Cách chữa bệnh đau mắt đỏ?

hoang
hoang
Trả lời 13 năm trước

Bạn thân mến!

Đau mắt đỏ (ĐMĐ) còn gọi là viêm kết mạc. Nguyên nhân của ĐMĐ thường là nhiễm vi khuẩn, virut hoặc phản ứng dị ứng... Mặc dù ĐMĐ gây kích thích mắt nhưng hiếm khi ảnh hưởng đến thị lực. Vì ĐMĐ có nguy cơ lây nhiễm cao trong vòng 2 tuần từ khi bị bệnh nên việc chẩn đoán và điều trị sớm là rất quan trọng.

Dấu hiệu nào nhận biết ĐMĐ?

Triệu chứng của ĐMĐ thường là: đỏ một hoặc cả hai mắt; ngứa một hoặc cả hai mắt; cảm giác có sạn ở trong mắt; rỉ dịch ở một hoặc hai mắt; chảy nước mắt. ĐMĐ làm cho bạn có cảm giác như có một vật gì ở trong mắt mà không thể lấy ra được. Khi thức dậy mắt bị dính chặt lại do màng dử mắt.

Viêm kết mạc thường bị cả hai mắt mặc dù bệnh có thể xảy ra ở một mắt sau đó lây sang mắt kia sau một hoặc hai ngày. Bệnh có thể không cân xứng, một mắt nặng hơn mắt kia.

Xử trí khi bị ĐMĐ

Tùy nguyên nhân mà dùng các thuốc phù hợp.

Đau mắt đỏ do virut, vi khuẩn

ĐMĐ do virut hoặc vi khuẩn có thể xảy ra ở một hoặc hai mắt. ĐMĐ do virut hay chảy nước mắt hoặc dịch nhầy. ĐMĐ do vi khuẩn thường tạo ra dử dày hơn, màu vàng xanh và có thể liên quan với nhiễm khuẩn hô hấp hoặc viêm họng. Cả ĐMĐ do virut và vi khuẩn có thể liên quan với cảm lạnh.

ĐMĐ do vi khuẩn được điều trị bằng kháng sinh do bác sĩ khám và kê đơn. Kháng sinh có thể được dùng dưới dạng nhỏ mắt, mỡ hoặc viên uống. Thuốc nhỏ hoặc mỡ cần được tra trong mắt 3-4 lần một ngày trong 5-7 ngày. Thuốc mỡ hay dùng để tra vào mắt trẻ. Nhiễm khuẩn sẽ cải thiện trong vòng 1 tuần. Bạn cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ thậm chí cả khi triệu chứng bệnh đã hết.

ĐMĐ do virut không đáp ứng với điều trị bằng thuốc tra mắt nước hoặc mỡ kháng sinh. Giống như cảm lạnh, bạn có thể dùng thuốc không cần kê đơn để giảm triệu chứng vì virut phải tiến triển hết quá trình của nó. Kháng sinh chloramphenicol có thể dùng để phòng nhiễm khuẩn thứ phát. ĐMĐ do virut sẽ thấy các triệu chứng trầm trọng hơn vào 3-5 ngày đầu. Sau đó các triệu chứng giảm dần và bệnh có thể tự khỏi. ĐMĐ do virut và vi khuẩn đều rất dễ lây. Người lớn cũng như trẻ em đều có thể bị hai loại nguyên nhân này nhưng ĐMĐ do vi khuẩn hay gặp ở trẻ em hơn.

ĐMĐ do dị ứng

ĐMĐ do dị ứng thường bị ở cả hai mắt và là một phản ứng dị ứng với chất gây dị ứng. Trong phản ứng dị ứng, cơ thể tạo ra một kháng thể gọi là IgE. Kháng thể này khởi động các tế bào đặc biệt gọi là các tế bào mast trong lớp nhầy của mắt và đường thở để giải phóng các chất kháng viêm là histamin. Việc giải phóng histamin có thể gây ra nhiều triệu chứng dị ứng trong đó có đỏ mắt. Nếu bị ĐMĐ dị ứng bạn sẽ rất ngứa, chảy nước mắt và viêm mắt, hắt hơi, sổ mũi, có thể phù nề kết mạc trông như vết phỏng trong lòng trắng. Bác sĩ có thể kê cho bạn một trong các loại thuốc tra mắt dưới đây: kháng histamin, thuốc thông mũi, ổn định tế bào mast, chống viêm steroid và các thuốc chống viêm khác. Thuốc tra corticoid thường được dùng nhưng cần có sự giám sát của bác sĩ mắt. Quan trọng là phải phát hiện được nguyên nhân gây dị ứng để loại bỏ.

ĐMĐ do nhiễm hóa chất

Triệu chứng kích thích do nhiễm hóa chất hoặc dị vật cũng có liên quan đến ĐMĐ. Đôi khi việc rửa để loại bỏ hóa chất hoặc dị vật có thể gây đỏ mắt. Triệu chứng thường bao gồm dử nhày mắt, không có mủ, thường tự khỏi trong vòng một ngày. Dùng nước ấm rửa mắt trong vòng 5 phút. Mắt bạn có thể dễ chịu hơn trong vòng 4 tiếng sau rửa chất kích thích, nếu không đỡ bạn cần gặp bác sĩ

fghgfshh
fghgfshh
Trả lời 13 năm trước

Môi trường sống của chúng ta ngày càng tồi tệ đi, việc dẫn đến các loại bệnh theo mùa đang rất phổ biến hiện nay ở nước ta. Bênh cạnh bệnh sốt xuất huyết đang lan nhanh chóng mặt, thì người dân lại phải chống chọi với một loại bệnh theo màu khác, đó là bệnh đau mắt đỏ. Nhất là ở khu vực tại Hà Nội, bệnh đau mắt đỏ đã và đang phát triển mạnh, gây ra tình trạng quá tải trong các bệnh viện.Để không chế dịch bệnh này mọi người hãy chú ý một số biện pháp phòng và chữa bệnh sau đây nhé.

Trước khi đi vào vấn đề chính, chúng ta hãy thử điểm qua diễn biến của bệnh đau mắt đỏ hiện nay như thế nào. Từ đầu tháng 7 đến nay dịch bệnh đau mắt đỏ đang có dấu hiệu tăng nhanh, mỗi ngày có khoảng 200 bệnh nhân nhập viện ở Bệnh viện mắt Trung ương. Bệnh lây lan rất nhanh qua đường hô hấp, đường tiếp xúc, đồ dùng cá nhân, nguồn nước... Đặc biệt bệnh này có thể lây nhau trong thời gian ủ bệnh cho nên gây khó khăn cho việc phòng bệnh.

Để biết được mình có bị đau mắt đỏ hay không? Các bạn thử test lại xem mình có bị những triệu chứng sau không heng: Triệu chứng ban đầu của bệnh chỉ là ho, sốt, nóng rất mắt, đau, có cảm giác cộm mắt, nhìn mờ, mi mắt sưng nhẹ. Khoảng 1 tuần thì một bên mắt bị đỏ, ra gỉ, chảy nước mắt, chỉ ít ngày sau đó sẽ lây sang một bên mắt còn lại.

>>> Nếu cảm thấy mình có những triệu chứng trên, cho dù không đầy đủ các triệu chứng này thì các bạn cũng nên nhanh chóng đến bệnh viện mắt để các bác sĩ chuẩn đoán một cách an toàn nhất. Đây có thể nói là một dạng bệnh lành tính, tuy nhiên nếu không điều trị kịp thời thì nó có tỷ lệ biến chứng là 20% hay viêm giác mạc để lại sẹo, giảm thị lực...

Vậy thì việc điều trị bệnh đau mắt đỏ sẽ như thế nào? Bệnh này là do một loại virus adeno gây nên vì vậy không có thuốc đặc hiệu cho loại bệnh này. Việc chóng khỏi bệnh hay không nó phụ thuộc vào các yếu tố như khả năng miễn dịch, dinh dưỡng, vệ sinh, có các viêm nhiễm phối hợp hay không... Ngoài ra người bệnh thường xuyên rửa mặt bằng nước muối, tra thuốc đầy đủ theo chỉ định của bác sĩ.

Việc đeo kính râm trong quá trình chữa bệnh là cần thiết nhất, đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên để tránh lây bệnh cho người khác. Do bệnh không có thuốc đặc trị vì vậy sẽ có xu hướng khỏi bệnh trong vòng từ 7 đến 10 ngày. Thường thì bác sĩ sẽ kê đơn thuốc các loại thuốc nhỏ mắt kháng sinh và nhỏ nước muối nhiều lần trong ngày để rửa sạch mắt.

Note:Mọi người không nên tự tra thuốc bừa bãi khi không có sự hướng dẫn của bác sĩ, cẩn thận khi dùng thuốc Clodexa và Nemydexa vì các loại thuốc này có chứa chất gây giảm miễn dịch mắt và cũng không nên dùng các biện pháp xông lá vào mắt theo cách cổ truyền.

Sau đây là một số biện pháp đơn giản giúp mọi người phòng ngừa bệnh dịch này hỏi thăm mình: Muốn mình không bị bệnh đau mắt đỏ thì đỏi hỏi mọi người phải áp ụng các tiêu chí sau. Thứ nhất không dụi tay lên mắt, phải rửa tay bằng xà phòng thường xuyên. Không dùng chung các vật dụng cá nhân như khăn mặt, chậu rửa mặt. Nên đeo kính râm khi đi ra đường, sau một ngày làm việc có tiếp xúc bụi mắt nên rửa sạch rồi rửa bằng nước muối sinh lý Natri Clorid 0,9%. Tránh tiếp xúc với người bị bệnh đau mắt đỏ, nếu bắt buộc phải tiếp xúc thì cần rửa mắt bằng nước muối thường xuyên, rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn.

Nếu các bạn thấy mình có những triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ thì hãy nhanh chóng đến phòng khám chuyên khoa để bác sĩ điều trị kịp thời tránh những biến chứng của bệnh.