Trong thi công xây dựng công trình thì việc làm phẳng mặt bê tông nền hoặc sàn là công việc rất quan trọng, đóng góp một phần không nhỏ vào chất lượng chung của công trình. Kỹ thuật xoa nền bê tông phẳng là công việc khá phức tạp, đòi hỏi nhà thầu phải nắm vững những nguyên tắc cơ bản khi thi công.
Bước 1: Thống nhất về yêu cầu của nền kho, loại nền kho. Thống nhất về cách đo độ phẳng và độ cân bằng của nền kho.
Bước 2: Công tác lắp dựng cốt pha: Sử dụng thủy bình hoặc máy kinh vĩ để định vị về vị trí và cao độ cốt pha đổ bê tông theo thiết kế
Bước 3: Công tác bê tông: Cần thiết phải xác định về chủng loại (mác và độ sụt) của bê tông
Bước 4: Rải và gạt bê tông: Sử dụng máy gạt chuyên dụng (truss screed hoặc laser screed)
Bước 5: Thiết bị kiểm tra bề mặt: Sử dụng thước siêu phẳng dài 3.05m (10 feet) để loại bỏ những vùng bê tông bất thường
Bước 6: Sử dụng công cụ highway straight edge ở góc nghiêng 45 độ theo trục đổ bê tông và theo 2 hướng của dải bê tông để loại bỏ những vùng bê tông bất thường
Bước 7: Đợi đến khi bê tông đã rải đông kết, se mặt, thực hiên công tác gạt bỏ nước đọng bề mặt bằng hệ thống chuyên dụng, không làm ảnh hưởng đến độ phẳng đã tạo được từ các bước thi công trên
Bước 8: Xoa nền bê tông để tạo độ phẳng đều bằng máy xoa tự hành, kết hợp máy xoa công nghiệp với mâm xoa siêu phẳng (super flat pan)
Bước 9: Sử dụng công cụ highway straight edge (dài 3 – 6m) với góc nghiêng linh hoạt để hoàn thiện độ phẳng của bề mặt
Bước 10: Hoàn thiện mặt nền bẳng máy xoa tự hành và máy xoa công nghiệp có gắn hệ cánh tạo phẳng mịn và đánh bóng
Bước 11: Đo đạc: Sử dụng máy đo Fmin để đọc độ phẳng và độ cân bằng của nền kho. Con số này thường được đọc trong vòng 24 giờ kể từ thời gian đổ bê tông