Có nên mua bảo hiểm cháy nổ cho xe hơi?

Nhiều vụ cháy, nổ ôtô xảy ra liên tiếp trong thời gian gần đây khiến tôi vô cùng lo lắng. Tôi chạy xe dịch vụ nên phải di chuyển liên tục, kể cả những ngày nắng nóng.

Xin hỏi, tôi có nên mua bảo hiểm cháy nổ cho xe ôtô không?

Tống Minh Tùng
Tống Minh Tùng
Trả lời 8 năm trước

Các chuyên gia bảo hiểm khuyến cáo các chủ xe nên mua gói bảo hiểm toàn diện cho xe để đảm bảo nếu có rủi ro xảy ra thì trong mọi trường hợp chủ xe đều được bồi thường thiệt hại.

Gói bảo hiểm toàn diện bao gồm: bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc và tự nguyện để chủ xe có đủ khả năng bồi thường cho người khác; bảo hiểm vật chất xe để có thể sửa xe, thay thế phụ tùng hay mua xe mới nếu xe bị cháy nổ, bị hư hỏng hay mất cắp; bảo hiểm tai nạn cho người ngồi trên xe để không phải lo về chi phí y tế hay có nguồn thu nhập thay thế nếu rủi ro xảy ra cho người trụ cột gia đình.

Trịnh Bảo Nam
Trịnh Bảo Nam
Trả lời 8 năm trước

Nhìn chung các quy tắc bảo hiểm vật chất xe cơ giới của các công ty bảo hiểm trên thị trường hiện nay là khá tương đồng về các điều kiện, điều khoản cơ bản, trong đó có bao gồm cả tổn thất do cháy nổ.
Tuy nhiên, tổn thất xe do cháy nổ như các trường hợp vừa qua có được bồi thường hay không thì còn phụ thuộc vào kết luận về nguyên nhân gây ra cháy nổ đối với chiếc xe đó của cơ quan chức năng (Viện khoa học hình sự chẳng hạn). Khi đó, nguyên nhân cháy nổ do:
- Trục trặc của xe tự gây nên --> đòi ông nhà sản xuất
- Tự đốt --> tự đòi... mình
- Còn lại --> đòi bảo hiểm (còn bảo hiểm sẽ tự đòi người khác nếu chứng minh được tổn thất do người thứ 3 (cá nhân, tổ chức) gây ra, ví dụ mấy ông cây xăng chẳng hạn).

Nói chung là khi V2 các cụ bị cháy, nhanh thì 1 tháng sẽ được bồi thường, chậm thì... còn lâu :P
Vì vậy em có 1 số tư vấn nhỏ:
- Cách tốt nhất là mua bảo hiểm đầy đủ (nên chọn hãng bảo hiểm lớn, có tên tuổi, uy tín và tiềm lực tài chính tốt - cái này các cụ sẽ thấy cực kỳ quan trọng khi xảy ra tổn thất lớn - phí và vài tổn thất lặt vặt được chăm sóc dịch vụ tốt khi đó sẽ chả là gì)
- Hai là, tự trang bị các công cụ PCCC luôn trong xe (làm cái bình cứu hoả đặt ngay dưới gầm ghế chẳng hạn)
- Ba là, chịu khó đổ xăng tại các cây xăng lớn, uy tín một chút, đừng để hết xăng rồi mới bạ cây xăng nào cũng tạt vào đổ.
- Bốn là, lên xe đừng có uống rượu (khi đó người dễ bắt cháy lắm) mà để rượu đấy... mời em (b)