Vì sao phải dùng còi khi đi đường Việt Nam?

Bẩm các cụ, em mới đi học lái xe. Các cụ cho em hỏi câu này với ạ. Chẳng là lâu nay em vân thắc mắc: Vì sao phải dùng còi khi đi đường Việt Nam?

Hung Tam
Hung Tam
Trả lời 8 năm trước

Mình thấy còi xe là vấn đề khá nghiêm trọng ở Việt Nam. Có nhiều lý do:

- Thứ nhất, chúng ta mặc định còi xe là một trong những loại tín hiệu cần được dùng và ưu tiên sử dụng, kiểu như mặc định xe máy là xe Honda.

- Thứ hai, những người tham gia giao thông ít chú ý quan sát người xung quanh, thành ra buộc phải dùng còi để cảnh báo và gây sự chú ý người khác. Mỗi khi chạy xe máy vượt qua xe máy khác đi chậm hơn, tôi thường bấm còi bởi vì nhiều trường hợp họ đánh lái sang phải hoặc trái đột ngột, rất khó xử lý.

Đặc biệt nếu xe phía trước là phụ nữ thì chắc chắn phải bấm còi, họ vô tư đổi hướng cực kỳ ngẫu hứng. Hoặc nhiều người vừa đi xe vừa gọi điện thoại nên mất tập trung và tay lái không vững, thôi thì cứ bấm còi cho an toàn. Có lần tôi nói chuyện với 2 anh cảnh sát trẻ ở cầu Chương Dương, bảo tại sao công an không đi tuần, có khối lỗi ra đấy, bắt lỗi dễ hơn là đứng nguyên tại chỗ, riêng cái lỗi vừa chạy xe vừa nghe điện thoại thì phạt thoải mái... nhưng có vẻ họ không quan tâm lắm.

- Thứ ba, nhiều người không cảm nhận được sự khó chịu hay sự nguy hiểm mà còi có thể gây ra, vì thế còi bị lạm dụng.

- Thứ tư, tổ chức giao thông không tốt, nhiều chỗ không hợp lý. Chẳng hạn như bấm còi để cảnh báo cho người đang mua bán ở vỉa hè hoặc lòng đường, cảnh báo cho trẻ con chơi ở vỉa hè, cảnh báo người đi bộ dưới lòng đường hoặc băng qua đường. Đặc biệt là các góc đường hay bị che chắn tầm nhìn, lại không có biển "Dừng lại", cho nên buộc phải bấm còi để tránh đâm phải xe đi từ hướng khác tới...

- Thứ năm, chúng ta chưa có thói quen quan sát và chia sẻ, nhường đường thành ra người khác phải bấm còi để yêu cầu chia sẻ đường đi.

Nói chung, còi xe là đặc sản giao thông của Việt Nam. Nếu không có còi xe thì đi đường buồn lắm. Có lần tôi thử không dùng còi, kết cục là không thể đi nhanh như bình thường và rất mất an toàn.

Tong Giang
Tong Giang
Trả lời 8 năm trước

Ngày trước chưa được lái ô tô, chỉ được đi xe máy tôi nghĩ mình đi chuẩn lắm rồi. Giờ ngồi lái ô tô mới thấy ngày xưa mình ngu quá: Đi xe máy cứ tà tà ở gần giữa đường, không cần quan sát đằng sau, sang đường cứ bật xi nhan là sang, đang đi thẳng mép đường nổi hứng lạng sang trái 1 cái cũng chẳng cần nhìn đằng sau.
Giờ hay lái ô tô, cũng muốn làm người lịch sự, không ấn còi. Thấy xe máy đi trước mình muốn vượt cũng chỉ nháy pha, bật xi nhan. Thế ma khi vượt qua, các bác ấy giật mình lại bị mấy bác ấy chửi "xe éo có còi à?". Làm người lịch sự thật khó!

Tuan Dau
Tuan Dau
Trả lời 8 năm trước

Do văn hóa tham gia giao thông mà, nhiều ông đi xe (cả ô tô lẫn xe máy) không có ý thức gì cả, cứ như đường là của nhà mình, thích đi kiểu gì thì đi, đa phần tham gia giao thông đều có đích đến và cũng mong được đến đúng giờ, nhưng nhiều người tham gia giao thông còn thích ngắm cảnh trên đường nữa..v.v.. Không còi thì xin đường kiểu gì đây....pó tay

An Khoi
An Khoi
Trả lời 8 năm trước

Tôi dừng đèn đỏ, còn 2 giây nữa đèn mới xanh mà nhiều xe sau lưng đã bóp còi, cái đó không thể nói là đặc sản được mà là vô văn hóa

Dat Tinh
Dat Tinh
Trả lời 8 năm trước

Luật không cấm vấn đề là ý thức sử dụng như thế nào thôi.

Thu Tan
Thu Tan
Trả lời 8 năm trước

Tôi dừng đèn đỏ, còn 2 giây nữa đèn mới xanh mà nhiều xe sau lưng đã bóp còi, cái đó không thể nói là đặc sản được mà là vô văn hóa

Đỗ Xuân Trường
Đỗ Xuân Trường
Trả lời 8 năm trước

Bắt đầu từ giây thứ 04 là các xe nhích dần chuyển bánh vì phía bên kia đã đèn vàng từ giây 05. Bạn còn 02 giây mà vẫn ì ra thì chẳng bị bóp còi. Việt Nam là vậy đó.

Hoang Tin
Hoang Tin
Trả lời 8 năm trước

Bạn nên nhớ, vì mình dừng xe xa lằn kẻ ngang, khi vặn ga thì 2-3s sau xe mới bắt đầu lăn bánh nên còn 3s bắt đầu lăn nhẹ bánh đc rồi, để còn đảm bảo lưu thông kịp thời và ko bị ùn ứ, đó cũng là 1 biểu hiện của sự nhanh nhẹn nhường đường, đường ko phải chỉ của mình bạn mà bạn đứng ngắm cảnh cho tới khi đèn xanh hoàn toàn mới bắt đầu lên ga.. Hoặc có lẽ bạn đứng trên cả lằn ngang nên ko dám bắt đầu chạy nhẹ khi còn 3s?? Bạn nên xem lại bạn nhé!

My Mao
My Mao
Trả lời 8 năm trước

Còi chỉ là cách biện hộ cho văn hóa và ý thức tham gia giao thông của người điều khiển phương tiện. Thay vì quan sát và giảm tốc độ khi phát hiện chướng ngại vật thì người ta luôn dùng còi. Ưu tiên còi trước phanh, đây cũng là nguyên nhân chính của đa số vụ tai nạn. Phổ biến khẩu hiểu VĂN HÓA GIAO THÔNG LÀ BIẾT NHƯỜNG ĐƯỜNG VÀ KHÔNG SỬ DỤNG CÒI(chủ động và dùng nhiều phanh quên còi đi các bạn nhé).

Chu Vu
Chu Vu
Trả lời 8 năm trước

Vậy bạn nói nhà sx bỏ còi đi.
Vấn đề là dùng cho hợp hoàn cảnh thôi.