Túi tiền không rủng rỉnh nhưng bạn vẫn muốn trải nghiệm qua mỗi chuyến đi? Đừng quá bận tâm, những lời khuyên dưới đây sẽ giúp “đánh bay” những lo lắng đó của bạn.
1. Đi du lịch trái mùa
Không đi du lịch ngay mùa cao điểm như lễ, tết... vì đây là những lúc "máy chém" hoạt động kinh hoàng nhất - giá ăn ở sẽ cao ngất trời.
Lên kế hoạch đi du lịch trái mùa có thể cho phép bạn tiết kiệm được rất nhiều các khoản phải chi như tiền mua vé máy bay, tiền mua vé tàu hoả, tàu biển, khách sạn… Không những thế, việc đặt chỗ cho tất cả các dịch vụ trên cũng trở nên dễ dàng hơn.
Bạn có thể thoải mái lựa chọn thời gian khởi hành cho phù hợp. Chắc chắn rằng bạn cũng không phải chứng kiến cảnh chen lấn xô đẩy hay hiện tượng “cháy” dịch vụ giống như các chuyến đi vào mỗi cuối tuần hay dịp lễ Tết như 30/4 – 1/5, 2/9… Thời điểm tốt nhất để bạn thực hiện chuyến đi của mình và vào khoảng tháng 1 và tháng 5, cuối tháng 9 đến giữa tháng 12. Nếu có thể, tốt nhất bạn không nên tổ chức đi du lịch đúng vào dịp nghỉ hè của học sinh.
Bạn cũng nên biết rằng, nhằm tăng số lượng khách vào thời điểm trái mùa du lịch, không chỉ riêng các công ty tổ chức tour mà các hãng máy bay, các trung tâm thương mại… đều có những chương trình khuyến mãi rầm rộ. Đây thật là cơ hội tốt để bạn và người thân tiết kiệm một khoản lớn ngân sách mà vẫn được đi du lịch, thoả mãn các nhu cầu mua sắm.
2. Lựa chọn địa điểm
Trước khi lên kế hoạch vui chơi, bạn nên cân nhắc tới địa điểm cần tới. Ước lượng thời gian cho từng địa điểm. Nếu quá lâu bạn có thể loại bỏ bớt các địa điểm kém phần hấp dẫn hơn. Nêu ưu tiên cho các địa điểm thú vị trong khi lại có nhiều cơ hội giảm giá cho vé thăm quan, khách sạn, phương tiện di chuyển.
Nếu chỉ cần một nơi để “đổi gió”, bạn chỉ cần lựa chọn vùng ngoại ô, những nơi mới khai thác, các di tích lịch sử là đã có một chuyến dã ngoại hấp dẫn rồi. Việc giá cả leo thang khiến cho các gia đình khó khăn hơn trong việc tổ chức một chuyến đi xa cho cả gia đình. Đây chính là động lực để bạn ghé thăm một số địa phương lân cận, những di tích sử gần hoặc những khu vui chơi giải trí của thành phố. Ngoài ra, bạn cũng nên cân nhắc việc tham gia các hội chợ và những sự kiện sôi động mùa hè.
3. Lựa chọn phương tiện
Hãy cân nhắc địa điểm để lựa chọn phương tiện giao thông là máy bay hay tàu xe. Với các hãng máy bay giá rẻ, bạn cần book vé từ khá lâu để có chiếc vé ưu đãi nhất. Đa năng hơn là kết hợp đường bay của các hãng khác nhau để tiết kiệm chi phí một cách tối đa hơn cả.
Nếu chỉ đi trong nước, du lịch tới những địa điểm gần hơn thì hãy lựa chọn những chuyến xe khách an toàn và tiện nghi.
Tận dụng tối đa các phương tiện công cộng nơi đến như xe bus, xe thồ gắn máy. Các xe bus địa phương có thể có một hay nhiều tuyến, dài hay ngắn nhưng giá vé bao giờ cũng mềm. Xe thồ ở các vùng cao cũng rất rẻ.
Phượt" bằng xe máy cũng là một cách tiết kiệm tiền khá tốt, tuy vậy bạn phải luôn đảm bảo về vấn đề an toàn cũng như khả năng “chịu chơi” của những con xế đó.
Nếu "phượt" bằng xe gắn máy cá nhân, bạn nên đem theo ruột xe, bộ đồ vá để có thể tự giải quyết nếu cán đinh. Trường hợp không có đồ nghề mà bạn xác định được ruột xe xì do "đinh tặc": bạn hãy rút đinh ra (hay mảnh sắt, que nhôm chữ z... - nếu có thể thì tháo lỏng ốc xiết đầu van) và cứ để như vậy rồi chạy từ từ tìm tiệm sửa xe lớn, đáng tin tưởng để sửa. Chạy như vậy không hư hại gì cho máy móc hay vỏ mà chỉ bị nát ruột. Ruột thì phải thí thôi vì đã đính mánh của đinh tặc thì đằng nào cũng tiêu, vậy tội gì phải dẫn xe vào "tổ quỷ" để bọn chúng thay bằng đồ dỏm nhưng giá ngất trời?
4. Nơi ở
Một phần lớn chi phí cho chuyến đi du lịch bụi là tiền thuê nơi trú ngụ. Thuê nhà không chỉ kinh tế hơn so với việc thuê phòng ở khách sạn, nhà nghỉ mà còn giúp chúng ta có cơ hội trải nghiệm cuộc sống tại địa phương. Để có thể tìm được nhà, bạn nên tìm hiểu trước hoặc nếu có người quen đặt trước thì càng tốt.
5. Ăn uống
Mỗi vùng miền, quốc gia có một văn hóa ẩm thực rất khác biệt. Và không có cách gì trải nghiệm điều đó bằng các quán ăn ven đường. Ăn qua bữa ở các chợ hay xóm làng địa phương sẽ giúp bạn có những trải nghiệm thú vị.
Bạn cũng nên tránh xa các nhà hàng hay quán ăn lớn tại các cụm, khu du lịch, vì những nơi này khó mà có chuyện giá bèo được. Hỏi giá trước khi gọi món ăn: "thuận mua vừa bán", chả có gì phải e ngại cả. Cũng đừng nên lộ rõ mình là khách du lịch qua hành động hay cung cách ăn mặc vì dân buôn bán mọi nơi đều "ưu tiên" chất lượng và giá cả cho người địa phương.
Một cách tiết kiệm chi phi đơn giản nữa là bạn nên đem theo một ít đồ ăn để dùng khi một nơi nào đó có giá cả quá cao hay quá hoang sơ, không ai bán gì bỏ bụng.
Một cách khác nữa là mang theo nồi, bếp gas du lịch để tự chế biến món ăn từ những thực phẩm mua sẵn trong vùng. Tự túc nấu nướng sẽ rất thú vị nếu bạn đi du lịch trong rừng, phượt hay leo núi.
6. Mang theo ít tiền mặt
Cách tiết kiệm tiền đơn giản nhất là hãy mang trong túi ít tiền mặt nhất, chỉ vừa đủ mức chi dùng. Trong trường hợp kẹt lắm thì mới dùng tiền trong thẻ thanh toán ATM. Những thẻ này cũng để phòng thân trong trường hợp xui xẻo mất sạch tiền.
Bạn cũng nên mang theo balô vừa đủ dùng, tránh trường hợp ham "đặc sản" rồi mua lung tung: vừa tốn tiền vừa phải mang vác nặng nề.
Tiết kiệm mỗi thứ một chút là bạn đã để dành ra được một khoản kha khá rồi. Giờ thì còn băn khoăn gì nữa mà không lên kế hoạch du lịch cho những kì nghỉ năm nay?
1. Lựa chọn địa điểm
Xác định địa điểm đi du lịch, thời gian lưu lại là yếu tố quan trọng nhất trong chuyến đi. Nên tránh những mùa du lịch cao điểm vì lúc này chi phí nhà trọ, ăn uống, dịch vụ tại các điểm du lịch trọng điểm sẽ tăng cao.
ảnh.
2. Lựa chọn phương tiện đi lại
Hãy cân nhắc địa điểm để lựa chọn phương tiện giao thông là máy bay hay tàu xe. Với các hãng máy bay giá rẻ, bạn cần book vé từ khá lâu để có chiếc vé ưu đãi nhất. Đa năng hơn là kết hợp đường bay của các hãng khác nhau để tiết kiệm chi phí một cách tối đa hơn cả
Nếu chỉ đi trong nước, du lịch tới những địa điểm gần hơn thì hãy lựa chọn những chuyến xe khách an toàn và tiện nghi. Phượt bằng xe máy cũng là một cách tiết kiệm tiền khá tốt, tuy vậy bạn phải luôn đảm bảo về vấn đề an toàn cũng như khả năng “chịu chơi” của những con xế đó.
3. Nơi ở
Tìm hiểu những người đi trước về dịch vụ khác sạn, giá cả để bạn cân nhắc túi tiền của mình. Nên đặt trước để có thể tiết kiệm được chi phí mà lại có sẵn chỗ nghỉ ngơi khi bạn đến. Nếu có thể, liên hệ các công ty du lịch, bạn sẽ được giảm giá kha khá.
Ở khách sạn nhỏ hoặc nhà nghỉ, bạn còn có thể chia phòng với người khác. Một trong những sự lựa chọn tốt nhất nếu đi cùng một nhóm người đến những nơi có cảnh đẹp, hoang sơ yên tĩnh, hãy mang theo theo lều, túi ngủ, thực phẩm, vật dụng nấu nướng...
4. Ăn uống
Mỗi vùng miền, quốc gia có một văn hóa ẩm thực khá khác biệt. Và không có cách gì trải nghiệm điều đó bằng các quán ăn ven đường. Quả thực, những quán ăn bình dân đôi khi mới đem lại cho bạn cảm giác đích thực của địa phương đó.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tiết kiệm đôi chút bằng cách bỏ suất ăn sáng trong tour du lịch để tự túc ra ngoài ăn hoặc ngủ “nướng” thêm đôi chút. Một cách khác là mang theo nồi, bếp gas du lịch để tự chế biến món ăn từ những thực phẩm mua sẵn trong vùng. Tự túc nấu nướng sẽ rất thú vị nếu bạn đi du lịch trong rừng, phượt hay leo núi.
5. Những điều nên và không nên về tiền bạc
Tùy vào tài chính của bản thân, hãy tự đặt ra những quy định cho chuyến đi du lịch được sử dụng bao nhiêu tiền. Việc này sẽ giúp bạn kiểm soát được chi tiêu, không vung tay quá trán. Không nên để tiền ở một chỗ và càng không nên để tiền chung với giấy tờ tùy thân. Dồn hết toàn bộ tiền bạc giấy tờ vào 1 ví là điều cực kì không tốt. Hãy giữ giấy tờ ở 1 nơi riêng biệt.
Chia số tiền của bạn thành 3 phần và để ở 3 nơi riêng biệt: tiền lẻ, tiền chẵn và tiền dự trữ. Tiền lẻ và tiền chẵn để ở nơi có thể bạn có thể kiểm soát dễ dàng. Tiền dự trữ nên để trong thẻ ATM. Tránh việc mỗi khi sử dụng lại phải lấy bóp tiền, rất bất tiện và dễ dẫn đến mất mát giấy tờ tiền bạc.
Đừng chi tiêu hết sạch tiền lẻ bởi nó sẽ là một điều cực kì bất tiện nếu bạn muốn mua 1 món hàng giá trị thấp nhưng lại hết tiền mệnh giá nhỏ. Nhất là khi đi du lịch nước ngoài, bạn sẽ còn gặp phiền phức ở vấn nạn tiền giả.
6. Rút gọn danh sách quà cáp
Nếu có nhiều mối quan hệ thân thiết chắc chắn bạn sẽ phải mua quà cho người thân sau mỗi chuyến đi du lịch. Trước khi đi, nên dành thời gian để cân nhắc kỹ lưỡng về việc sẽ mua quà cho ai và giá trị món quà khoảng bao nhiêu.