1- Độ nảy
Bóng tennis khi chạm mặt cỏ trơn thường trượt đi khá nhanh nên thường ít khi bay cao quá đầu gối. Trong khi đó, ở sân đất nện vào ngày khô ráo thì 1 tay vợt như Rafael Nadal có thể đánh bóng xoáy cao trung bình 1m24-1m30. Độ nảy của bóng là yếu tố rất quan trọng khiến các tay vợt phải điều chỉnh cách chơi và người không thích nghi được sẽ khó giành chiến thắng.
2- Tốc độ
Ở sân đất nện, sau khi bóng chạm đất sẽ mất đi 44% vận tốc ban đầu và là mặt sân có tốc độ bóng chậm nhất. Ngược lại, mặt sân cỏ khá trơn lại làm cho trái bóng bay nhanh hơn cả mặt sân cứng khi chỉ mất đi 30% vận tốc ban đầu sau khi bóng chạm đất. Từ mặt sân có tốc độ thấp chuyển sang mặt sân có tốc độ cao nhất mà các tay vợt chỉ có 2 tuần thích nghi trước Wimbledon nên nhiều người thành công ở Roland Garros lại lập tức gục ngã ở sân cỏ.
3- Người đỡ bóng gặp khó
Ở sân đất nện, với lớp bụi đỏ dày 1 cm trải đều trên mặt sân, trái bóng có độ nảy khá đều giúp các tay vợt có thể phán đoán vị trí rơi của trái bóng dễ hơn. Còn ở mặt sân cỏ, nếu trái bóng rơi đúng cọng cỏ đã bật gốc hoặc phần cuối sân mà các tay vợt di chuyển nhiều khiến cỏ bị trụi thì trái bóng sẽ bay với quỹ đạo khác hẳn. Điều này sẽ gây cho người đỡ bóng nhiều khó khăn hơn.
4- Cách di chuyển
Ở sân đất nện, các tay vợt siêu việt như Rafael Nadal khi cứu bóng thường trượt dài khá tài tình và kịp thời để vớt những trái bóng tưởng như không thể đỡ nổi. Đây là yếu tố giúp Nadal nhiều lần chuyển từ phòng ngự sang phản công rất hay. Tuy nhiên, trên mặt sân cỏ thì các tay vợt sẽ không thể làm điều này mà dùng các bước di chuyển nhỏ để giữ trọng tâm tốt hơn.
5- Giao bóng và lên lưới
Phần bất lợi thuộc về người đỡ bóng nhiều hơn nên các tay vợt có cú giao bóng tốt thường thành công ở sân cỏ. Ở Wimbledon, người ta thường chứng kiến những cú giao bóng mạnh đến 230 km/h, thậm chí còn hơn 240 hm/h, trong khi ở Roland Garros thì không có nhiều pha giao bóng vượt mức 215 km/h. Người đỡ bóng gặp nhiều khó khăn nên các tay vợt có cú giao bóng mạnh và lên lưới tốt dễ thành công. Tuy nhiên, từ năm 2001 khi Ban tổ chức Wimbledo chuyển sang dùng 100% loại cỏ lùng (rye grass) thì tốc độ bóng giảm đi và các tay vợt cũng ít lên lưới hơn.
6- Thời gian thi đấu
Các trận đấu ở Roland Garros, người ta thường dễ dàng chứng kiến những loạt rally kéo dài đến 10-20 lần chạm vợt, nhưng ở Wimbledon thì điều này lại hiếm khi xảy ra. Có nhiều trận đấu giữa 2 tay vợt là chuyên gia giao bóng thì thường chỉ có trung bình 4-5 lần chạm vợt trong mỗi điểm số. Riêng trận chung kết Wimbledon 2001 giữa Goran Ivanisevic với Patrick Rafter, các tình huống có từ 3 lần chạm vợt trở xuống chiếm ưu thế áp đảo.
7- Cú cắt lên ngôi
Trên mặt sân cỏ trơn trượt, bóng thường nảy thấp hơn nên rất thích hợp với những cú cắt bóng, vốn vừa là cú phòng thủ hữu hiệu lại vừa là cú hãm để các tay vợt có cú volley tốt tràn lưới. Hầu hết các tay vợt nổi danh ở Wimbledon như Steffi Graf, Pete Sampras, Roger Federer… đều sở hữu cú cắt thần sầu. Các cú đánh bóng bạt để đạt tốc độ cao nhất cũng được ưu tiên.
8- Trọng tâm hạ thấp
Khi chơi trên sân cỏ đòi hỏi các tay vợt phải hạ thấp trọng tâm nhiều hơn để đón những cú bóng bạt hay cắt ở tầm thấp của đối thủ. Điều này khác biệt khá nhiều với sân đất nện khi các cú top spin xoáy cao lại được ưa chuộng hơn. Do đó trọng tâm của các tay vợt cũng cao hơn.
9- Sự tập trung
Cú giao bóng chiếm phần lớn trong việc quyết định thắng thua nên đòi hỏi các tay vợt chơi trên mặt sân cỏ phải duy trì sự tập trung tối đa. Chỉ một thoáng thiếu tập trung hoặc bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn khán đài là có thể dẫn tới thất bại. Trong khi sự ảnh hưởng của điều này đến sân đất nện ít hơn.
10- Màu sắc
Màu sắc là yếu tố ảnh hưởng đến phản xạ mắt và nó cũng là thứ khác biệt dễ thấy nhất ở 2 mặt sân. Tại Wimbledon sẽ chỉ có 2 màu xanh và trắng. Đó là màu xanh trên sân cỏ và trang phục của các tay vợt bắt buộc phải là màu trắng. Ngược lại, quy định trang phục ở Roland Garros không mấy gò bó và đương nhiên, mặt sân đều là màu đỏ.
Khi có nhu cầu thi công sân tennis, xây dựng mới hay cải tạo, sửa chữa thì hãy liên hệ tới chúng tôi theo thông tin sau: