Tình hình là nắng nóng kéo dài nên nhà em phải bật điều hòa cho các bé nằm trong phòng ạ. Nên đồng thời cuối tháng tiền điện tăng vùn vụt. Hic.
Các mẹ có cách nào giúp tiết kiệm điện khi sử dụng điều hòa không khí không ạ? Chỉ giúp em với.
Với mẹo đơn giản sau đây, bạn sẽ có thể chỉnh điều hòa vừa mát lại tiết kiệm gấp 10 lần bình thường đấy.
1. Chọn chế độ “dry”
Dùng điều khiển để chuyển chế độ lạnh từ “Cool” (hơi lạnh, hình ảnh biểu thị là bông tuyết” sang chế độ “Dry” (trừ ẩm, hình ảnh biểu thị là giọt nước).
Thao tác đơn giản trên sẽ giảm công suất tiêu thụ điện của điều hòa sẽ giảm đi 10 lần, hạn chế sốc nhiệt vì nhiệt độ phòng sẽ không thấp quá 23 độ C và không dao động lớn với nhiệt độ bên ngoài.
2. Chế độ “dry” là gì và tại sao nó lại hữu ích hơn?
Có lẽ cần phải lưu ý rằng không phải mọi máy điều hòa nhiệt độ đều có chức năng “làm khô”, nhưng nếu máy điều hòa nhà bạn có chế độ này, hãy lựa chọn biểu tượng hình giọt nước thay vì hình bông tuyết.
Tính năng làm khô giúp hạ thấp nhiệt độ trong phòng bằng cách làm giảm độ ẩm trong không khí và nó chủ yếu được áp dụng ở những nơi có khí hậu nhiệt đới, độ ẩm trong không khí cao gây khó chịu. Cách làm này giúp giảm nhiệt độ trong phòng nhưng không lại không cần làm nóng phía bên ngoài để đảm bảo luồng không khí mát hơn.
Do chế độ này tiêu hao ít năng lượng hơn nên máy nén cũng vận hành ở tốc độ chậm hơn, từ đó lại càng làm giảm việc tiêu thụ năng lượng. Giảm tiêu hao năng lượng cũng đồng nghĩa với việc ít tốn điện hơn, và kết quả là ít tốn tiền điện hơn. Như vậy, bạn đã có thể tiết kiệm được thêm một khoản tiền cho gia đình mình.
3. Các cách tiết kiệm điện khác
- Khi sử dụng cần đảm bảo phòng được đóng kín (không mở cửa quá lâu) cũng như tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào phòng để tránh làm hao điện năng và máy hoạt động quá tải.
- Tắt các bóng đèn không cần thiết giúp quá trình làm lạnh nhanh hơn, Không tắt bật hay điều chỉnh máy quá nhiều vì để khởi động lại máy sẽ tiêu tốn nhiều năng lượng, vậy nên hãy duy trì nhiệt độ ổn định.
- Nếu kết hợp với quạt gió và để để một chậu nước mát sẽ giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vì quạt giúp lưu thông khí mát trong phòng.
- Bạn sẽ cảm thấy mát hơn mà không cần hạ nhiệt độ (tiết kiệm điện năng) cũng như tránh cảm giác khô mà vẫn tiết kiệm điện năng vì quạt tiêu thụ ít điện hơn.
- Bạn nên tắt điều hòa khi ra khỏi nhà, trước khi ngủ khoảng 1 đến 2 tiếng hoặc khi nhà đã mát đều. Tắt hẳn máy bằng Attomat vì nếu chỉ tắt bằng điều khiển từ xa thì máy vẫn sẽ tiêu thụ điện ngầm.
Trong khi ngủ bạn sẽ không cần nhiệt độ phải lạnh như lúc bạn thức. Bởi vậy, hãy điều chỉnh máy lạnh ở nhiệt độ vừa phải khoảng 1-2 tiếng trước khi đi ngủ, nhờ đó máy lạnh sẽ phải hoạt động ít hơn và tốn ít điện năng hơn.
Nếu bạn chỉ cần làm mát một căn phòng nhỏ, hãy sử dụng máy lạnh mini để giảm bớt lượng điện tiêu thụ.
Nếu khi sử dụng máy lạnh mà bạn để cửa mở thì khí lạnh sẽ bị thoát ra ngoài, nhiệt độ bên ngoài sẽ tác động đến nhiệt độ trong phòng, do đó máy lạnh sẽ phải hoạt động nhiều hơn và tốn rất nhiều điện.
Nếu chỉ bảo quản máy tốt thôi thì chưa đủ, để máy hoạt động tốt, bạn cần phải định kì lau chùi máy thật sạch. Chỉ cần lau dọn sạch sẽ bụi bẩn tích trong bộ lọc, có thể giảm đến 15% công suất hoạt động của máy, giúp tiết kiệm một lượng điện rất lớn.
ần đảm bảo rằng ống dẫn ga được đặt một cách hợp lý và thường xuyên được vệ sinh sạch sẽ. Đôi khi bụi bẩn bám trong các ống dẫn hay ống dẫn bị rò rỉ cũng có thể là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến hệ thống làm mát của máy, làm tốn rất nhiều điện năng.
Mặc dù máy lạnh có những tấm tản gió giúp đưa khí mát đến đúng hướng mình cần nhưng tốt nhất bạn nên xếp gọn đồ đạc để không làm cản hướng gió, nhờ đó mà bạn cũng sẽ cảm thấy nhanh mát hơn, tiêu tốn ít điện năng hơn.
29°C là nhiệt độ thích hợp để máy lạnh của bạn có thể hoạt động một cách tối ưu nhất, không tốn quá nhiều điện năng mà vẫn duy trì một nhiệt độ vừa phải và phù hợp (do nhiệt độ phòng và nhiệt độ bên ngoài không chênh lệch quá lớn). Nếu bạn giảm nhiệt độ xuống thêm khoảng 2°C nữa, máy lạnh của bạn sẽ tiêu hao đến hơn 40% năng lượng nữa.
Nên tránh sự trao đổi nhiệt với bên ngoài khi sử dụng máy lạnh. Ánh nắng mặt trời có thể làm nhiệt độ phòng tăng lên, do vậy, máy lạnh cũng sẽ phải hoạt động nhiều hơn.
Tốt nhất bạn hãy tăng nhiệt độ máy lạnh lên nhiệt độ cao nhất (30 hoặc 32 độ) và đóng tất cả cửa sổ, mành rèm lại. Việc che kín phòng sẽ ngăn không cho ánh sáng mặt trời chiếu vào phòng làm nhiệt độ phòng tăng lên quá cao. Khi quay trở lại, có thể bạn sẽ thấy nóng trong vài phút nhưng hơi nóng tỏa ra cũng không quá lớn đến mức mà máy lạnh của bạn phải hoạt động để làm mát lại từ đầu.
Mặc dù chúng ta dùng máy lạnh để làm mát, tuy nhiên dùng quạt sẽ giúp lưu thông khí mát trong phòng, điều này cũng có nghĩa là bạn không cần phải giảm nhiệt độ xuống quá thấp, nhờ đó tốn ít điện hơn. Thêm vào đó, quạt sử dụng điện ít hơn máy lạnh nên kết hợp cả hai thiết bị này sẽ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều năng lượng.
Mới chớm hè mà hóa đơn tiền điện cuối tháng nhà bạn đã tăng vọt, nguyên nhân chủ yếu là do điều hòa đã được sử dụng vài giờ mỗi ngày. Để tiết kiệm điện năng khi bật điều hòa, bạn nên lưu ý làm theo những hướng dẫn của các chuyên gia về điện lạnh dưới đây.
Không để nhiệt độ dưới 25 độ C
Theo Bijli Bachao, trang web của Ấn Độ, chuyên về hướng dẫn tiết kiệm điện cho gia đình và công sở, nhiệt độ của điều hòa càng ít chênh lệch với nhiệt độ tự nhiên thì điện năng tiêu thụ càng ít.
Để làm mát phòng, bạn không nên để nhiệt độ dưới 25 độ C.
Bạn có thể tính công thức điện năng tiết kiệm được khi tăng nhiệt độ điều hòa như sau:
Phần trăm tiết kiệm = (nhiệt độ mới - nhiệt độ cũ) : (nhiệt độ bên ngoài - nhiệt độ cũ) x 100
Ví dụ, nếu nhiệt độ bên ngoài là 37 độ C, tăng điều hòa từ 20 lên 25 độ c, bạn sẽ tiết kiệm được: (25 - 20) : (37-20) x 100 = 29,4%.
Lưu ý: Công thức này được tính trong trường hợp khả năng cách ly của phòng với bên ngoài không tốt, nên nhiệt độ trong phòng tương đương với nhiệt độ ngoài trời trong điều kiện không bật điều hòa.
Dùng quạt kèm điều hòa
Quạt có thể tạo ra gió giúp người trong phòng cảm thấy mát và dễ chịu hơn. Khi dùng quạt, bạn có thể tăng nhiệt độ của điều hòa lên 2-4 độ mà vẫn thấy thoải mái. Dù tốn điện cho quạt nhưng lượng điện bạn tiết kiệm được khi tăng nhiệt độ điều hòa vẫn nhiều hơn và như thế bạn có thể tiết kiệm được tiền điện mỗi tháng.
Tuy nhiên, Bijli Bachao cũng lưu ý, nếu mái nhà của bạn trực tiếp hứng ánh nắng mặt trời thì không nên sử dụng quạt trần cùng với điều hòa, tương tự nếu đó là bức tường hứng nắng thì cũng không nên bật quạt treo tường đồng thời với điều hòa.
Đặt cục nóng ở chỗ mát
Vị trí đặt cục nóng cũng có thể ảnh hưởng tới điện năng tiêu thụ: Nhiệt từ mặt trời sẽ làm giảm hiệu quả của điều hòa, vì thế không nên để cục nóng ở nơi quá nóng và bí.
Bố trí phòng khép kín và có lớp cách nhiệt
Dùng các lớp cách nhiệt (ví dụ tấm xốp) cho mái, dán giấy cách nhiệt cho tường, phía ngoài ngôi nhà nên sơn màu trắng hoặc sáng để giảm thu hút nhiệt, có thể trồng thêm cây ở bên ngoài... Khi bật điều hòa phải đóng kín các cửa, các lỗ thông hơi, có thể che thêm rèm.
Bảo dưỡng điều hòa thường xuyên
Thường xuyên lau màn chắn, bộ lọc không khí. Chỉ cần lau dọn sạch sẽ bụi bẩn tích trong bộ lọc, có thể giảm đến 15% công suất hoạt động của máy, giúp tiết kiệm một lượng điện rất lớn.
Dùng chế độ (Mode) phù hợp
Trong trường hợp nhiệt độ ngoài trời không quá nắng nóng (khoảng dưới 36 độ C) và độ ẩm cao, việc sử dụng chế độ Dry sẽ rất hiệu quả trong việc tạo cảm giác dễ chịu trong phòng và tiết kiệm điện.
Tuy nhiên, những ngày nắng nóng và độ ẩm thấp thì việc sử dụng chế độ Dry không có ý nghĩa gì mấy bởi nó không có chức năng làm giảm nhiệt độ, khiến không khí trong phòng vẫn nóng, khó chịu và khi đó, lựa chọn duy nhất để làm mát là chuyển sang chế độ Cool. Lúc này, sử dụng chế độ Cool lại tiết kiệm điện hơn vì Cool làm mát nhanh hơn, sau khi nhiệt độ trong phòng đã đủ mát thì điều hòa có thể tự ngắt điện.
Lựa chọn máy lạnh phù hợp với phòng
Nhiều người cho rằng mua điều hòa lớn sẽ làm không khí trong phòng mát hơn. Tuy nhiên theo Energy Star (một chương trình của Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ - EPA, giúp doanh nghiệp và cá nhân sử dụng năng lượng tiết kiệm), mua một máy điều hòa quá khổ là không hiệu quả, đồng thời còn lãng phí năng lượng. Máy điều hòa có tác dụng loại bỏ hơi nóng và độ ẩm trong phòng, máy điều hòa to có tác dụng làm mát nhanh nhưng nó chỉ loại bỏ được rất ít hơi ẩm. Công thức để chọn được máy điều hòa phù hợp với diện tích của phòng:
Phòng 9-14m2: chọn máy công suất 5.000 BTU/h
Phòng 15-23m2: 6.000 BTU/h
Phòng 24-28m2: 7.000 BTU/h
Phòng 29-32m2: 8.000 BTU/h
Phòng 33-37m2: 9.000 BTU/h
Phòng 38-41m2: 10.000 BTU/h
Phòng 42-51m2: 12.000 BTU/h
Phòng 51-65m2: 14.000 BTU/h
Phòng 66-92m2: 18.000BTU/h
Energy Star cũng khuyến cáo, nếu phòng ở chỗ râm mát, bạn có thể giảm công suất máy 10%, nếu phòng đặt ở nơi rất nắng, tăng công suất máy lên 10%, nếu trong phòng thường xuyên có nhiều hơn 2 người, cộng thêm vào công suất của máy là 600 BTU cho mỗi người.
Để giữ các hóa đơn tiền điện và mức tiêu thụ điện năng càng thấp càng tốt, Nhà đẹp khuyên bạn hãy làm theo 10 bí quyết nhỏ sau đây:
1. Nhiệt độ ấm hơn vào ban đêm hoàn toàn "OK"
Thời gian ban đêm, cơ thể bạn không đòi hỏi mức nhiệt quá thấp, thậm chí mát lạnh như ban ngày. Cố gắng tắt điều hòa nhiệt độ khi ngủ hoặc tắt trước khi ngủ 1 - 2 giờ. Như vậy, thời gian hoạt động của máy sẽ ít hơn.
2. Sử dụng cửa sổ hoặc thiết bị làm mát di động
Nếu bạn không có nhu cầu làm mát toàn bộ ngôi nhà, hãy sử dụng các thiết bị làm mát di động để giảm nhiệt cho từng khu vực nhất định. Hầu hết các thiết bị làm mát di động tiêu thụ ít hơn 50% năng lượng so với máy điều hòa nhiệt độ khi hoạt động trong cùng 1 không gian.
3. Đóng kín các lỗ thông hơi
Thông thường, tầng hầm và tầng trệt là nơi mát nhất trong nhà. Vì vậy, chú ý đóng tất cả các lỗ thông hơi trong khu vực nhiệt độ thấp. Không khí lạnh sẽ dồn xuống những chỗ này một cách tự nhiên.
4. Bảo trì điều hòa
Một vài thao tác bảo trì cơ bản có lẽ là tất cả những gì chiếc máy điều hòa không khí của bạn đang cần. Đa số máy điều hòa sẽ hưởng lợi ích tốt đẹp khi được lắp đặt ống thoát nước dài, nhất là khi bộ lọc gặp "tai họa" từ môi trường bên ngoài như bị lá và hạt cây bám vào, khiến cho máy hoạt động vất vả hơn gấp 15%.
5. Kiểm tra ống dẫn khí
Đảm bảo những khu vực có ống dẫn khí chạy qua trong nhà mà không có điều hòa không khí (chẳng hạn như tầng mái) được cách nhiệt đúng cách. Điều này sẽ giữ không khí đi vào mát nhất có thể.
6. Sắp xếp lại đồ nội thất
Đồ nội thất cản trở các lỗ thông hơi của điều hòa và lùa khí lạnh đến những vị trí không mong muốn như phía sau và dưới gầm của đồ đạc trong phòng. Mặc dù có những miếng nhựa dành cho lỗ thông hơi để giúp điều khiển không khí đi đúng hướng, cách đơn giản nhất là sắp xếp lại đồ nội thất trong phòng một chút.
7. Điều chỉnh nhiệt độ vừa phải
26 độ C là con số lý tưởng để điều hòa nhiệt độ chạy ở mức hiệu suất tối ưu nhất. Nó tương tự như 1 chiếc xe hơi đang băng qua vùng địa hình bằng phẳng, không phải tăng tốc để lên dốc hay vượt qua chỗ gồ ghề, chỉ cần đi một cách ổn định. Ngay cả khi bạn chỉ giảm đi 5 độ C cũng có thể khiến điều hòa "ngốn" thêm 40% năng lượng.
8. Ánh sáng
Tắt đèn có thể giúp giảm nhiệt độ, nhưng bạn cần để ý xem có bao nhiêu ánh sáng lọt vào từ cửa sổ đang mở trong nhà vì nó cũng đóng vai trò quan trọng. Việc đóng mở cửa sổ mỗi ngày dựa theo sự đổi hướng của ánh nắng mặt trời có thể khiến bạn bực bội, phiền muộn nhưng điều hòa nhiệt độ của bạn sẽ rất cảm ơn khi phải "chống chọi" với ít không khí nóng hơn.
9. Có ai ở nhà không?
Khi ra ngoài, luôn tắt điều hòa nhiệt độ, đóng kín cửa sổ và kéo rèm cửa lại. Bạn chắc chắn sẽ cảm thấy nóng nực một vài phúc lúc mới trở về nhà, rèm cửa giúp giữ ánh nắng mặt trời tránh xa ngôi nhà, cho phép khí mát lưu lại càng lâu càng tốt và nhờ đó, điều hòa không quá vất vả để làm mát mọi thứ trở lại.
10. Đừng quên sử dụng quạt
Chúng ta dựa vào điều hòa không khí để làm không gian sống mát mẻ hơn và có thêm sự trợ giúp của những chiếc quạt lại càng tuyệt vời. Sử dụng quạt để lưu thông khí mát đều khắp phòng. Chúng tiêu thụ ít năng lượng hơn điều hòa, vì thế, sử dụng quạt thay thế những khi không quá nóng luôn là ý tưởng tuyệt vời.