứng són tiểu khi các cơ bàng quang bị sa.

Đây là 1 bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt, lao động của phụ nữ.  Chị em thường cam chịu, giấu bệnh vì căn bệnh khó nói này nên phải đối mặt với nhiều khó khăn trong cuộc sống, đặc biệt là rắc rối trong quan hệ vợ chồng.

Trước đây, để điều trị bệnh sa sinh dục, các bác sĩ thường dùng phương pháp cắt tử cung, khâu treo bàng quang, làm lại thành trước và sau âm đạo hoặc phẫu thuật bịt âm đạo. Như vậy, đồng nghĩa với việc loại bỏ người bệnh khỏi “cuộc chơi yêu đương” chấm dứt “chuyện yêu” của người phụ nữ, khiến người phụ nữ luôn mặc cảm, đánh mất đi hạnh phúc làm vợ, làm mẹ của họ và gặp nhiều biến chứng. Hiện tại, bằng phương pháp chữa bệnh mới sẽ giúp người bệnh giữ được dạ con và vẫn sinh nở bình thường, với điều kiện người bệnh phải điều trị sớm. Tuy nhiên, kỹ thuật mới chỉ thực hiện được ở các bệnh viện lớn, chi phí cũng không nhỏ, vì thế không phù hợp với chị em nông thôn, vùng sâu vùng xa. Vì vậy vẫn cần tuyên truyền để phụ nữ biết về tình trạng của mình, không nên sinh đẻ quá nhiều, khi sinh cũng nên đến các cơ sở y tế tin cậy để được đỡ đẻ đúng cách…

Thế nào là sa sinh dc?

Sa sinh dc thường gọi là sa dạ con hay sa tử cung. nhưng thực tế không chỉ dạ con mà thường cả bàng quang và trực tràng sa vào trong âm đạo. Trường hợp nặng, các tạng trên có thể sa ra ngoài âm đạo. Do đó người ta gọi là sa sinh dục

Nguyên nhân sa sinh dc?

Nguyên nhân gây bệnh có thể do: đẻ sớm, đẻ dày, đỡ đẻ không đúng kỹ thuật, sau đẻ lao động sớm hoặc lao động nặng, người ốm yếu suy dinh dưỡng sau đẻ hoặc thiếu ăn, suy dinh dưỡng, cơ thể ốm yếu, tất cả các nguyên nhân trên đều dẫn đến tình trạng các dây chằng của tử cung (dây chằng tử cung cùng, dây chằng tròn, dây chằng rộng và các mô liên kết), các cơ vùng đáy chậu bị dãn mỏng, suy yếu, hoặc bị rách không đủ sức giữ tử cung ở vị trí cũ. Do đó khi có một động tác nào làm cho áp lực trong ổ bụng bị tăng lên, như ho liên tục, đại tiện phải rặng nặng khi táo bón … sẽ đẩy tử cung sa xuống dưới và ra ngoài âm đạo.

Sa sinh dc hay còn gọi là sa các cơ quan vùng chậu là do tình trạng suy yếu của hệ thống nâng đỡ của đáy chậu, dẫn đến sự tụt xuống của các cơ quan vùng chậu vào âm đạo, xuất hiện khối sa lồi ở vùng âm hộ, tầng sinh môn. Ban đầu, kích thước khối sa nhỏ, sa không thường xuyên, xuất hiện khi lao động hoặc đi lại nhiều, nằm nghỉ thì khối sa tụt vào trong âm đạo hoặc tự đẩy lên được.

Càng về sau khối sa càng to, sa thường xuyên, không đẩy lên được kèm theo có tức nặng bụng dưới, cảm giác vướng víu khó chịu vùng âm hộ – tầng sinh môn. Nguyên nhân là do sinh đẻ nhiều khiến sau mỗi lần sinh nở, vùng cơ nằm ở bụng dưới sẽ bị rách, không hồi phục tốt. Lao động nặng, lao động nặng quá sức hoặc quá sớm sau đẻ làm tăng áp lực ổ bụng đè vào đáy chậu còn mềm yễu dễ gây sa sinh dục…

Sa sinh dục cũng có thể gặp, tuy rất hiếm, ở những em bé gái do cơ địa bẩm sinh, ở những phụ nữ chưa sinh đẻ do cơ thể ốm yếu, ăn uống thiếu thốn và lao động nặng và cả ở những người già đã mãn kinh do bị teo các cơ và các mô vùng đáy chậu.

Các điu kin thun li gây sa sinh dc

-          Đẻ nhiều lần: chửa đẻ nhiều lần, đẻ dày, đẻ không được đỡ đẻ an toàn đúng kỹ thuật, rách tầng sinh môn không khâu phục hồi

-          Lao động quá sức: lao động nặng quá sức hoặc quá sớm sau đẻ làm tăng áp lực ổ bụng, đè vào đáy chậu còn mềm yếu dễ gây sa sinh dục

-          Tăng áp lực ổ bụng thường xuyên: mang vác, gánh gồng nặng, táo bón trường diễn, ho kéo dài, những người bán hàng rong thường xuyên ngồi bệt bên lề đường

-          Teo đét sinh dục ở người già: Rối loạn sinh dưỡng ở người già,hệ thống treo và nâng đỡ tử cung yếu

-         Bẩm sinh: có thể do cơ địa bẩm sinh ở người chưa đẻ lần nào

Mc đ ca sa sinh dc?

- Sa sinh dc đ I: Sa xuống thấp nhưng còn nằm trong âm đạo, chưa nhìn thấy ở ngoài âm hộ.

+ Sa thành trước âm đạo, kèm theo sa bàng quang.

+ Sa thành sau âm đạo, nếu sa nhiều kéo theo sa cả trực tràng.

+ Cổ tử cung sa thấp trong âm đạo nhưng chưa tới âm hộ.

- Sa sinh dc đ II: Khi cổ tử cung đã thập thò ngoài âm hộ nhưng thân tử cung vẫn nằm bên trong trường hợp này cổ tử cung dễ bị sung huyết và thường bị cọ sát nên dễ bị loét.

+ Sa thành trước âm đạo và bàng quang.

+ Sa thành sau âm đạo, có thể kèm sa trực tràng.

+ Cổ tử cung sa thập thò âm hộ.

 - Sa sinh dc đ III: thân tử cung ra ngoài âm hộ, thường kèm sa bàng quang, trực tràng, sa ruột, gây khó chịu cho mọi sinh hoạt của phụ nữ

+ Sa thành trước âm đạo và bàng quang.

+ Sa thành sau âm đạo, có thể kèm theo sa trực tràng.

+ Tử cung, cổ tử cung sa thấp, cổ tử cung sa hẳn ra ngoài âm hộ.

* Các thương tổn phối hợp:

- Cổ tử cung thường viêm loét, phì đại do bị cọ sát lâu ngày với quần bệnh nhân.

- Tử cung thường teo nhỏ do người già đã mãn kinh, song một số trường hợp có thể có u xơ tử cung hoặc u nang buồng trứng kết hợp.

- Tầng sinh môn thường có vết rách cũ không được khâu tại điểm 6 giờ, cơ tầng sinh môn mềm nhão, suy yếu.

- Một số trường hợp có sỏi bàng quang, viêm bàng quang, xuất huyết bàng quang – hậu quả của ứ trệ nước tiểu lâu ngày do niệu đạo bị gập.Cùng với tử cung sa thấp xuống, các thành âm đạo, thậm chí cả bàng quang, trực tràng cũng bị sa xuống theo, tạo nên bệnh cảnh sa sinh dục. Hậu quả do sự sa thấp của các tạng kể trên là các rối loạn tiểu tiện (không giữ được nước tiểu, đái són, đái không hết nước, có thể bị sỏi trong bàng quang) và có khi cả đại tiện (táo bón, trĩ).

Biu hin triu chng ca sa sinh dc? 

Tử cung là một tạng nằm sâu trong ổ bụng. Nó được giữ tại chỗ bằng lớp cơ và các tổ chức vùng dáy chậu (dàn của phần dưới khung xương chậu), bởi các thành âm đạo và các dây chằng trong bụng và chậu hông. Nếu vì một lý do nào đó, các bộ phận neo giữ tử cung bị giãn, nhão ra thì áp lực trong ổ bụng (khi thở, khi rặn, khi ho) và sức nặng của tử cung sẽ đẩy, kéo nó tụt dần xuống thấp gây nên sa sinh dục với các mức độ khác nhau dựa vào vị trí sa của cổ tử cung so với âm hộ chia làm 3 độ sa sinh dục ở trên.

1. Triu chng Cơ năng

Triệu chứng cơ năng thường tùy theo từng người, tùy sa nhiều hay sa ít, mới sa hay sa từ lâu, sa đơn thuần hay còn có thương tổn phối hợp. có kèm theo sa bàng quang hay trực tràng mà xuất hiện những dấu hiệu thường gặp sau đây:

Những triệu chứng cơ năng hay gặp là khó chịu, cảm giác tức nặng vùng cửa mình, ở bụng dưới, nhất là khi đứng, nhưng khi nằm thì hết cảm giác trên. Đôi khi có cảm giác muốn rặn đẻ vì các tĩnh mạch ở vùng đáy chậu bị sa sung huyết, đồng thời do áp lực trong thành bụng dồn xuống vùng đáy chậu đã bị suy yếu. Hay bị đau vùng sau thắt lưng. Tùy theo mức độ sa nhiều hay ít, thời gian sa mới hay đã lâu, sa đơn thuẩn hay có tổn thương phối hợp.

-  Khối sa lồi ở vùng âm hộ, tầng sinh môn

+ ban đầu kích thước khối sa nhỏ, sa không thường xuyên, xuất hiện khi lao động nặng hoặc đi lại nhiều, nằm nghỉ khối sa tụt vào trong âm đạo hoặc tự đẩy lên được

+ càng về sau khối sa càng to, sa thường xuyên, không tự đẩy lên được nữa

-  Tức nặng bụng dưới, cảm giác vướng víu khó chịu vùng âm hộ – tầng sinh môn, ảnh hưởng đến lao động và sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân.

- Nếu kèm theo sa bàng quang thì có dấu hiệu Đi đái khó, đái dắt, són đái khi cười to, khi ho mạnh hay khi bị rùng mình, thường đái không hết nước tiểu, nên bàng quang dễ bị viêm, gây ra đái buốt. trường hợp sa bàng quang nhiều thì lúc đầu đi tiểu rất khó khăn, phải dùng ngón tay đẩy bàng quang lên trên và vào trong mới đi tiểu được. Đôi khi bệnh nhân đến viện vì bí đái cấp

- Nếu kèm theo sa trực tràng thì đại tiện có cảm giác vẫn còn chưa hết phân ở trực tràng, có thể bị táo bón.

Nhiều người sa sinh dục nhưng kinh nguyệt vẫn bình thường và vẫn có khả năng có thai. Những phụ nữ này dễ bị sẩy thai và đẻ non

- Chảy máu, khí hư ra nhiều do cổ tử cung viêm nhiễm, cọ xát, làm người bệnh đi lại khó khăn, hạn chế lao động

2. Triu chng thc th:

Thăm khám sẽ thấy được các mức độ như đã nói ở trên

Đặc điểm của bệnh này là tiến triển rất chậm, có thể kéo dài 5 – 20 năm. Đặc biệt sau mỗi lần đẻ, sa sinh dục lại tiến triển nhanh và nặng hơn.

. Chẩn đoán thường dễ dàng, khám ngay sau khi người phụ nữ làm việc nặng hoặc rặn mạnh và nếu cần thiết, người thấy thuốc có thể kéo cổ tử cung xuống kết hợp với thăm thành âm đạo

Chú ý chẩn đoán phân biệt với polip cổ tử cung, nang ở tuyến Bartholin, nang ở ống tuyến Skene, nang ở âm đạo, lộn tử cung.

 

 Cha Sa sinh dc theo y hc c truyn

sa sinh dục được xếp vào chứng âm đỉnh, âm thoát …. của y học cổ truyền

1. Nguyên nhân: do khí hư hạ hãm, thận hư. Khí hư làm xung nhâm hư tổn, bất cố hoặc khí hư hạ hãm không làm chủ dc cơ nhục gây ra, khi bị nhiễm trùng thì thêm thấp nhiệt

2. Các th bnh

1. Khí hư :

- Triu chng:Trong âm hộ tử cung và bộ phận liên quan sa xuống cửa mình, có khi sa ra ngoài âm đạo, tùy mức độ sa dãn mà có hình thể khác nhau, người mệt mỏi khó chịu, hơi thở ngắn, lao động mệt mỏi thì bệnh nặng lên, bụng dưới có cảm giác nặng tức, có thể đau mỏi vùng thắt lưng, có thể có khí hư nhiều trắng dính (bạch đới), sắc mặt nhợt, ăn ít, kém tiêu, thường muốn đi tiểu tiện nhưng lượng không nhiều, đại tiện lỏng, lưỡi bệu nhợt, rêu trắng mỏng, mạch hoãn nhược, hư.

- Pháp điu tr: Bổ trung ích khí thăng đề

- Phương thuc: bổ trung ích khí thang gia chỉ xác:.

2. Khí huyết lưỡng hư

- Triu chng: tử cung sa xuống, có khi sa ngoài âm đạo, lao động mệt mỏi thì bệnh nặng lên, bụng dưới có cảm giác nặng tức, sắc mặt úa vàng, da khô khan, hoa mắt chóng mặt đại tiện có thể táo, lưỡi khô, nứt nẻ, mạch hư tế

- Pháp điu tr: ích khí dưỡng huyết thăng đề

Phương thuc: thập toàn đại bổ

3. Thn hư

- Triu chng: tử cung sa xuống có khi sa ra ngoài âm đạo, bụng dưới có cảm giác sa xuống, không có khí hư, âm đạo khô, tiểu tiện nhiều lần, thắt lưng đau mỏi, ù tai hoa mắt chóng mặt lưỡi bệu nhớt, mạch trầm tế

- Pháp điu tr: bổ thận, cố thoát

Phương thuc: đại bổ nguyên tiễn gia giảm

4. Thp nhit

- Triu chngdạ con sa ra ngoài âm đạo, âm hộ sưng đau, nước vàng chảy ra dầm dề, kèm theo triệu chứng thấp nhiệt: người nóng, sợ nóng, tự ra mồ hôi, miệng khô đắng, đại tiện táo, tiểu tiện ngắn vàng, cảm giác nóng rát khi đi tiểu tiện, lưỡi đỏ, rêu vàng nhớt, ra mồ hôi, miệng đắng khô, mạch hoạt sác. Nếu kèm theo huyết hư: sắc mặt úa vàng, hồi hộp, lòng bàn tay bàn chân nóng, hoa mắt chóng mặt, mạch tế sác

- Pháp điu tr: ích khí thăng đề, thanh nhiệt trừ thấp hạ tiêu

Phương thuc: Long đởm tả can thang gia giảm

Phòng bnh: Sa sinh dục là một bệnh không nguy hiểm đến tính mạng người phụ nữ, nhưng là một bệnh ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, công tác, lao động, tâm lý của người phụ nữ, cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời

Thực hiện kế hoạch hoá gia đình bằng các không đẻ sớm trước 22 tuổi, không đẻ dày (đẻ nên cách xa 3 -5 năm). Không đẻ nhiều, mỗi phụ nữ chỉ nên đẻ 1 – 2 con.

Khi sinh đẻ, phải được đỡ đẻ ở những nơi an toàn và đỡ đẻ đúng kĩ thuật

Không nên kéo dài cuộc chuyển dạ.

Không nên để sản phụ rặn đẻ lâu quá

Tránh các sang chấn như rách âm đạo, tầng sinh môn khi làm các thủ thuật.

Khi tầng sinh môn hoặc âm đạo bị rách dù không chảy máu hay chỉ bị rách nhỏ cũng phải khâu lại cần thận

Chống táo bón và nhất là lao động nặng sớm sau đẻ.

Tập những bài thể dục, khí công dành riêng cho những sản phụ sau khi đẻ làm chắc thành bụng và các cơ đáy chậu.

Bác sĩ: Nguyn Như Hoàn

Chi tiết xem ti: http://phusankhoa.com/benh-phu-khoa-khac/chua-sa-sinh-duc.html

Nếu bn b chng Sa sinh dc bn có th liên h cha tr bng đông y ti đây:

Bác sĩ: Nguyn Như Hoàn

Đin thoi: 0972333003 - 0388921646

Phòng khám đông y Hoàn Xuân Đường

Khi 3, Th trn Quán Hành, Huyn Nghi Lc, tnh Ngh an

Web: phusankhoa.com

 

 


Bình luận

HẾT HẠN

0972 333 003
Mã số : 9843258
Địa điểm : Nghệ An
Hình thức : Cho thuê
Tình trạng : Hàng mới
Hết hạn : 08/05/2020
Loại tin :

Thường

Để mua hàng an toàn trên Rao vặt, quý khách vui lòng không thực hiện thanh toán trước cho người đăng tin!

Gợi ý cho bạn