Mọi người ơi cho mình hỏi kinh nghiệm đi Tây Thiên _Vĩnh Phúc với?

Mọi người cho mình hỏi kinh nghiệm đi Tây Thiên với?

Đi TT thì nên đi những đâu và có mất vé vao cổng không ạ? Nếu mất vé vào thì bao nhiêu một người?

Mình rất cảm ơn mọi người!!!

Nguyen Thi Trang
Nguyen Thi Trang
Trả lời 14 năm trước

Sau thành công của vụ đi Sapa tớ lại lên 1 kế hoạch phượt tới đây. Địa điểm sẽ là Tây Thiên - Vĩnh Phúc

Bọn tớ sẽ đi 2 ngày, vào thứ 7 và chủ nhật. Đi cái này phải đi 2 ngày mới đi chơi được nhiều nơi mà đỡ mệt, với cả cũng nghe giang hồ đồn đại từ lâu là, đi qua đêm để đón bình minh ở Tam Đảo thì đẹp tuyệt luôn, thấy bảo có sương mù bao phủ, không khí mát mẻ, trong lành dễ chịu lắm.

Bọn tớ sẽ đi chùa Tây Thiên trước, sau đó buổi chiều ghé qua Tam Đảo chơi. Lịch trình cụ thể như sau

6h sáng khởi hành từ hà nội ,phương tiện sẽ là xe gắn máy

Đi chùa tây thiên cũng gần khoảng chừng 80km. tốc đọ trung bình giữ tay lái khoảng 50 thì sau hơn 2 tiếng ta sẽ có mặt ở đó. trừ khoản ăn sáng thì là 9h .

Vào chùa chơi. thăm thắng cảnh ở đó. Nếu đi vào tầm tháng 4 ta còn được nghe các thầy trên đó giảng về phật giáo. nhưng chắc tầm này các thầy đi các chuầ khác giảng lên hình như là không có thì phải. chúng ta sẽ ăn trưa tại đây. gọi là xin cơm ( cơm chùa ngon cực, toàn ăn chay nhưng có cả lẩu chay, chả cua, rong biển...) tất nhiên là ăn xong mà đứng dậy đi về thì cũng khá là... lên sẽ có một cái lễ gửi cho thầy tri khách gọi là lễ cúng cơm. Tùy theo số lượng người đi là tụi mình bỏ vào phong bì. vừa là làm từ thiện đầu năm luôn.

Đến khoảng 1h ta sẽ ra khởi hành lên Tam Đảo chơi. ở Tam Đảo chắc chắn đã có nhiều người đi rồi lên cũng biết. có thác này, chẳng nhớ nó là cái thác gì nữa nhưng mà nhỏ xíu ah. lên đài truyền hình...

Dự tính món kinh phí là khoảng 200k/ người

P/S: Kể cho các bạn nghe khoảng khắc mà ngocduong nhớ nhất về chuyến đi sapa vừa rồi nhé!

11h đi dạo trên phố cầu mây, con phố tây thì toàn nhà hàng tây tập trung tại đây. Sương phủ trắng khắp lố đi. 2 bên đường ánh đèn vàng lóng rọi xuống mờ ảo. Ngồi ở 1 quán cafe. 1 tách capu và 1 phần bánh socola. đối diện là anh chàng đồng hành đẹp trai, nhìn ra ngoài cửa kính thấy lác đác có vài người đi bộ ,mờ nhạt,mờ nhạt như vô thực vậy đó. tuyệt cực

(iamangocduong)

thu
thu
Trả lời 11 năm trước

Tây Thiên từ xa xưa vốn được coi là một trong những trung tâm hội tụ và lan tỏa tín ngưỡng thờ Mẫu tại Việt Nam, ngày nay Tây Thiên còn thu hút được rất nhiều khách du lịch bởi phong cảnh thiên nhiên đẹp, núi non trùng điệp thơ mộng hữu tình.


Đến với Tây Thiên các Bạn có thể tham quan: Đền Thỏng, Cây đa chín cội, Đền Quốc Mẫu Tây Thiên, Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên, Thiền Viện Trúc Lâm An Tâm

Dưới đây là một số kinh nghiệm đi Tây Thiên đã được PYS Travel tổng hợp lại, xin được chia sẻ cho các bạn, mong rằng sẽ đem lại chuyến đi du lịch vui vẻ, thành công.

Du lịch Tây Thiên khi nào
Danh thắng Tây Thiên – Vĩnh Phúc chỉ cách Hà Nội hơn 70km nên chúng ta có thể trong 1 hoặc 2 ngày rất thích hợp đi vào dịp cuối tuần. Chúng ta có thể lên Tây Thiên vào tất cả các mùa, mỗi một mùa đều có 1 điều thú vị khác nhau.

-Mùa xuân: là mùa lễ hội, cầu may, cầu tài lộc đầu năm, rất nhiều các tín đồ, tăng ni phật tử , khách thập phương hội tụ về Tây Thiên để cầu may mắn, tài lộc. Đến với Tây Thiên vào dịp này bạn ngoài việc cầu may, cầu tài lộc, may mắn các bạn còn có thể hòa mình vào không khí lễ hội đầu xuân nơi đây với rất nhiều những hoạt động văn hóa đặc trưng.

-Mùa hè: là mùa nghỉ ngơi của người Việt Nam, thời điểm thích hợp để đi du lịch, vào dịp cuối hè sau khi đã tham gia nhiều chương trình tham quan du lịch biển, dài ngày thì đây là lúc lên Tây Thiên để tận hưởng cảm giác thanh bình cùng tĩnh tâm với không khí thanh bình của nơi thánh địa bậc nhất của đạo Phật và cùng dự lễ sám hối tại thiền viện trúc lâm Tây Thiên để có một tâm lý thoải mái nhanh chóng bắt nhịp lại với công việc thường ngày.

-Mùa thu và mùa đông: đây là lúc công việc khá gấp rút cho việc tổng kết cuối năm và cũng là lúc thời tiết đã se lạnh , không còn gì thích hợp hơn khi mà có thể dành 1, 2 ngày cuối tuần của mình để lên Tây Thiên hít thở không khí trong lành của núi rừng, cùng thoát khỏi sự mệt mỏi của cuộc sống hàng ngày, để có thể trở lại làm việc với một năng suất cao nhất.

Nghỉ ngơi

-Nhà nghỉ Dung Thắng: nằm ngay sát chân đền Thỏng – khu di tích danh thắng Tây Thiên - ĐT :02113.814.567, không gian thoáng rộng, chỗ để xe rộng rãi,có phòng tập thể ( ở khoảng 15 người ), phòng đơn và phòng đôi đầy đủ tiện nghi.
-Nhà nghỉ Lan Rừng: sát chân đường lên thiền viện trúc lâm Tây Thiên rất tiện lợi cho việc tham quan thiền viện - SĐT: 02113.814668. Nhà nghỉ có 15 phòng tiện nghi đầy đủ, có điều hòa. Thái độ nhân viên phục vụ tốt, có dịch vụ giặt là, karaoke, ăn uống.

Đặc Sản Tây Thiên

- Ngọn susu: Tây Thiên khá gần Tam Đảo nên khi tới đây bạn cũng có thể thưởng thức món su su rất ngon. Ngọn su su để xào tỏi, xào thịt bò, hoặc luộc chấm muối vừng chấm nước mắm ớt, tỏi cũng ngon. Bạn có thể mua su su về làm quà cho bạn bè và người thân, giá của ngọn su su thường dao động từ 10.000 – 15.000 VNĐ 1 kg.
- Gà đồi: chủ yếu là gà thả rông, chạy bộ trên đồi nên thịt rất thơm và chắccó thể được chế biến thành rất nhiều món như: Gà đồi rang muối, gà đồi hầm, gà đồi rang hành mỡ… Ngoài ra còn có món gà đồi bọc đất nướng, nhưng nhiều người đánh giá món gà đồi bọc đất này không được ngon, thịt gà hơi mềm, không săn chắc nhưng được kết hợp từ tinh hoa đất trời nên mùi món gà đồi bọc đất rất thơm.
- Lợn mán: Nếu bạn đi đoàn đông có thể đặt nhà hàng 1 con lợn mán tầm 8kg giá khoảng 300.000đ/kg được chế biến thành nhiều món : hấp, nướng, nấu rượu mận, tiết canh, lòng thì xào hoặc nướng...
Du lịch Tây Thiên thăm gì.
Đầu tiên hãy cùng PYS Travel thăm quan khu danh thắng Tây Thiên cổ là trung tâm Phật Giáo và tín ngưỡng thờ Mẫu từ xa xưa.

-Đền Thỏng, cây Đa chín cội
Việc đầu tiên khi mà các du khách, tín đồ, tăng ni phật tử tới thăm Tây Thiên đó chính là vào thắp hương tại đền Thỏng, là nơi trình diện đầu tiên của những ai lên Tây Thiên ngay trước cổng đền là cây đa chín cội đã trường tồn hàng trăm năm với mảnh đất linh thiên này.

Cây đa chín cội - đền Thỏng
-Cáp treo Tây Thiên
Cáp treo Tây Thiên được đưa vào hoạt động vào 16/02/2012. Trước đây khi chưa có cáp treo chỉ có 1 con đường duy nhất để lên đỉnh Tây Thiên nơi có đền Quốc Mẫu Tây Thiên đó chính là đi men theo con đường suối rồi leo lên đỉnh.

Nhà chờ cáp treo
Cáp treo Tây Thiên

Thác Bạc đẹp như mơ được chụp từ độ cao 200m từ cáp treo.

- Đền Quốc Mẫu Tây Thiên
Điểm dừng chân của cuối cùng và cũng là điểm thăm quan chính đó chính là đền Quốc Mẫu Tây Thiên là một trong hai vị Quốc Mẫu của Việt Nam được sắc phong từ thời Hùng Vương dựng nước. Theo truyền thuyết, Quốc Mẫu Tây Thiên có tên thật là Lăng Thị Tiêu, sinh ở thôn Đông Lộ, xã Đại Đình, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. Khi còn sống, trong nước có loạn giặc Thục, bà có công chiêu mộ binh sĩ, phò Vương cứu nước, cứu dân. Khi mất, bà lại thường hiển linh, âm phù giúp các đời vua đánh giặc, giữ nước nên được sắc phong làm Quốc Mẫu.
Đền Quốc Mẫu Tây Thiên
- Đại Bảo Tháp Kim Cương Thừa Mandala
Đại bảo tháp được khởi công xây dưng tháng 4/2011 đến nay đã hoàn thành phần yểm tâm và đang hoàn thiện kỹ thuật, hạng mục nội thất.
Đại bảo tháp Tây Thiên thiết kế theo kiến trúc Phật giáo Kim Cương Thừa biểu trưng cho 5 yếu tố hình thành nên vũ trụ và sự sống gọi là ngũ đại : Địa, Thủy, Hỏa, Phong, Không và Thức. 3 phần của tháp tượng trưng cho Thân – Khẩu – Ý giác ngộ của Đức Phật.
Đại Bảo Tháp Mandala
- Thiền Viện Trúc Lâm An Tâm
Nằm trong hệ thống Thiền Viện Trúc Lâm Việt Nam, đây là nơi tập tu của các ni sư thiền phái trúc lâm yên tử hành đạo. Điều đặc biệt là hàng ngày lúc 18h00 và 3h30 sáng đều có buổi thiền và nghe các sư cô giảng đạo, các bạn có thể lên đó tập thiền.
Buổi thiền tại thiền viện An Tâm
- Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên
Nằm cạnh đền Thỏng ( cách khoảng 500m) là đến chân dốc lên thiền viện dài khoảng 2 km ( có thể đi bộ hoặc đi xe ôm giá khoảng 10k/ người ). Hiện tại dốc lên Thiền Viện xe 29 chỗ trở xuống có thể leo lên được.
Thiền viện Tây Thiên là nơi đào tạo về Phật giáo một cách có hệ thống, tạo điều kiện để Phật giáo Việt Nam phát triển cả về bề rộng cũng như chiều sâu và đẩy mạnh giao lưu với các dòng phật giáo của các nước khác.
Đến với Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên thì các bạn có thể dự buổi lễ sám hối tại điện chính của thiền viện vào lúc 18h00 hàng ngày . Ngoài ra thiền viện còn có tổ chức các lớp học thiền (7 ngày) cho những ai muốn theo học
Thiền viện trúc lâm Tây Thiên
Về cách ăn mặc khi thiền
Lên Thiền Viện nếu bạn muốn ở lại phải mặc áo Lam, và mặc áo Tràng của phật tử lúc ngồi thiền. Có thể lên Thiền Viện mượn hoặc mua cũng được. Nếu muốn mua ở Hà Nội có thể qua khu vực chùa Quán Sứ.

Cách cư xử
Khi lên tới Thiền Viện, hay bất kỳ ngôi chùa nào khác với mục đích thay đổi không khí sống, thoát khỏi sự mệt mỏi của cuộc sống đời thường hoặc thử tập làm người xuất gia ( Tập Tu ) 1 vài ngày ... đã có mục đích như vậy các bạn nên siêng năng rèn luyện, đây là môi trường rất tốt.
Một lưu ý mà nhiều bạn chưa biết cách cư xử: như Xưng hô với Quý Thầy, Gặp Quý Thầy nên xá Chào, Lễ Phật ...
Kết Luận
Trên là các thông tin, kinh nghiệm đi du lịch Tây Thiên mà PYS Travel muốn chia sẻ để đảm bảo rằng các Bạn sẽ có một chuyến đi du lịch Tây Thiên vui vẻ, chất lượng. Chúc các Bạn có một chuyến đi vui vẻ thành công mĩ mãn.