Kinh nghiệm chọn nuôi - chăm sóc chó , mèo?

Bạn cần làm gì để chuẩn bị đón 1 chú mèo mới về nhà?

tun cua di
tun cua di
Trả lời 14 năm trước

Bạn sắp được cho tặng hoặc mua một chú mèo ?
Chuẩn bị mọi điều kiện tốt và an toàn để đón một chú mèo về nhà nuôi là biểu hiện sự chu đáo, yêu quý và tình cảm đầu tiên dành cho chú miu cưng của bạn. Dưới đây là các bước chuẩn bị, mời các bạn tham khảo.
1.Trước khi quyết định nuôi mèo:


+ Xin hãy bàn bạc và thống nhất cùng mọi thành viên trong gia đình về sự có mặt một chú mèo. Mọi người có thích không? Có ai bị dị ứng vơi lông mèo hoặc không chịu được mùi hôi của chất bài tiết mèo?


+ Quan sát kỹ lưỡng không gian nhà ở, căn phòng, đồ đạc và các dụng cụ gia dụng, đồ điện... bảo đảm an toàn khi có mèo.


+ Nếu đang nuôi mèo hoặc chó, bạn tính toán đến khả năng hoà đồng và thích nghi với mèo mới về.


+ Nên có địa chỉ hoặc số điện thoại của một Bác sỹ Thú y để khi cần được tư vấn, chăm sóc mèo, chích ngừa dịch bệnh.


2. Mang mèo về nhà như thế nào?


+ Mèo được mang trong hộp cat-ton sạch, khô có lỗ thoáng khí, mát khi trời nóng , ấm và tránh gió lạnh mùa đông. Nếu có lồng chuyên dụng cho vận chuyển pet (Pet-taxi ) thì càng tốt. Nếu đường xa, không nên cho mèo ăn quá no, cần có đủ nước.


+ Nếu mèo đã trưởng thành, bạn nên nhờ chủ cũ giúp chuyển giao các vật dụng quen thuộc của mèo, kể cả khay vệ sinh hoặc cát vệ sinh... giúp mèo nhanh chóng quen với nơi ở mới. Bạn đừng quên hỏi chủ cũ những cá tính, thói quen ăn uống, tên gọi của mèo. Đặc biệt lưu ý những con mèo đã sống lâu năm với chủ cũ, có những con

không bao giờ chấp nhận chủ mới, có thể "tuyệt thực" đến chết. Phải báo
chủ cũ ngay nếu có biểu hiện mèo không chịu ăn mà không có dấu hiệu
bệnh tật.

+ Khi mèo về nhà bạn, cần nhanh chóng "giới thiệu" mèo làm quen với mọi người, nếu có trẻ con chưa biết mèo, hãy đừng làm chúng hoảng sợ. Để mèo đi lại tự do trong không gian nhà của bạn để "thăm" các căn phòng, vật dụng mới.

3. Bạn muốn mèo tự do đi lại, chơi đùa ngoài nhà bạn ?

+ Ít nhất sau một tuần nuôi, bạn mới có thể thả mèo tự do. Bạn nên tìm hiểu cộng đồng mèo hoặc chó gần nhà bạn xem khả năng hoà đồng ra sao. Tốt nhất mèo nên có vòng cổ với địa chỉ, số điện thoại và tên bạn phòng khi thất lạc.


+ Bạn cần biết và giám sát nơi mèo thường đi chơi và chơi với những con vật nào. Bạn tập gọi mèo, khi nào quen tiếng gọi của bạn thì mới thả tự do.


4. Các khuyến cáo với chủ nuôi bảo đảm an toàn cho mèo:


+ Không để các vật sắc nhọn: kim khâu, lưỡi dao cạo râu, kẹp giấy văn phòng... nơi mèo ở, chơi đùa.


+ Các vật dụng, hoá chất độc hại cho mèo: dầu hoả, gas bật lửa, xà- phòng và các chất tẩy rửa, sát trùng phải quản lý chặt chẽ. Đặc biệt lưu ý một số loại cây bon-sai, hoa độc với mèo: hoa loa kèn...


+ Không để mèo đi lại tự do trên bề mặt bếp đun, gần phích nước sôi, nồi nấu còn nóng. Không để các đồ điện hở, dây có điện nơi mèo chơi đùa.


+ Không để mèo chơi với các túi ni-lon, thùng rác tự sập nắp nhỡ khi mải miết mèo sẽ không biết lối ra, thậm chí chết ngạt.


+ Không để các vật nhỏ, dễ nuốt gần mèo. Không cho mèo chơi gần ban-con, cầu thang cao dễ ngã, rơi.

pq
pq
Trả lời 14 năm trước

Việc cún của bạn có khôn hay không phụ thuộc rất nhiều vào bố mẹ của chúng. Vì vậy, để đánh giá lựa chọn cún con khi mua, bạn cần phải quan sát, nghiên cứu rất kỹ càng tính cách, đặc điểm của cả chó bố và mẹ.


Lựa chọn cún con bằng phương pháp test và quan sát:


Việc cún của bạn có khôn hay không phụ thuộc rất nhiều vào bố mẹ của chúng. Vì vậy, để đánh giá lựa chọn cún con khi mua, bạn cần phải quan sát, nghiên cứu rất kỹ càng tính cách, đặc điểm của cả chó bố và mẹ. Thậm chí, các quan sát và test đối với chó bố mẹ còn quan trọng hơn là đối với chính cún con. Chính vì vậy, nguyên tắc đầu tiên là bạn nên mua chó ở những nơi mà có thể xem được cả chó bố, mẹ.


Việc đầu tiên bạn cần làm khi đến xem là quan sát các phản ứng của chó bố mẹ. Phản ứng của chúng ra sao khi bạn vào nhà? Chó mẹ có hoảng sợ hay không? Có sủa không hay là cụp đuôi chạy chốn vào góc? Có định xông ra cắn bạn hay tấn công bạn bất thình lình? Có hướng vào bạn mà sủa liên tục hay là chạy đến liếm tay bạn? Hay là đơn giản nó chỉ nhìn vào bạn, tiến lại gần để ngửi thăm dò, sau đó đi ra chỗ khác nhưng vẫn tiếp tục theo dõi bạn bằng cặp mắt cảnh giác? Cụm phản xạ cuối cùng được coi là tuyệt vời nhất nếu bạn có ý định tậu một chú cún khôn để trông nhà, và cũng là thích hợp với tất cả các loại chó khác. Con chó thân thiện có thể trở thành chó trông nhà rất tốt và rất yêu quí trẻ. Việc nó không hoảng sợ trước khách lạ nói lên khả năng trông nhà rất tốt.


Nếu chó mẹ gầm gừ và cụp đuôi lẩn trốn vì hoảng sợ thì cún con không bao giờ có thể trở thành người trông nhà tốt. Có thể chó mẹ đã bị đánh đập hoặc đối xử không tử tế. Cũng cần phải kể đến một nguyên nhân khác làm chó mẹ có thể bị kích động là vì nó lo cho đàn con khi có người lạ vào nhà. Nó có thể hoảng sợ hoặc hung dữ, nhưng cũng có thể đơn giản chỉ vì nó muốn bảo vệ đàn con. Nếu như bạn không biết chắc việc kích động của chó mẹ vì lý do cuối cùng này thì cần phải tiến hành thêm một lần test khác, khi nó được tách riêng ra khỏi đàn con nhỏ.


Nếu chó mẹ thản nhiên nằm ỳ một góc, thậm chí chả buồn để ý đến sự xuất hiện của bạn thì chắc chắn là con của nó không thể thích hợp cho vai trò trông nhà. Tuy nhiên, cún loại này có thể trở thành người bạn tốt, hiền lành như đồ chơi cho tất cả mọi người.


Hãy để ý đến việc chó bố mẹ di chuyển khi lên xuống các bậc thang. Khi thực hiện các động tác này, chúng có thể bộc lộ các khiếm khuyết hoặc các bệnh về xương mà ta khó có thể phát hiện khi chúng chạy trên đất bằng.


Nếu như bạn cần chọn chó bảo vệ hoặc trông nhà, hãy đề nghị người chủ chó bố mẹ dẫn chúng ra ngoài đường, tháo bỏ xích cổ và lánh đi một chỗ khác. Đây là test kiểm tra về tính trách nhiệm. Con chó có để ý đến sự vắng mặt của chủ nhân hay không? Nó có chạy theo chủ không? Nó có đánh hơi, chạy vòng quanh, tè ra đánh dấu khu vực xung quanh, mắt vẫn dõi tìm chủ nhân? Nếu nó thực hiện cụm hành động cuối thì đúng là nó đã có đầy đủ các phẩm chất để trở thành con chó bảo vệ lý tưởng – đó là tính trách nhiệm. Nếu con chó không quan tâm đến việc tìm xem chủ đang ở đâu và tìm đường chuồn thẳng về nhà thì tốt hơn cả là bạn nên đi tìm mua cún ở nhà khác, không nên phí thêm thời gian ở nhà này.


Phép thử quan trọng nhất đối với chó bảo vệ là test tính dũng cảm. Bạn có thể đề nghị chủ nhân đi dạo cùng với chó bố hoặc mẹ (có dây xích). Bất thình lình, nhà chuyên gia về huấn luyện chó núp ở góc khuất nhảy xổ tới gây tiếng động ầm ỹ và khua tay chân làm các động tác đe dọa. Hãy quan sát các phản xạ của con chó. Nếu như nó nhảy sổ về phía sự đe dọa mặc dù trước đó vẫn sử sự thân thiện như bình thường thì đây chính là con chó sinh ra để trở thành người bảo vệ tuyệt vời nhất. Còn nếu như nó lại nhẩy lên và tìm cách liếm vào mặt người tấn công, thể hiện rằng nó muốn thân thiện thì bạn cần phải làm thêm một vài test nữa trước khi có lựa chọn chính thức. Ít nhất thì nó cũng không được hoảng sợ và bỏ chạy. Nếu chó bố mẹ hoảng sợ, bỏ chạy hoặc nấp vào sau lưng chủ thì đảm bảo rằng lũ cún con không bao giờ thích hợp với vai trò người bảo vệ cho bạn và cho gia đình bạn. Cần phải nói thêm rằng, test này cần được thực hiện với sự cộng tác của chuyên gia huấn luyện chó.


Những con chó dữ không thể trở thành chó bảo vệ tốt. Chúng quá hung hãn và thành ra ít nghe lời chủ nhân. Chúng cần được nhốt kỹ khi bạn có khách vì chúng có thể tấn công không báo trước. Con chó bảo vệ tốt là con biết nghe lời chủ, đặc biệt là nó còn phải hiểu được khi nào cần hành động theo đúng lệnh ban ra, khi nào thì hành động theo nhận định riêng của chúng.


Sau khi bạn đã quyết định rằng chó bố mẹ đạt được những yêu cầu đặt ra, bước tiếp theo là chọn cho bạn một chú cún tốt nhất trong đàn. Cần phải chắc chắn rằng cún con có thể nghe tốt, nhìn tốt và đi lại vận động bình thường. Hãy thử vỗ tay, huýt sáo, rón rén tiến lại gần và bất thình lình hét lên và quan sát. Cún có hoảng sợ quá không? Hãy khua tay trước mắt cún, đưa lại gần, rồi ra xa xem nó có run sợ không? Nếu chúng run sợ (mà lại không bị chủ đánh bao giờ) thì không nên chọn. Hãy tiếp tục xem nó có đi theo bạn không khi bạn kéo nhẹ xích cổ? Hãy thử gọi xem cún có chạy lại với bạn không? Tóm lại là hãy quan sát xem sự linh hoạt và nhanh nhẹn của cún. Hãy nhìn vào mắt nó để khẳng định rằng mắt cún trong (không mờ) và không chảy lệ. Hãy xem tai cún, nó phải sạch, không có dử và mùi. Hãy quan sát xem hậu môn cún có giun hay không.


Tóm lại, việc kiểm tra đối với cún là thỏa mãn các yêu cầu do bạn đặt ra. Nếu như bạn cần có một chú chó bảo vệ/trông nhà tốt thì việc kiểm tra là thiết yếu để khẳng định tính cách cũng như khả năng của nó. Nếu như bạn chỉ cần một con chó để làm người bạn thân thiện trong gia đình thì có thể hạ thấp yêu cầu trong các test lựa chọn. Tuy nhiên dù sao thì bạn cũng cần kiểm tra rất kỹ lưỡng tình trạng sức khỏe của cún. Một vài tiếng bạn bỏ ra để kiểm tra cún có thể sẽ tiết kiệm cho bạn hàng tháng trời để giải quyết các vấn đề có thể xảy ra sau này.

biet roi
biet roi
Trả lời 14 năm trước

Nhốt cách biệt, cô đơn sẽ trở nên nhút nhát, sợ hãi, đặc biệt thay đổi tính tình, có con trở nên hung dữ, ghét tất cả con người và loài vật khác, luôn gầm gừ muốn cắn xé, thần kinh thất thường. Dần dần cún mất khả năng hòa nhập với mọi hoàn cảnh sống, trở thành một sinh vật bản năng, vô cảm dù đó là một giống chó quý có đặc tính giống hiền lành cũng có thể trở thành một "ác thú".

- Không thể thu xếp được thời gian tối thiều, hàng ngày cho cún, tốt nhất bạn chưa nên quyết định nuôi nó, dù cho bạn được nhiều người mến tặng.

2. Khả năng tài chính của bạn rất hạn hẹp, phụ thuộc vào người khác:

- Cho dù cún của bạn là quà tặng ( không phải mất tiền mua giống), cún của bạn là giống chó nhỏ, bạn vẫn phải có chế độ dinh dưỡng, chăm nuôi khoa học với các loại thức ăn có chất lượng với chi phí không nhỏ. Đặc biệt các giống chó to như: Great Dane, Rott, Labrador, GSD... chi phí cho thức ăn một ngày không thể dưới 15.000 VND/ con ( khoảng USD 30/tháng, trong khi đó ở nước ngoài là USD 100/tháng/con). Cái thời mà chó chỉ được ăn cơm thừa canh cặn, chất thải đã qua lâu rồi.


- Tính toán trên chưa kể các chi phí : vaccine phòng dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe, chăm sóc da, lông, tai, mắt... huấn luyện, giường nằm, dụng cụ dẫn dắt, đồ chơi... đặc biệt với các giống chó thuần chủng, các giống chó yêu cầu kỹ năng chăm sóc cao, khó có thể lường trước hết được tốn phí là bao nhiêu.


- Chưa có đủ khả năng kinh tế đẻ nuôi, tốt nhất bạn nên tạm dừng ý định sở hữu một con chó.

3. Mục đích duy nhất của bạn là "nuôi chó để giữ nhà":

- Dù cho bạn sở hữu một chó nghiệp vụ được huấn luyện kỹ lưỡng và có trình độ " cao học", nhưng với nhận thức trên sẽ sớm là cún của bạn mai một tất cả những gì nó có. Khi nó không phải là thành viên thực sự trong gia đình bạn, nó không được chủ ban phát những cái nhìn, vuốt ve trìu mến, công cụ "bảo vệ" nhanh chóng chuyển về bản năng " chiếm lính lãnh thổ", thay vì tấn công kẻ xấu, chúng sẽ căm ghét tất cả, "gậy ông lại đập lưng ông" là điều không còn bất ngờ với chủ chó. Một con chó nghiệp vụ được huấn luyện kỹ lưỡng và một "dã thú" có khoảng cách không xa.


- Bạn thực sự muốn được "bảo vệ" mà không yêu quý chó, tốt nhất bạn nên chi phí thuê các hệ thống an ninh, xã hội, cảnh sát, vệ sỹ... không thể nuôi chó nghiệp vụ được.


4. Bạn nuôi cún chỉ làm "đồ chơi" cho con trẻ?


- Trẻ con rất yêu quý chó nhưng nếu bạn chỉ nghĩ rằng: cún là đồ chơi của lũ trẻ, không quan tâm, chăm sóc chó chu đáo để biến chúng là một thành viên không thể thiếu cho cả bạn và con bạn thì tốt nhất bạn nên mua đồ chơi điện tử, búp-bê cho trẻ còn hơn. Trẻ con thích bề ẵm chó, nhưng làm sao chúng biết chăm sóc, nuôi dưỡng có ý thức được. Đôi lúc quá mê chơi, chúng lôi kéo, đùa quá mức còn làm cún mệt mỏi, ốm bệnh.


5. Bạn nuôi chó chỉ để nhân giống, hoặc bán lấy lãi, làm kinh doanh?


- Đó cũng là một mục đích của nhiều nhà nhân giống và kinh doanh các giống chó. Không có lưu thông thị trường thì không phát triển, cung cấp các giống chó ưng ý cho người nuôi. Nhưng các nhà kinh doanh chó cũng cần phải có tình cảm, thân thiện và chu đáo như một chủ nuôi chó thực sự. Có như vậy, chất lượng về giống chó, sức khỏe mới bảo đảm cho bất kể ai nuôi.

- Bạn có một con chó, trước hết bạn nên nghĩ rằng đó là thành viên của gia đình, cần được chu đáo, đối xử tốt. Việc thu lợi nhuận đó là cái sau này, nó sẽ trả ơn bạn sòng phẳng, không nên vì lợi ích trước mắt là : đồng tiền mà để chó sống lay lắt, mắc nhiễm dịch bệnh hoặc biến nó trở thành cái"mô hình chó", một thứ hàng hóa "vô tri".


lu mo
lu mo
Trả lời 14 năm trước

Hầu hết các chủ nuôi chó mèo quan tâm đến khẩu phần dinh dưỡng của thức ăn, loại thức ăn và cách cho ăn...ít người lưu ý đến nước uống và cách cho chó mèo uống nước.


1. Vai trò của nước với chó mèo ?


Nước tham gia vào mọi quá trình trao đổi chất để duy trì sự sống, nuôi dưỡng cơ thể và đào thải chất cặn bã. Vì vậy, cách thức sử dụng nước uống cho hợp lý, khoa học, có lợi nhất cho cơ thể vật nuôi là điều mà chúng ta nên biết.


Khuyến cáo của các nhà khoa học:


" Nước chiếm 80% cơ thể thú cưng. Hãy cho chúng uống nước !"


"Pets' bodies are 80% water. Water Your Pet"


2. Nước từ các loại thức ăn chó mèo ra sao ?


Thức ăn khô ( hạt ) chế sẵn : độ ẩm 10%


Thức ăn ẩm ( hạt ) chế sẵn : độ ẩm 40-50%


Thức ăn đóng hộp (Canned food ) : độ ẩm 75-85%


Rau,củ, quả... 50- 70% nước.


Chỉ qua thức ăn, chó mèo không thể đủ nước cho quá trình trao đổi chất của cơ thể. Đặc biệt các loại thức ăn hạt khô sẽ gây chứng viêm thận, tiết niệu nếu không cung cấp đủ nước uống. Đã có một số chó mèo của anh chị em Hội viên Vietpet bị chứng bệnh này do không cấp đủ nước uống cho thú cưng của mình.



3. Có thể dùng các loại nước uống của người cho chó mèo ?


- Nước đun sôi để nguội đã tiêu diệt được không ít vi khuẩn và các chất độc hại nhưng đồng thời cũng làm biến đổi cấu trúc tự nhiên của nước, làm mất đi ôxy và một số nguyên tố vi lượng rất cần cho cơ thể. Bởi vậy, chỉ uống nước đun sôi để nguội chưa phải là thức uống lý tưởng cho cơ thể chó mèo.


- Nước khoáng : Rất tiếc là, tuy nước khoáng (nước khoáng thật sự) cung cấp cho cơ thể những chất khoáng cần thiết nhưng cũng có cả những loại muối và hỗn hợp mà cơ thể chó mèo không thể sử dụng được. Chúng có thể tập trung ở các bắp thịt, các khớp xương, lâu ngày gây biến dạng, làm giảm khả năng vận động. Thậm chí nước có nồng độ can-xi cao ( nước cứng ) có thể gây cặn, sạn, sỏi thận, tiết niệu...đặc biệt với chó mèo già.


- Nước có gas, nước ngọt của người: Có thể là giải khát và sở thích của con người, nhưng với chó mèo, đặc biệt chó có khả năng ngửi, nhận biết mùi vị lạ, chúng không thích các loại nước này.



Bình cấp nước tự động cho chó.


4. Loại nước như thế nào thích hợp cho chó mèo ?


- Nguồn nước đảm bảo vệ sinh, không bị ô nhiễm vi sinh vật và các loại hóa chất độc hại.


- Nước tốt nhất cho chó mèo là nước sạch tự nhiên, có thể nước mưa, nước từ vòi cấp nước. Không cần thiết phải đun sôi như nước dùng cho người.


5. Cách cho chó, mèo uống nước như thế nào ?


Tốt nhất là đáp ứng thỏa mãn nhu cầu uống nước. Nước để sẵn mọi nơi có thể cho chó mèo tiện uống khi cần.


Không cho mèo uống nước không rõ nguồn cung cấp.



Hệ thống lọc nước tự động cho chó, mèo.

roi biet
roi biet
Trả lời 14 năm trước

Một số chia sẻ của thành viên Hùng Trung Yên về việc "dóng" chiếc Khay gỗ dành cho chó mẹ và cún sơ sinh sao cho tiện lợi, hữu dụng và an toàn nhất. Xin trân trọng giới thiệu tới bạn đọc.


Chó cái mang thai, thường từ 59 ngày đến 63 ngày, thậm chí có con 65 ngày thì đẻ. Trước thời gian này khoảng từ 10 đến 15 ngày, chúng ta nên chuẩn bị cho nó một cái khay bằng gỗ, kích thước 70 x 90 cao 20 cm hoặc 90 x 120 cao 20 cm, kích thước này áp dụng cho loại chó trung bình và chó lớn, nếu là chó nhỏ thì thu hẹp kích thước của khay lại sao cho phù hợp.Kích thước và chất liệu gỗ tuỳ thuộc vào điều kiện sinh hoạt và kinh tế của mỗi người. Nếu có điều kiện thì nên làm bằng gỗ THÔNG LÀO. Khi chó cái mang thai được khoảng 55 ngày, ta nên cho nó nằm trong khay gỗ để làm quen dần với chiếc khay gỗ này cho tới ngày sinh nở.


Gỗ thông lào có được những ưu điểm sau.


1 Chống được mối mọt.


2 Có mùi thơm dễ chịu của tinh dầu và hạn chế rất nhiều muỗi.


3 Không thấm nước.


4 Không lo chó mẹ cắn, gặm vì trong gỗ thông lào có tinh dầu.


Tác dụng của khay gỗ này là tạo sự ấm áp cho chó mẹ và chó con, hơn nữa chó mẹ có thể gom chó con vào trong lòng tiện lợi hơn và kiểm soát được chó con một cách dể dàng. Tránh được tình trạng chó con bò ra, ngoài vòng kiểm soát của chó mẹ, nhất là khi chó mẹ đang nằm cho chó con **.


Một chi tiết rất quan trọng của khay cần phải có là các nẹp gỗ để tránh chó con bị mẹ đè phải.


Cách làm như sau:


Chạy dọc theo phía trong 4 bức tường của khay, ta nẹp thêm 4 thanh gỗ có bản rộng khoảng 7 cm sao cho khoảng cách giữa thanh gỗ tròn với đáy của khay là 10 cm.


4 thanh nẹp gỗ này có tác dụng để tránh cho chó mẹ khi nằm trong khay mà không vô tình đè phải vào chó con. Khi chó mẹ nằm cho chó con **, lưng của chó mẹ sẽ tỳ vào nẹp gỗ , lúc này nếu chó con có nằm sát thành khay cũng không lo bị chó mẹ đè bẹp vì đã có thanh nẹp gỗ làm vệ sỹ rồi.

Tại sao chó sủa quá mực?

Nhiều nguyên nhân làm cho chó sủa quá mức, gây phiền toái cho chủ và xóm giềng. Anh chị em Hội Viên vietpet.com lưu ý tìm hiểu lý do mỗi khi cún cưng có dấu hiệu kêu, sủa quá nhiều.


1. Sủa, kêu nhiều do bản tính cá thể chó:


- Nhất là các giống chó nhỏ: Chihuaha, Nhật, nhiều khi không thể kiểm soát được, nhất là có khách đến chơi nhà, sủa cho tới khi khách đi mới dứt. Nguyên nhân có thể do chó không đuợc huấn luyện nghiêm khắc ngay từ nhỏ. Hoặc một số giống chó khác, có con bản tính"lắm điều".


- Xử lý: Phải nhờ các Chuyên gia Huấn luyện chó kiểm tra và cho biện pháp hữu hiệu. Một số nước ngoài có đeo máy chống sủa "anti-bark collars", hoặc phẫu thuật xử lý dây thanh vùng họng. Thạc sỹ Thú Y "Haufriendship", Chuyên gia Thú Y của Vietpet có thể giúp bạn làm phẫu thuật này.


2. Sủa theo bản năng :


- Bảo vệ lãnh thổ, canh gác trông nhà. Chó sủa dữ dội liên tục khi có tiếng người lạ hoặc âm thanh lạ.


- Xử lý: Nếu thấy bất ổn, bạn nhốt chó vào chỗ kín, cách âm không cho chó nhìn và nghe tiếng động.


3. Sủa vô thức ( không theo ý thức):


- Chó bị nhiễm bệnh Ca-rê thể thần kinh, giai đoạn virus gây tổn thương não. Chó sủa kêu liên tục, vô thức.


- Xử lý: nếu BSTY xác định chó bệnh Ca-rê thần kinh, bạn nên quyết định biện pháp nhân đạo cho chó và chủ đỡ đau khổ.


4. Sủa do xa, nhớ mẹ, thèm sữa:


- Với chó con tách mẹ và chuyển chủ mới, trong vài ngày đầu, thậm chí cả tuần nhớ mẹ, thèm sữa sẽ kêu liên tục nhất là ban đêm.


- Xử lý : Ôm ấp, vuốt ve và chăm sóc, tiếp cận với chó con. Cho ăn, bú thêm sữa no , giữ ấm vào đêm.


5. Sủa do cô đơn, buồn tẻ:


- Chó bị nhốt kín, cách ly với người, cộng đồng chó hoặc súc vật khác , không được chăm sóc chu đáo cũng thường kêu sủa liên tục.


- Xử lý: Cho tiếp cận với người hoặc chó khác. Cần sự hòa đồng, không nên bạc đãi với chó.


6. Sủa do đau đớn, bệnh:


- Đau bụng dữ dội do trúng độc chì, thường chó con hay gặm các đồ vật có chứa kim loại chì.


- Chó non bị nhiễm quá nhiều giun tròn, độc tố giun cũng hủy hoại thần kinh làm chó hôn mê, sủa vô thức.

biet rui
biet rui
Trả lời 14 năm trước

Tưởng chừng đơn giản, nhưng chúng ta cần lưu ý những vấn đề sau:


1. Có nên tắm cho chó không?



- Khác với người, chó không có tuyến mồ hôi trên da do đó mức độ trao đổi khí và độ ẩm để tỏa nhiệt trên da cực nhỏ. Ở vùng khí hậu khô, lạnh việc tắm cho chó là rất hạn chế, thậm chí người ta không tắm cho chó.


- Ngược lại khí hậu nhiệt đới nóng ẩm Việt nam, rất nhiều yếu tố cấu thành chất bẩn bám vào da làm chó rất khó chịu : độ ẩm cao+ bụi bẩn dễ làm bết, dính lông thành cục. Ký sinh trùng da: Ve. mòng, ghẻ, nấm được đà tấn công gây rụng lông, viêm, nhiễm độc da, hoại tử bong vảy, chảy nước bốc mùi hôi...Tắm là biện pháp rất cần thiết để chăm sóc bộ da, lông- vẻ đẹp đặc trưng ĐẶC BIỆT của các giống chó lông dài : Cocker Spaniel, Shetter, Poodle, Golden, St. Bernard, Phốc Sóc, Bắc Kinh, Thần khuyển Tây Tạng...



- Các giống chó lông ngắn : Boxer, Rottweiler, Labrador, dachshund... cũng nên tắm sạch sẽ vào mùa nóng ẩm.


- Thân nhiệt chó cao hơn người : 38o5 +/- O,5oC chịu nóng rất kém. Mùa hè cần tắm cho chó cảm giác thoải mái, dễ chịu, giúp điều hòa thân nhiệt, tránh được bệmh cảm nóng ( heat strock ).

2. Khi nào thì không nên tắm cho chó ?

- Thời tiết quá lạnh, nhất là đổi gió mùa ở miền Bắc, khi nhiệt độ ngoài trời xuống tới dưới 18oC.


- Chó non đang ** mẹ hoặc mới tách mẹ.


- Chó ốm hoặc có dấu hiệu nghi ốm.



- Chó cái đang kỳ động dục chuẩn bị phối giống, nếu tắm sẽ giảm mùi "đặc trưng hấp dẫn chó đực" sẽ giảm hưng phấn tính đực khi giao phối.



- Chó cái sau giao phối trong vòng 15 ngày.


- Chó mới sinh con.


- Chó mới mua về nuôi.


- Chó mới tiêm chích ngừa dịch bệnh.


- Chó vận chuyển.


Sau tắm là tới công đoạn lau khô bộ lông

3. Cách tắm chó như thế nào?

- Nước tắm chó : ấm về mùa đông, nước sạch, không tắm ở sông, hồ ao tù ô nhiễm.


- Shampoo : có thể dùng các loại chuyên dụng cho chó bán tại các cửa hàng thuốc Thú y hoặc siêu thị. Hoặc một số loại shampoo của người có độ ẩm và dướng da tốt. Các loại shampoo trị ve, rận, nấm phải cỏchi định của BSTY. Chó bị bệnh ngoài da, việc tắm chó phải có ý kiến và chỉ dẫn của BSTY.



- Tắm bằng nước lá cây, hoa quả : Có thể dùng quả chanh vắt nước lên bộ lông chó sau khi tắm bằng shampoo để làm tơi lông, tránh vón cục và trung hòa độ Kiềm của shampoo. Sau khi vắt vài quả chanh lên lông, lại phải xả sạch ngay bằng nước. các loại lá: Khế, bưởi, chè xanh, xà - cừ, xoan hoặc các loại lá chua, chát khác (Phải chắc chắn không độc) có thể dùng tắm chó có viêm nhiễm, lở loét hoặc ký sinh trùng ngoài da.



- Thao tác tắm chó: Không được để nước hoặc xà phòng vào tai, mắt chó. Sau khi tắm cần lau và sấy khô bộ lông, dùng que bông cotton ngoáy sâu thấm khô vệ sin tai, nhất là với giống chó tai cụp, dài như : Cocker Spaniel, Shetter, Poodle, Golden, St. Bernard, Labrador... Không tắm chó ở thế nằm ngửa.



- Nên tắm chó lúc đói, sau khi đã đi toilet.


- Với những con chó mới tắm lần đậu, chưa quen, nên nhẹ nhàng và tắm nhanh bằng nước ấm. Không xối nước vào phần đầu ngay.



...rồi tới việc ngoáy tai sạch sẽ


4. Bao lâu tắm chó một lần?


- Tùy thuộc vào mùa khí hậu, giống chó , tuổi chó. Điều này do chủ chó tự xác định.



5. Sau tắm có dấu hiệu gì bất thường : bỏ ăn, run rẩy, tiêu chảy...cần khám BSTY ngay.








tun oi
tun oi
Trả lời 14 năm trước

Những con chó là những động vật rất tò mò và như những động vật ăn tạp theo bản năng, có thể ngậm và ăn bất cứ thứ gì. Tuy nhiên, có nhiều chất độc được tìm thấy ở trong nhà bạn mà có thể tiềm tàng khả năng giết con vật cưng của bạn. Một danh sách 10 vật trong nhà phổ biến sau mà bạn nên đảm bảo để tránh xa tầm với của con chó cưng.


1. Hóa chất chống đông (Ethylene glycol):


Nhiều người không nhận ra sự độc hại của nó, nhưng chất chống đông là thủ phạm phổ biến giết chết nhiều vật nuôi hàng năm. Nó có mùi thơm và vị rất ngọt đối với cún cưng của bạn và rất hấp dẫn đối với con chó. Tuy nhiên, chất Ethylene glycol rất độc và mỗi mùa đông nhiều động vật bị chết bởi chất này. Những triệu chứng nhiễm độc bao gồm tai biến mạch máu, nôn mửa, vấp ngã và hôn mê dẫn đến những tổn thương thận. Đảm bảo giữ chất chống đông của bạn ra ngoài tầm với của con chó. Nếu bạn nghĩ rằng chó của bạn vừa ăn chất chống đông, hãy đưa ngay cún của bạn đến bác sỹ thú y.


2. Sô cô la:

Reduced: 64% of original size [ 800 x 768 ] - Click to view full image
Sô cô la chứa một chất được gọi là Obromine mà rất độc đối với chó. Sô cô la nóng và sô cô la đen đặc biệt nguy hiểm. Trong khi thường thì người ta cho là để làm chết một con chó thì cần một lượng sô cô la lớn, nhưng thực tế thì ngộ độc và cái chết có thể diễn ra với một lượng sô cô la nhỏ hơn. Những dấu hiệu ngộ độc sô cô la bao gồm nôn mửa, tiêu chảy, tiểu tiện nhiều, và vận động nhiều. Điều này có thể dẫn đến tai biến mạch máu và những nhịp tim bất thường. Gọi ngay cho bác sỹ thú y nếu bạn nghi ngờ chó của bạn vừa ăn sô cô la.

3. Chất tẩy trắng:


Khi bạn có thể tưởng tượng, chất tẩy rửa gia dụng rất độc đối với chó. Giữ những sản phẩm này ra khỏi tầm với của cún. Những triệu chứng ngộ độc chất tẩy rửa bao gồm chảy dãi, nôn mửa và đau bụng. Nếu bạn nghi ngờ chó ăn chất tẩy rửa và liên lạc với bác sỹ thú y ngay lập tức.


4. Tylenol:


Chỉ cần 2 viên cũng đủ để giết chết một con chó nhỏ. Những con chó sẽ thiếu những enzymes gan phù hợp để hòa tan acetaminophen. Những dấu hiệu nhiễm độc bao gồm chảy mũi, hôn mê và đau bụng. Nếu bạn nghi ngờ chó của bạn ăn Tylenol, gọi ngay cho bác sỹ thú y.


5. Pin đồng hồ:


Nếu chó của bạn ăn một cục pin đồng hồ, nó có thể gây ra sự viêm loét chết người tiềm tàng trong dạ dày chỉ trong vòng 12 giờ. Tất cả những cục pin alkaline khác cũng độc với những con chó. Những triệu chứng nhiễm độc bao gồm chảy dãi, kém ăn, nôn mửa, và hôn mê. Nếu bạn nghi ngờ chó của bạn ăn pin đồng hồ, liên lạc lập tức với bác sỹ thú y.


6. Băng phiến:


Những cục băng phiến rất nguy hiểm với chó. Chúng chứa một chất giết côn trùng mà gây ra tai biến mạch máu và kích thích hệ thống thần kinh trung ương. Khi được trao đổi chất, việc tiêu hóa băng phiến có thể dẫn đến những tổn thương gan. Những triệu chứng ngộ độc băng phiến bao gồm nôn mửa và tai biến mạch máu. Nếu chó của bạn ăn băng phiến, mà không nôn ra. Gọi cho bác sỹ thú y ngay lập tức.


7. Chất làm mềm vải và những chất tẩy trắng khác:


Tất cả những chất làm sạch gia dụng đều độc với chó ở mức độ này hoặc mức độ khác, nhưng những chất làm mềm vải được liệt vào danh mục chất khá độc. Những dấu hiệu ngộ độc bao gồm nôn mửa, bất tỉnh, bỏng họng, chảy dãi, yếu cơ, thậm chí hôn mê sâu. Nếu chó của bạn tiêu hóa chất này mà không nôn mửa. Liên lạc ngay với bác sỹ thú y.


8. Thuốc sát trùng miệng:


Thuốc sát trùng miệng có thể chứa axit boric mà rất độc đối với những con chó. Những triệu chứng ngộ độc bao gồm nôn mửa, chảy dãi, tai biến mạch máu, và hôn mê. Bạn nên đưa chó đến bác sỹ thú y ngay lập tức nếu bạn nghi ngờ nó bị ngộ độc thuốc sát trùng hoặc những chất gia dụng khác chứa axit boric ví dụ như chất làm sạch răng.


9. Những hột đào:


Với hầu hết những loại hoa quả, những hột và hạt đều độc đối với chó. Những triệu chứng ngộ độc bao gồm chảy dãi, nôn mửa và hôn mê. Nếu bạn nghi ngờ chó của bạn vừa ăn hột đào hoặc những hột hoa quả nào khác, đưa nó đến ngay bác sỹ thú y.


10. Những cây trồng trong nhà:


Những cây trồng trong nhà phổ biến và quen thuộc khá độc đối với chó. Một phần danh sách những cây độc bao gồm cây trạng nguyên, cây huệ tây (hoa loa kén đó, cái này do em viết à nha! ) , cây thường xuân quỷ, cây lô hội và cây thường xuân. Những triệu chứng ngộ độc là do tiêu hóa những cây này bao gồm nôn mửa và những kích thích hệ thống thần kinh trung ương. Nhiều cây trong số này có thể gây tử vong nếu ăn phải. Xin liên lạc ngay lập tức với bác sỹ thú y nếu bạn nghi ngờ chó của bạn vừa ăn phải cây trồng có độc tố trong nhà.



Với sự cẩn thận của chúng ta, chúng ta có thể giúp cho việc phòng ngừa cho những con chó cưng tránh ăn phải những chất độc gây hại cho chúng. Nhiều websites của các trường thú y đưa ra những danh sách các vật mà gây ngộ độc với chó và điều mà bạn nên làm nếu chó của bạn ăn những thứ đó. Nếu bạn nghĩ rằng chó cưng vừa ăn thứ gì nguy hại, luôn luôn nhớ liên lạc với bác sỹ thú y ngay lập tức hoặc đưa chó của bạn tới phòng chuyên khoa cấp cứu gần nhất.