Liên hệ
Số 118, Đường Trần Hữu Dực (Chân Cầu Vượt, Cạnh Tòa Nhà Thông Tấn), Phường Mỹ Đình, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
1. Tên máy: Máy làm đất đa năng 1Z-41B
2. Thông số kỹ thuật, linh kiện bao gồm:
- Động cơ 8hp, làm mát bằng nước.
- Máy cầy.
- Bánh lồng cầy.
- Bánh lồng vun xới, đánh luống.
- Bánh lốp.
- Lưỡi cầy phay.
- Lưỡi đánh luống.
- Lưỡi lấp đất.
- Cánh đánh luống, vun gốc.
- Định vị độ sâu cầy.
- Định vị độ sâu lấp đất.
- Chắn bùn.
3. Chức năng: Làm đất cho cây mầu, cây công nghiệp
- Cây mía: Phá gốc, đào luống, lấp đất, xới cỏ, vun gốc.
- Cầy bừa, đánh luống đất trồng mầu.
- Xới đất, làm cỏ vườn cây ăn quả, cây mầu, cây công nghiệp.
- Phá gốc các cây trồng mầu, cây công nghiệp: ngô, dứa, mía,…
4. Ưu điểm: Gọn nhẹ, di chuyển dễ dàng, năng xuất cao.
Hiệu quả mô hình đưa cơ giới hóa vào sản xuất mía tại huyện Tây Sơn
Với mục tiêu khuyến khích bà con nông dân đẩy mạnh thực hiện đưa cơ giới vào các khâu trong quá trình sản xuất mía giúp giảm chi phí công lao động, tăng năng suất, hiệu quả sản xuất từ khâu làm đất đến khâu thu hoạch. Vừa qua, được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Quốc Gia, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Bình Định thông qua “dự án khuyến nông trung ương giai đoạn 2011-2013” Trạm khuyến nông huyện đã tiếp nhận dự án: “Cơ giới hóa trong sản xuất mía” với mục tiêu chuyển giao các loại máy làm đất, máy nâng xếp và máy thu hoạch nhằm giúp bà con nông dân rút ngắn thời gian sản xuất, giảm chi phí, nâng cao năng suất lao động, từng bước đẩy nhanh cơ giới hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Mô hình được triển khai tại 02 xã Bình Nghi và Tây Giang, đây là những xã có vùng nguyên liệu mía và là xã điểm xây dựng Nông thôn mới của huyện Tây Sơn.
Theo đó Trung tâm Khuyến nông Quốc Gia sẽ chuyển giao cho huyện 06 máy làm đất và 05 máy nâng xếp mía, tuy nhiên qua khảo sát nắm tình hình và nhu cầu của nhóm hộ nông dân, được sự thỏa thuận thống nhất của chủ Dự án (Trung tâm Khuyến nông Quốc Gia) đã cho phép chuyển đổi 05 máy nâng xếp mía sang 06 máy làm đất, nâng tổng số máy làm đất thực hiện trong năm 2012 lên 12 máy. Trung tâm khuyến nông – Khuyến ngư Bình Định đã phối hợp với Trạm khuyến nông huyện Tây Sơn cử cán bộ phối hợp cùng 02 xã Bình Nghi và Tây Giang tiến hành chọn địa điểm (có diện tích trồng mía 40ha/xã) thuận lợi cho việc đưa nông dân nơi khác đến tham quan học hỏi. Đồng thời chọn ra 50 hộ/xã tự nguyện xin tham gia mô hình, những hộ này phải có vốn đối ứng để thực hiện dự án.Từ đó tổ chức cho nông dân trong mô hình tham gia tập huấn, tham quan, dự hội thảo; nhân rộng mô hình cho nông dân trong và ngoài mô hình; tổ chức tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện mô hình.
Mô hình thực hiện trên diện tích: 80 ha với 100 hộ tham gia. Trạm khuyến nông huyện Tây Sơn đã tổ chức họp xét chọn đơn vị cung cấp máy, và đã chọn mua loại máy làm đất đa năng 1Z-41B của Công ty Cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Việt Nam với giá 166,5 triệu đồng/06 máy (trong đó Trung tâm Khuyến nông Quốc Gia hỗ trợ 124,875 triệu đồng, phẩn kinh phí đối ứng mua máy là 41,625 triệu đồng do 50 hộ nông dân tham gia mô hình). Hiện nay Công ty Cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Việt Nam đã bàn giao máy làm đất đa năng 1Z-41B cho các hộ nông dân tham gia mô hình. Theo đó chính quyền địa phương đã ban hành quy chế quản lý và sử dụng máy làm đất mía, cụ thể: tại các xã đã tổ chức các nhóm hộ nông dân tự quản trực tiếp sử dụng máy, phục vụ sản xuất cho bà con nông dân trong mô hình, các nhóm hộ cử người đại diện đứng ra quản lý. Máy được kiểm tra bảo dưỡng định kỳ và thường xuyên trong thời gian trước và sau khi sử dụng.
Máy làm đất đa năng dùng cho sản xuất mía là loại máy nhỏ, có công suất 08 HP được thiết kế truyền động bằng bánh răng phù hợp di chuyển giữa các hàng mía, bộ công tác bao gồm nhiều linh kiện được thay thế tùy theo nhiệm vụ của máy, giúp cơ giới hóa hầu hết các công đoạn trong quá trình làm đất, chăm sóc mía. Qua thực tế, các hộ nông dân ở 02 xã Bình Nghi và Tây Giang đã sử dụng máy trong việc đào, vun đất, bón phân... sau khi bỏ phân, xới cỏ. Ngoài ra bà con còn sử dụng máy để làm đất, đánh luống trồng các loại cây trồng khác như mì, ngô, ớt , hành… Nhận xét về công dụng của máy làm đất đa năng, ông Nguyễn Hữu Tú - đại diện cho tổ máy xã Tây Giang cho biết:
“Nhìn máy nặng vậy nhưng mà khi nổ máy lên thao tác rất gọn gàng. Ở trên Tây Giang chúng tôi chưa sử dụng cày đất cứng, đất nặng mới chỉ cày đất mềm, đi số 3 thấy rất là mạnh. Cày máy rất là sâu là kỹ, cày tay thì không thể sâu bằng mà thời gian kéo dài rất tốn công”
So với cách làm đất thủ công truyền thống tốn nhiều thời gian và chi phí cao, việc đưa máy làm đất vào địa phương đã mang lại nhiều hiệu quả. Sau khi hoạch toán chi phí làm đất bằng trâu bò và bằng tay: 3.400.000 đồng/ha. (Bao gồm bò cày trồng: 1.000.000 đồng/ha; bò cày đén (gốc): 1.400.000 đồng/ha; công làm cỏ bằng tay: 2.400.000 đồng/ha). Trong khi đó tổng chi phí khi dùng máy làm đất đa năng là 2.400.000 đồng/ha. (Bao gồm: Cày trồng 600.000 đồng/ha; cày đén (gốc) 800.000 đồng/ha và xới cỏ 1.000.000 đồng/ha). Như vậy so sánh tổng chi phí của máy làm đất đa năng đã giảm hơn nhiều, cụ thể chi phí cày trồng giảm hơn làm thủ công 400.000 đồng/ha, cày đén(gốc) giảm 800.000 đồng/ha và xới cỏ đã giảm 1.000.000 đồng/ha. Với việc sử dụng máy làm đất đa năng bà con nông dân đã tiết kiệm được chi phí cho khâu làm đất cỏ đến 2.000.000 đồng/ha, góp phần giảm sức lao động, tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất tại địa phương.
Tại hội nghị đánh giá, rút kinh nghiệm nhiều hộ nông dân tham gia mô hình đều ghi nhận hiệu quả, lợi ích thiết thực của máy làm đất đa năng, với thiết kế nhỏ gọn phù hợp với đất bậc thang, đất có diện tích nhỏ đồng thời làm cho đất rất tơi xốp, nhỏ mịn. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng còn một số nhược điểm cần cải tiến cho phù hợp. Ông Nguyễn Kim Hùng -đại diện cho tổ máy xã Bình Nghi nhận xét:
“Qua việc sử dụng máy chúng tôi nhận thấy máy làm đất đa năng rất nhiều tính ưu việt, thứ nhất tạo điều kiện giảm chi phí công làm đất cho cây mía và làm được những cây trồng cạn như cây đậu phộng, cây bắp , cây ớt và những cây khác nữa. Ưu điểm máy này làm đất rất tơi xốp, làm cỏ thời gian ngắn chết nhanh chứ không thể sống lại và có có thể vun dòng cũng tiện. Nhược điểm thì qua quá trình cày hai cái khe của cánh quạt không có kết liền nhau được, còn hở khoảng 1 tất không có lở đất. Thứ 2 nữa nếu làm đất khô chạy số 3 thì chỗ bao phủ 2 cánh quạt đất văng quá xa làm ảnh hưởng môi trường cũng như những người đi cày bị ảnh hưởng”
Với hiệu quả từ mô hình máy làm đất đa năng, nông dân trong huyện cần áp dụng đầu tư cơ giới hoá vào sản xuất, đặc biệt đối với những vùng chuyên sản xuất mía nhằm tiết kiệm chi phí, từng bước loại bỏ lao động bằng thủ công trong các khâu làm đất, giải quyết thiếu lao động thời vụđồng thời giúp bà con nông dân phát triển sản xuất theo hướng dịch vụ đa chức năng, đa ngành nghề, tăng thu nhập phát triển nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa.
HẾT HẠN
Mã số : | 15604974 |
Địa điểm : | Toàn quốc |
Hình thức : | Cần bán |
Tình trạng : | Hàng mới |
Hết hạn : | 23/08/2020 |
Loại tin : | Thường |
Gợi ý cho bạn
Bình luận