Làm thế nào để phân biệt mắt kính thật giả ?

Nếu muốn mua điện thoại, mắt kính làm thế nào để biết được thật giả, và làm thế nào để mua được đúng giá.

Tran Quynh Nhung
Tran Quynh Nhung
Trả lời 13 năm trước

Mang các nhãn hiệu nổi tiếng như Gucci, Rayban nhưng treo giá chỉ vài trăm ngàn đồng, ấy thế mà một tay chơi sành điệu còn thổ lộ: “Nếu biết mua thì … vài chục ngàn đồng/cái”!? Thật - hư về các loại mắt kính này như thế nào?

“Hàng hiệu” và các chiêu lừa

“Ông sếp của em vừa cho em chiếc kính của ổng - vừa nói, anh vừa nắm gọng kính uốn cong một vòng rồi thả ra vẫn không gãy, nói tiếp - kính xịn đàng hoàng nhưng kẹt tiền nên bán rẻ lại cho chị chỉ 200.000đ thôi”- tôi được một thanh niên trạc chừng 35 tuổi mồi chài tại cây xăng góc bùng binh Lê Hồng Phong - Lý Thái Tổ. Hàng hiệu Rayban, đúng giá phải trên trăm đô, thế nhưng cái này chỉ rao 200.000đ, thấy tôi lưỡng lự, anh lập tức chứng minh bằng cách bắt tôi đeo thử và nhìn ra trời nắng xem “mát mắt” thế nào. Quả thật là mát mắt nhưng sau một tiếng trả giá, tôi đã mua cặp kính ấy với giá 130.000đ.

Mang chiếc kính “hàng hiệu” về khoe với một người bạn thì lập tức anh liền móc ra một cái kính bị nứt, hậm hực nói: “Bị lừa rồi, kính dỏm đó!”. Quả thật, nhìn chiếc kính thì đẹp nhưng tôi đeo thử một lát thì bắt đầu chóng mặt, nhức đầu.

Anh bạn tôi kể, mấy hôm trước anh ghé đổ xăng ở góc đường Cách Mạng Tháng Tám -– Nguyễn Đình Chiểu, bị một thanh niên đưa cho cặp kính mát hiệu Gucci và nói vừa “chôm” được của một ông nọ giờ bán lại với giá hời. Người bán kính còn biểu diễn bằng cách bẻ toạc cặp kính ngang ra mà vẫn không gãy, tưởng kính xịn nên anh đồng ý mua với giá 150.000đ. Không ngờ đeo được vài hôm thì chiếc kính giòn rụm, nứt một đường dài. Giận hơn nữa là mới đây anh lại gặp người thanh niên bán kính ấy đang gạ gẫm với khách ở một cây xăng khác trên đường Nguyễn Thị Minh Khai.

Lần sau cũng vừa dừng xe đổ xăng trên đường Hai Bà Trưng, tôi lại bị một thanh niên khá trẻ “tiếp thị” chiếc kính nữ mà anh nói rằng dì anh là Việt kiều mang về cho, giờ anh kẹt tiền bán lại với giá 250.000đ. Biết rõ các kiểu lừa đảo nên tôi trả giá bừa “20 ngàn đồng thôi”. Kỳ kèo thêm tiếng nữa, tôi vẫn khăng khăng với giá 20.000đ, cuối cùng anh cũng đồng ý bán!

Bán 1 “hét” 10: trả bao nhiêu cũng... dính!

Tấp nập nhất là khu bán kính trên đường Trương Định, đoạn gần Lý Chính Thắng. Từ anh xe ôm đến các tay chơi đi Dylan, SH đều ghé vào lựa và mua. Hàng ở đây được chất thành đống, đủ tất cả các hiệu “thượng vàng hạ cám”. Tuy nhiên, theo các tay chủ tiệm thì đây là hàng của Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Ý (?)… Khách thích cái nào tùy chọn, còn giá thì nhìn mặt mà... “hét”.

Nhiều chiếc kính mang nhãn hiệu toàn tiếng Hàn mà chủ quán tiếp thị với khách đấy là hàng Hàn Quốc, giá 270.000đ. Còn nhiều chiếc gọng xi, chủ quán “hét” 120.000đ, “đảm bảo đeo trên 6 tháng không phai”. Tròng kính thì tùy, muốn xịn cỡ nào cũng có và ngay bên cạnh có đến một “xưởng lò rèn” gồm dao cắt kính, kềm, ốc vít… Nếu khách muốn đặt tròng, thay tròng, lập tức chủ tiệm đáp ứng ngay. Khách cần kính rộng, hẹp theo khuôn mặt, chủ tiệm cũng chìu và đưa cho “thợ rèn” giải quyết, đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng.

Một thanh niên mang một chiếc giỏ căng phồng đi thẳng vào bên trong cửa hiệu và rút ra hàng đống mắt kính đủ loại giao cho chủ quán. Tôi lập tức theo chân anh về tận một căn nhà nhỏ trong hẻm trên đường Lê Văn Sỹ. Đóng vai là người muốn mở cửa hàng mắt kính, tìm nguồn cung cấp, tôi làm quen với anh, tên Trọng.

Lúc đầu anh dè dặt nhưng sau một hồi trao đổi, thấy tôi thật tình muốn mở “shop”, anh lên giọng chỉ vẽ: “Chị muốn mở shop thì phải đăng ký kinh doanh các loại mắt kính thường, đừng đăng ký kính thuốc, vì như thế phải có bác sĩ và bị kiểm tra dữ lắm, còn mình bán mắt kính thường chẳng ai kiểm tra, ngay cả chất lượng cũng không bị ai xía vô đâu.

Chị chỉ cần vài chục triệu lấy hàng thôi, nhìn vậy chứ toàn là hàng dỏm không hà. Mấy cái kính mà chủ quán nói là hàng Hàn Quốc, Ý đều là hàng tụi em lấy từ ngoài Bắc vào, giá rẻ bèo. Đảm bảo mua một, bán mười”. Anh quả quyết tiếp: “Mới nhìn qua các cặp kính “nhái”, chắc chắn chẳng khách hàng nào phân biệt được hàng thật hàng giả, trừ khi đeo lâu, đau mắt, kính xuống màu, bị gãy thì mới biết. Mà bây giờ khách hàng chủ yếu họ mua kính vì thời trang, miễn hợp với gương mặt là được, vì thế dễ bán lắm!”.

Anh mang hàng cộc (một cộc 10 cái) mắt kính nhái và gọng kính ra giới thiệu: “Cái này trong cửa hàng bán giá bét cũng 40.000 - 60.000đ/cái, trong khi em bỏ mối chỉ 115.000đ/chục; còn cái Rayban này các “shop” kêu giá từ 200.000- 270.000đ/cái, trong khi tụi em bỏ mối chỉ 225.000đ/chục”… Cuối cùng, anh thuyết phục: “Chị thấy không, mắt kính là mua “thúng”, bán “cái”, lời nhiều mà chẳng ai đi kiểm tra chất lượng cả…!”. Hóa ra là vậy...

Trên đây là những kinh nghiệm để các khách hàng đi mua kính không bị lừa đảo , các bạn coa thể đến với một số cửa hàng uy tín và chất lượng như cửa hàng của chúng tôi để cảm nhận sự khác biệt và thỏa mãn với nhu cầu của mình !