Nghe có vẻ bất khả thi nhưng thực tế thì với phát hiện về một loại vật liệu polymer có độ cứng rất cao có khả năng tự liền sau khi bị vỡ thì điều này chắc chắn sẽ trở thành hiện thực trong một tương lai không xa.
Vỡ màn hình là nỗi lo sợ của nhiều người dùng điện thoại thông minh bởi chi phí sửa chữa có đắt ngang bằng tiền mua một chiếc điện thoại mới. Mới đây, một nghiên cứu tại Đại học California và Đại học Colorado của Mỹ đã phát hiện ra một loại vật chất polymer mới với độ cứng cao, trong suốt như kính, có thể dùng để làm màn hình điện thoại. Đặc biệt hơn nữa, vật liệu này dù bị va đập mạnh hoặc nứt vỡ nhưng vẫn có thể tự hồi phục với một lực ấn rất nhẹ mà con người có thể thực hiện được.
Từ lâu, polymer đã được biết đến với khả năng tự làm liền sau biến dạng khi có tác động của nguồn nhiệt lên đến 120 độ C. Đây là điều không thể nếu vật liệu polymer thông thường được sử dụng làm màn hình điện thoại. Nhưng may thay, các nhà khoa học từ Mỹ, Canada và mới đây nhất là Nhật Bản đã khẳng định rằng sẽ có một loại polymer với khả năng tự liền đơn giản hơn vậy, và họ đã đúng. Vật liệu mới này sẽ tự liền lại dù bị kéo dãn, hoặc nói chính xác hơn là biến dạng 50 lần so với tình trạng của nó ban đầu.
Sinh viên nghiên cứu đến từ Nhật Bản Yo Yanagisawa đã kể về việc anh tình cờ tìm được đặc điểm mới của loại vật liệu này. Sau khi cắt rời các cạnh của tấm polymer, chỉ cần một lực ấn nhẹ của tay ở nhiệt độ 21 độ C là các mảnh vỡ của chất liệu này lại tự kết dính vào với nhau. Lúc đầu, anh nghĩ đây sẽ là một bước tiến mới trong lĩnh vực keo dính nhưng nghĩ xa hơn thì thực chất công nghệ này có thể áp dụng vào việc làm màn hình cho các thiết bị di động, đem đến tương lai với các sản phẩm không thể bị vỡ màn hình.
Chuyên mục Tư vấn tiêu dùng của Vatgia.com sẽ liên tục cập nhật các thông tin mới nhất về phát minh khoa học, công nghệ, bạn hãy chú ý đón xem nhé!