• Kiểm tra đơn hàng
  • Hỗ trợ
  • Nạp tiền
  • Đăng ký
  • Đăng nhập
Đang online
PTG Group
Gian hàng: phongthuygia
Tham gia: 08/05/2009
Thời gian xử lý : 0 giờ
Lượt truy cập: 3.959.241
Tìm kiếm :    Giá từ :    ~ Đến :  

Những chuyện khó tin ... nhưng có thật

kHÔNG THỂ TIN ĐƯỢC ???


Bể bơi dài 150m toạ lạc trên đỉnh một khách sạn 55 tầng đang trở thành điểm hấp dẫn du khách trong khu giải trí cao cấp lớn nhất châu Á Marina Bay Sands mới khai trương tại Singapore.





Một con heo vốn sinh ra bị khuyết hai chân sau đã trở nên nổi tiếng sau khi học được cách đi lại chỉ bằng 2 chân trước.




Chú chim trộm cá nhanh như chớp hay những góc ảnh đôi chân khổng lồ như sắp dẫm nát kỳ quan đá của Anh. Ảnh trên Huanqiu.

Duy Hoà (Theo Ngôisao)


Một người đàn ông Trung Quốc đang hi vọng sẽ được ghi danh vào sách kỉ lục Guinness với thành tích chuyên biểu diễn các trò mạo hiểm.




Duy Hoà (Theo Dân Trí)


Duy Hoà (Theo Dân Trí)

2, Một vụ lừa đảo chưa từng có ở Việt Nam


Hà vẫn luôn mồm cho rằng mình không lừa đảo.

 

Nguyễn Thanh Hà đã mạo danh cả Văn phòng Tổng thống Mỹ, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI), Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA)... và sau đó gửi công văn tới cả Văn phòng Interpol Việt Nam xin xác nhận, gửi tới Thủ tướng Chính phủ đề nghị sớm giải quyết... Tất cả giấy tờ đó y dùng làm "bùa" để lừa đảo.

Không thể liều lĩnh hơn

Đối tượng Nguyễn Thanh Hà (sinh năm 1959) tốt nghiệp ĐH Kinh tế quốc dân, làm ở Tổng cục Kỹ thuật Bộ Quốc phòng (1981 -1984) và sau đó làm việc ở Cục Phục vụ ngoại giao đoàn - Bộ Ngoại giao (1985 -1994). Hà thành lập Cty TNHH Thanh Hà (có trụ sở ở Hà Nội) với vai trò là giám đốc. Y đã từng thuê trụ sở ở nhà A, làng sinh viên Hacinco, rồi đổi về nhà N3B, Lê Văn Lương (Hà Nội) và trú tại C1, 105 Ngọc Khánh, Ba Đình (Hà Nội).

Để lừa đảo các doanh nghiệp, Hà đã lập tới 9 dự án với trị giá hàng trăm triệu USD của một số nước ở Châu Phi đầu tư vào Việt Nam thông qua... Cty TNHH Thanh Hà (!?). Tuy nhiên, Hà thực tế mới sử dụng 6 dự án đã... lừa được hơn chục nạn nhân với trị giá trên 3 triệu USD thì bị bắt.

Đặc biệt, trong đó có bộ hồ sơ (rởm) có đầy đủ dấu, ký xác nhận của Ngân hàng Bắc Dakota - Mỹ, Đại sứ quán Mỹ tại Abujia, Nigeria, Văn phòng Tổng thống Mỹ, Cục Điều tra Liên bang Mỹ, Cục Tình báo Trung ương Mỹ CIA, Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam, Phòng Thương mại - Công nghiệp Việt Nam tại Mỹ..., "xác nhận" Nguyễn Thanh Hà có khoản vốn 22 triệu USD của Chính phủ Nigeria qua Ngân hàng Bắc Dakota chuyển về Việt Nam xây dựng khách sạn, văn phòng cao cấp (?!).

Hà làm công văn gửi tới Thủ tướng, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính của Việt Nam để nói rằng "...trong vòng 7 ngày cơ quan chúng tôi phải xuất trình giấy chứng nhận miễn thuế hoặc không nộp thuế quốc tế (IATC) cho cơ quan thuế Hoa Kỳ để giải ngân khoản tiền trên...". Tiếp đó, Hà đề nghị "tạo điều kiện cho phép và phê duyệt khoản thanh toán phí 300.000USD bao gồm các phí công chứng và thuế tem cho Chính phủ Nigeria theo quy định".

Thậm chí, trong một dự án khác, Hà còn gửi tới Văn phòng Interpol Việt Nam để chứng thực  văn bản có nội dung: "Ban Tổng Thư ký Interpol ở Lyon, Pháp đã xác nhận tính xác thực, minh bạch và chính xác của dự án Cty TNHH Thanh Hà trúng thầu quốc tế hợp đồng cung cấp áo phông cho Cty Bolta River Authority (Cộng hòa Ghana) trị giá 20 triệu USD". Nhưng Văn phòng Interpol Việt Nam không thể xác nhận.

Thủ đoạn "xưa như trái đất"

Sau khi đưa ra các "dự án xuyên quốc gia" trị giá mỗi dự án... vài chục triệu USD để các đối tác tin, Hà lấy lý do cần tiền: 22 triệu USD đang bị ách lại tại Mỹ vì các cơ quan chức trách tại đây yêu cầu phải xác nhận số tiền trên không phải là hành vi rửa tiền; và tiền mang về Việt Nam để đầu tư thì mới được giải ngân. Ngoài ra, Hà còn rất nhiều tiền nhưng đang nằm tại ngân hàng nước ngoài vì gặp vướng mắc về thủ tục... nên cần phải đóng một khoản tiền thì mới giải ngân được...

Sau đó, Hà đề nghị các doanh nghiệp, cá nhân ứng trước khoản tiền để giải ngân, với lời hứa sau khi nhận tiền từ nước ngoài về, Hà sẽ cho vay nhiều triệu USD với lãi suất thấp, đồng thời hứa thưởng hàng trăm nghìn USD. Và chỉ từ năm 2007 đến nay, sau khi lừa đảo được 7 cá nhân, doanh nghiệp ở tỉnh Khánh Hòa trên 2 triệu USD, y ra Hà Nội lừa đảo tiếp cũng từng ấy người ở Hà Nội, Hà Nam, Quảng Ninh với số tiền trên 1 triệu USD.

Nhưng khi thực hiện lệnh khởi tố bị can, khám xét trụ sở, nơi làm việc của Nguyễn Thanh Hà, Cơ quan ANĐT - CA TP.Hà Nội khá bất ngờ không thấy bóng dáng một đồng tiền nào. Trưa 20.4, tại trại tạm giam CA TP.Hà Nội, khai trước cán bộ điều tra, Hà vẫn cho rằng mình không lừa đảo.

Trước đó, khi bị bắt quả tang đang nhận tiền của nạn nhân tại khách sạn Bảo Sơn (Hà Nội), Hà vẫn còn lớn tiếng dọa cả các trinh sát: Nếu tôi không kịp giải ngân 22 triệu USD thì các anh hoàn toàn chịu trách nhiệm. Y còn yêu cầu cung cấp đường dây nóng gọi đến Bộ trưởng Bộ Công an để... nói chuyện!

Thông tin tiếp về vụ lừa đảo chưa từng có ở Việt Nam:
Không thể nhẹ dạ hơn

 

 
 
 

Ông Lê Quang Hiệp - Phó Giám đốc Cty cổ phần TM & DV Lê Quang ở Nguyễn Thiện Thuật, TP.Nha Trang (Khánh Hoà) là một trong số đó. Hà chỉ cần một bộ hồ sơ nhưng hết lý do này đến lý do khác (dù rất trời ơi) nhưng đã có thể moi tiền liên tục từ anh Hiệp đến 2 triệu USD. Chỉ đến khi chịu không thấu, anh Hiệp mới tố cáo đến Công an tỉnh Khánh Hoà.

Bộ hồ sơ này có dấu, chữ ký xác nhận của Chính phủ Moldova, thông báo của Tổng thống Moldova, Ngân hàng Đầu tư tư nhân Moldova, Ngân hàng Ascot Capitan Internationa Bank of Settlement - Mỹ, cơ quan thuế Bộ Tài chính Mỹ, văn bản của EU... xác nhận: Ông Michael Hopkins - quốc tịch Moldova đầu tư 36 triệu USD vào Việt Nam cho Cty TNHH Thanh Hà để xây dựng khách sạn 3 sao và một số dự án khác.

Giả tài liệu của Văn phòng Tổng thống Mỹ.

Anh Hiệp khai báo với Công an Khánh Hoà, lần đầu (ngày 28.6.2007) Hà nói: Nếu anh Hiệp đưa cho Hà 50.000USD để Hà qua Thái Lan nộp phí thì 15 ngày sau nhận được 36 triệu USD, Hà sẽ cho anh Hiệp vay 1 triệu USD không kỳ hạn. Thấy lợi, anh Hiệp nhất trí ngay. Khoảng 20 ngày sau, Hà gửi mail đến Hiệp thông báo của một ngân hàng từ Mỹ với nội dung đã nhận được 41.000USD tiền phí(!?).

Nhưng, thay vì được vay 1 triệu USD như Hà đã hứa, anh Hiệp lại nhận được từ mail một bản thông báo của cơ quan thuế, Bộ Tài chính Mỹ yêu cầu muốn hưởng 36 triệu USD phải nộp 1% vào quỹ phát triển của Hoa Kỳ, anh Hiệp không chấp nhận nộp tiếp, mà đòi lại 50.000USD.

Để khoả lấp việc đòi tiền, 10 ngày sau Hà "vui mừng" báo: Tiền lại chuyển về Moldova, phía ngân hàng ở đây chỉ yêu cầu nộp 0,5%. Trong đó, ông Hopkins đã nộp 72.000USD, còn 108.000USD đề nghị Hiệp nộp vào tài khoản của Cty XINYI ở Hồng Kông.

Nghe ngon ngọt, anh Hiệp vào TPHCM để cùng Hà chuyển tiền sang Hồng Kông. Tuy nhiên, đến 4 ngân hàng tại đây vẫn không chuyển được (mà anh Hiệp vẫn không nghi ngờ) thì Hà nói đưa tiền để sang Thái Lan chuyển tiền. Anh Hiệp lại móc thêm 20.000USD (phí chuyển tiền, vé máy bay cho Hà) tổng cộng thành 128.000USD đưa cho Hà...

Đến ngày 6.12.2007, anh Hiệp lại nhận được mail của Hà thông báo của Bộ Tài chính Togo về việc cấp giấy chứng nhận nguồn gốc thì phải thanh toán 50.000USD phí thụ lý và 1% phí, tổng cộng là 410.000USD... Đến lúc này, anh Hiệp đã chi 2 triệu USD và đã đến lúc "tỉnh ngủ" nên viết đơn tố cáo.

Để có trên 2 triệu USD, ngoài số tiền của mình, anh Hiệp còn phải vay tiền của 6 người khác, với tổng số tiền nợ là trên 27 tỉ đồng, trong đó nợ gốc gần 18 tỉ đồng.

Vấn đề đặt ra là mấy triệu USD đó đã biến đi đâu? Theo lời khai của Hà, phần lớn số tiền đó đã đưa cho Đồng Đạo Tùng (sinh 1963, trú tại Đông Anh, Hà Nội) - là cộng tác viên đắc lực của Hà. Chính Tùng là đối tượng đi các tỉnh để làm quen, khoe có ông anh có nhiều dự án với tổng trị giá hàng trăm triệu USD và gạ cho vay với điều kiện... Cùng với Tùng còn có khoảng 4- 5 đối tượng nữa cũng là chân rết của Hà.