Có phải xăng pha acetone là nguyên nhân gây cháy xe?

Nhiều vụ cháy, nổ ôtô xảy ra liên tiếp trong thời gian gần đây khiến tôi vô cùng lo lắng. Tôi chạy xe dịch vụ nên phải di chuyển liên tục, kể cả những ngày nắng nóng. Tôi nghe nói, xăng pha acetone là nguyên nhân gây cháy nổ xe thời gian gần đây.

Vậy làm sao để phân biệt được xăng pha acetone nguy hiểm?

Trần Chấn Phong
Trần Chấn Phong
Trả lời 8 năm trước

Acetone có cấu tạo hóa học CH3COCH3. Năm 2010, sản lượng acetone công nghiệp trên toàn thế giới là 10 triệu tấn, chủ yếu dùng làm dung môi. Chất này không màu, có mùi nồng và dễ bắt cháy. Năm 2006, có tới 10.000 tấn xăng pha acetone được nhập về TP HCM. Hậu quả là làm hỏng nhiều pông-tu xe máy, dẫn tới xe khó nổ, chết máy. Tỷ lệ pha trộn vào khoảng 14%. Ở một số cây xăng tỷ lệ này còn cao hơn.

Các tiêu chuẩn về xăng không qui định hàm lượng acetone cụ thể, nhưng có một tiêu chuẩn khác khống chế là áp suất hơi của hỗn hợp xăng RVP (Reid Vapor Pressure): khoảng 0,6 - 0,7 bar vào mùa hè và 0,9 - 1 bar vào mùa đông. RVP thể hiện áp suất của hỗn hợp các hydrocarbon bay hơi (các hydrocarbon trong xăng, kể cả acetone nếu có) trên bề mặt chất lỏng (xăng). Nghĩa là nếu hàm lượng acetone trong xăng cao thì sẽ làm tăng RVP, đến mức nào đó sẽ vượt ngưỡng cho phép.

Acetone là dung môi mạnh nên làm hỏng nhanh các chi tiết bằng nhựa và cao su trong động cơ như gioăng, làm độ kín khít của động cơ giảm. Nếu tác động liên tục và ở tốc độ cao (hàm lượng acetone cao) thì sẽ làm các gioăng này bị hỏng và acetone rò rỉ ra ngoài. Vì acetone có tỷ trọng nặng hơn không khí nên bay thấp ở dưới mặt đất. Acetone lại có khả năng bắt cháy cao nên nếu tiếp cận nguồn nhiệt (do động cơ nóng, do các tia lửa điện từ động cơ, do ma sát, do gần các nguồn nhiệt khác từ môi trường...) nên bắt cháy và cháy ngược lại chỗ nguồn rò rỉ dẫn tới cháy nổ.

Các chi tiết của động cơ xăng thông dụng không được chế tạo chống acetone (acetone resistance), ngoại trừ các động cơ dùng xăng pha cồn Ethanol (E90, E85) là những động cơ mà các chi tiết được chế tạo chống sự tác động của dung môi đến plastic, cao su (các gioăng) và bản thân động cơ kim loại. Trường hợp Việt Nam thì 100% các động cơ xăng đều không phải động cơ dùng xăng pha cồn (dưới 5% cồn thì vẫn dùng được mà không phải thay đổi động cơ). Vì vậy những chi tiết plastic và cao su trong các động cơ này rất nhanh chóng bị phá hủy nếu tỷ lệ acetone quá cao.

Trịnh Bảo Nam
Trịnh Bảo Nam
Trả lời 8 năm trước

Bao nhiêu năm qua không có chuyện thế này. Bỗng dưng năm nay xe máy, ôt tô đồng loạt có chung một bệnh "chập điện" dẫn đến cháy xe, theo kết luận của bộ công an.Mình nghĩ có bộ công an bị chập dây thần kinh thì đúng hơn khi đưa ra kết luận này.

Hoàng Trùng Khánh
Hoàng Trùng Khánh
Trả lời 8 năm trước

Hiện nay, tình hình lạm phát ở việt nam tăng cao, việc tăng lợi nhuận mưu sinh để đáp ứng với tình hình ở nước ta thì gian lận trong xăng dầu là có thể. Nhưng ở đây mình thấy các việc pha hóa chất vào xăng chỉ xuất hiện nhiều ở các địa điểm bán xăng lẻ dọc đường thôi bạn ạ. Trong các cây xăng họ cũng có pha hóa chất nhưng chỉ một liều lượng nhất định thôi.

Tống Minh Tùng
Tống Minh Tùng
Trả lời 8 năm trước

Không nghi ngờ gì nữa xăng pha acetone là nguyên nhân của các vụ xe bị cháy nổ vừa qua. Cơ quan chức trách cần vào cuộc ngay để trừng trị những kẻ bất lương. Các cây xăng xưa nay đã ăn gian bằng cách đong đém không đủ, nay lai còn pha acetone vào nữa để kiếm lời một cách bất lương, gây tai họa cho dân. Phải trừng trị ngay.

Phạm Anh Tuấn
Phạm Anh Tuấn
Trả lời 8 năm trước

Nếu cứ thế này thì đi đổ xăng cũng chả yên tâm, ai biết được liệu cây xăng mình đổ có pha chế cái chất kinh dị này quá liều hay ko! lỡ đổ rồi đang đi lại bốc cháy thì chết. Tốt nhất các cơ quan chức năng mau tiến hành xét nghiệm, nếu đúng là do acetone thì đề nghị từng cây xăng phải được kiểm tra và có giấy chứng nhận mới được kinh doanh ko thì gây thiệt hại rất lớn cho người dân.

Hồ Anh Khang
Hồ Anh Khang
Trả lời 8 năm trước

Giả sử nguyên nhân do xăng pha, vậy sao các cây xăng không bị cháy? Cây xăng là nơi có hàm lượng, mật độ "hơi" xăng cao nhất (kể cả xăng pha), hàng chục ngàn tia lửa điện liên tục bao quanh cây xăng (do xe vào đổ xăng), cộng thêm điện thoại, và công tắc, cầu dao điện.v.v... Dĩ nhiên tôi loại trừ xăng pha này được đổ tại các điểm bán lẻ của người dân.

Hà Bá Thiên
Hà Bá Thiên
Trả lời 8 năm trước

Theo mình thấy thì không phải do kỹ thuật của xe đâu, vì cháy ở các hãng khác nhau, xe hiện nay được sản xuất công nghiệp theo 1 dây chuyền, nếu lỗi 1 xe thì các lo hàng của nó sẽ cũng bị ảnh hưởng, như ta thấy chỉ 1 vài chiếc lẻ tẻ của hãng khác nhau. Mới đây nhất là oto, theo đó mình thấy chỉ có xăng là có vấn đề thôi, nếu được các chú bác nên xem lại chỉ số octan của các cây xăng coi có đúng hay không?