Phải làm gì khi leo dốc mà mất phanh ?

Trong chuyến dã ngoại 30/4, 1/5 vừa rồi tôi vừa đi lên đỉnh Ba Vì (cao khoảng 1.000 m) bằng Vios 1.5 MT không thấy khó khăn gì đặc biệt (Minh Thanh).

Sau khi về, đọc trên mạng thấy có chiếc Lacetti SE đang lên dốc Vincom thì chết máy giữa chừng, phanh chân không còn tác dụng do động cơ ngừng hoạt động thì thấy rùng mình.

Bạn nào có kinh nghiệm cho biết Vios có vấn đề trên như Lacetti SE không và trong các dòng xe phổ thông ở Việt Nam, những dòng nào chết máy mà bị mất phanh chân để các bạn khác có biện pháp đề phòng khi leo dốc.

nbbnbmn
nbbnbmn
Trả lời 13 năm trước

Sẽ có 2 trường hợp

1. xe lênh dốc mất phanh:

cách xử lý: đạp côn về số 1 kéo phanh tay (xe so san)

về số D1 (so 1) kéo phanh tay (xe so tu dong)

2.xuống dốc mất phanh:

cách xư lý: đạp côn về số R kéo phanh tay (xe so san)

về số R kéo phanh tay (xe so tu dong)

Bạn trả về số 1 để xe khựng lại và tốc độ sẽ giảm từ từ, nếu không dừng hẳn thì bạn có thể kéo thắng tay nhẹ nhàng. Bạn đừng kéo thắng tay liền khi tốc độ còn cao vì sẽ làm quay xe.

Bạn cũng đừng trả về N vì nó sẽ còn trớn (trong trường hợp dốc thì sẽ bị tuột dốc). Đối với số tự động thì bạn cũng trả về số thấp nhất (số dành cho leo dốc). Quan trọng nhất là bạn phải bình tĩnh xử lý.

Hy vọng trả lời này giúp ích cho bạn và những người đọc.

jkfshrjkg
jkfshrjkg
Trả lời 13 năm trước

1. Lái xe lên dốc:

- Khi lái xe AT lên dốc các bạn chỉ cần làm mỗi một việc là để cần số ở vị trí D. Tùy tốc độ thực tế của xe mà hộp số tự động sẽ chuyển tới số thích hợp. Không nên chuyển cần số về vị trí 3, 2 hoặc L. Các vị trí số được đánh dấu bằng số chỉ dùng khi cần phanh động cơ hãm bớt quán tính của xe bằng lực cản của động cơ khi xe được cài số thấp.

- Nếu xe đang lên dốc mà bạn cần tạm dừng lại hãy bật xi nhan xin đường, lái xe vào lề đường, nhả ga, đạp phanh chân, kéo phanh tay ( hoặc phanh chân trái tùy loại xe được thiết kế khác nhau cho phanh bổ trợ). Khi cần đi tiếp thì bạn chỉ nhả phanh chân, nhanh chóng chuyển chân phải sang ga, nhớm ga cho xe chuyển bánh rồi lập tức hạ phanh tay. Tuyệt đối không hạ phanh tay trước khi nhớm ga để xe chuyển bánh vì xe có thể bị mất phanh và gây áp lực quá lớn tới hộp số làm giảm tuổi thọ của hộp số.

- Trường hợp bạn muốn đỗ xe lại khi đang lên dốc hãy bật xi nhan xin đường, lái xe về bên vệ đường, nhả ga, chuyển chân phải sang đạp phanh, khi xe dừng hẳn thì kéo phanh tay, chuyển cần số về vị trí P. Nếu dốc cao thì nên chèn bánh xe để giảm bớt áp lực lên hệ thống phanh và hộp số. Khi muốn đi tiếp mà cần phải khởi động lại xe thì đạp phanh chân, khởi động động cơ, bấm xi nhan xin đường, chuyển cần số đến vị trí D, nhả chân phanh, chuyển thật nhanh chân phải sang ga, nhớm ga nhẹ để xe chuyển bánh, hạ phanh tay và tiếp tục chạy.

- Khi đang lên dốc mà gặp tình huống đường trơn, bạn không nên tăng, giảm ga đột ngột, đặc biệt là ở những khúc cua vì xe có thể bị văng đuôi, ngoáy đuôi sang hai bên đường. Tuyệt đối không đánh lái quá lớn, quá nhanh, chỉ nên lựa nhẹ nhàng để hướng xe đi theo ý muốn.

- Khi xe lên gần tới đỉnh dốc cao, ta nên giảm bớt chân ga để lường tình huống chưa biết rõ phía trước, khi đã thấy rõ phía sau của dốc thì ta lại cho xe lướt tiếp.

2. Lái xe xuống dốc:

- Khi xuống dốc xe bị rơi vào tình trạng chạy theo quán tính, do đó người lái nên kết hợp nhuần nhuyễn giữa việc sử dụng hộp số và phanh chân để tránh làm hỏng hộp số và má phanh.Theo kinh nghiệm từ xe số sàn, thông thường, bạn lên dốc số nào thì xuống với số đó. Hầu hết số tự động đều có chế độ số tay (bán tự động M hoặc dấu + (tăng số) và – (giảm số)). Nếu không có cơ chế bán tự động, hộp số có các ký hiệu như D1 (hoặc L, chỉ số 1), D2 (hoặc S, chỉ số 2) hay D3. Nếu đặt ở D3, số cao nhất sẽ là 3. Giảm tốc, xe về số 1 hoặc 2. Điều kiện địa hình càng khó thì bạn có thể chuyển về D2 hoặc D1.

- Người lái có thể chủ động chọn số cho phù hợp với điều kiện thực tế, như tốc độ, tải trọng, điều kiện đường… Khi ta lái xe số AT xuống dốc mà thấy xe trôi nhanh ngoài ý muốn, thì ngay lập tức phải đệm phanh và gạt cần số xuống một trong những vị trí số thấp hơn. Nếu chuyển cần số đến số quá thấp thì xe chạy bị gằn, vòng tua lên cao. Đi như thế rất hại xe và làm cho người lái điều khiển xe không thể nào lả lướt được, lúc đó bạn nên đẩy cần số lên vị trí cao hơn.

- Không nên để xe chạy bằng quán tính vượt quá tốc độ rồi mới phanh liên tục khi xuống dốc là việc làm sai kỹ thuật, sẽ khiến bạn rơi vào tình trạng nguy hiểm. Không nên để xe chạy quá nhanh rồi mới phanh xe giảm số vì khi xe đang chạy quá nhanh mà về số có thể làm hỏng hộp số.

- Trước khi vào cua bạn nên giảm tốc độ, bắt đầu vào cua thì quay vô lăng nhẹ nhàng vừa đủ để chuyển hướng ôm cua. Tuỳ theo cảm giác lái và tốc độ vào cua mà quay vô lăng. Nên tránh quay vô lăng quá nhiều vì như thế sẽ làm xe lắc đuôi. Khi ra khỏi cua thì nhẹ nhàng từ từ trả lái và tuyệt đối không được thả để vô lăng tự quay.

- Xe đang xuống dốc mà bị chết máy, người lái nên bình tĩnh phanh chân và kéo thêm phanh tay bổ trợ, cố gắng tìm cách lái xe tạt vào bên đường để dừng lại. Nếu dốc không nguy hiểm, không cao, không quanh co, xe cũng chỉ chạy do quán tính ở tốc độ chậm, an toàn có thể kiểm soát được bằng phanh, thì ta có thể khởi động lại xe ngay khi xe đang trôi xuống dốc mà bị chết máy. Khi đó bạn vẫn phải đạp phanh và gạt cần số về vị trí N rồi cố gắng khởi động lại động cơ.

- Tuyệt đối không áp dụng cho trường hợp xe đang chạy với quán tính lớn khi xuống dốc, vì khi ta chuyển cần số về vị trí N để khởi động lại thì xe không còn được phanh động cơ nữa, như thế xe lại càng lao nhanh hơn. Tìm cách phanh và dừng xe mới là thượng sách, rồi sau đó ung dung khởi động lại động cơ.

- Xe đang xuống dốc bị mất phanh có lẽ là trường hợp nan giải nhất. Bạn nên nhanh chóng quan sát xa phía trước để tìm đường cứu hộ. Ngay lập tức kéo phanh tay tối đa. Vẫn phải đạp chân phanh dù phanh không ăn nữa, việc làm này nhằm vớt vát nỗ lực có thể phanh nhỏ nhất và để kích hoạt hệ thống điện tử hỗ trợ phanh và ổn định cân băng điện tử. Giữ nguyên số xe đang chạy, thậm chí còn phải về số thấp hơn nữa để tận dụng phanh động cơ. Không được tắt động cơ, vì nếu tắt động cơ thì hệ thống điện tử hỗ trợ lái và phanh cũng không làm việc nữa, hệ thống cân bằng điện tử là rất quan trọng và nó chỉ làm việc khi động cơ làm việc. Nếu hết cách thì có lẽ phải hy sinh chiếc xe, cho xe tạt vào đâu đấy để nhờ chướng ngại mà dừng được xe. Trong bất kỳ tình huống nào xảy ra cũng đều cần đến sự bình tĩnh sáng suốt của người lái để nhanh chóng tìm ra lối thoát.

Mặc dù xe số tự động có thao tác lái đơn giản hơn xe số sàn, tuy nhiên vẫn có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ nếu các tài xế không tìm hiểu kỹ các kỹ thuật lái. Để đảm bảo an toàn cho bản thân cũng như vận hành xe đạt hiệu quả cao, các tài xế nên nhuần nhuyễn cả lý thuyết lẫn thực hành đối với dòng xe này.

rudfjghdgj
rudfjghdgj
Trả lời 13 năm trước

Chào bạn/

Mình cũng một lần chạy Lacetti đời 2009, đang queo qua đường thì tắt máy,

Chân côn + chân thắng cứ như không có - dap lut can khong si nhe, vô lăng thì cứng ngắt, Co le các hệ thống trợ lực điện tử mất hết. Cũng may là còn bình tĩnh vì không phải đoạn đường dốc, nên đề máy lại và tiếp tục đi.

Nhưng các dòng xe khác thì mình chưa gặp tình huống như vậy.

Bạn có thể thử tình huống này để biết chắc chắn Vios của ban có giống Lacetti khong, loi nay that la nguy hiem, nhat la nhung nguời mới chạy xe.

Trường hợp xe số tự động hay số tay mà lên dốc bị tắt máy bạn nên nhớ phải đạp phanh chân ngay và giữ phanh, vì bạn nhả phanh khi xe đã bị tắt máy thi sau đó nhan phanh từ lần 2 phanh sẽ cứng và không ăn, sau đó vửa giữ phanh vừa đề nổ mấy và vào số 1 để lên dốc tiếp.

djghjfdg
djghjfdg
Trả lời 13 năm trước

Các xe đời mới cả AT và MT, hệ thống phanh được dẫn động bằng hệ thống bơm dầu và trợ lực bằng khí chân không. Khi tắt máy / chết máy hiệu quả làm việc của phanh sẽ còn lại rất thấp và mất hoàn toàn khi đạp 2-3 lần phanh (tắt máy hệ thống bơm trợ lực cũng ngừng hoạt động). Vì vậy khi xe bị chết máy đột ngột ở trên đoạn dốc phải nhanh chóng đạp ngay phanh (một đến hai lần thôi), đồng thời kéo phanh tay, trả về N và khởi động lại.

Khi nổ máy trở lại, chờ vài giây, phanh mới có hiệu quả tốt nhất. Tuyệt đối không cho xe vừa chạy đà vừa phanh khi tắt máy/ chết máy. Lúc này hiệu quả làm việc của phanh gần như bằng không. Ngay cả khi xuống những dốc dài/ đổ đèo cũng không nên lạm dụng phanh quá nhiều mà phải trả số thấp từ trước khi đổ đèo vì khi sử dụng phanh quá nhiều sẽ sinh nhiệt ở má phanh do ma sát lớn làm má phanh, đĩa phanh nóng lên nhanh chóng.

Nhiệt độ cao làm lộn cup-ben ở xi-lanh phanh dẫn đến đạp phanh làm thất thoát một lượng dầu cũng như bốc hơi nhanh và phanh mất hiệu lực/ trơ phanh/ cháy phanh. Đang đổ đèo nếu chạy ở số cao thì việc trả số thấp cũng khó khăn hơn, thậm chí không trả được số, hóc số vì không đồng tốc ( với xe số sàn), lúc này xe sẽ ít có lực hãm của động cơ, xe trôi nhanh hơn với tốc độ cao, có thể dẫn đến mất kiểm soát, mất lái...

Trả về số thấp khi đang đổ đèo cũng hết sức nguy hiểm nếu không biết cách. Muốn trả được số phải kiểm soát bằng việc ''vù ga'' đi côn kép cho đồng tốc trước khi gạt cần số về số thấp cho phù hợp tốc độ mong muốn. Nhưng cái này hình như không được dạy trong các trung tâm đào tạo lái xe ở những năm gần đây. Đối với xe có hộp số tự động (AT) thì trước khi lên dốc, xuống đèo phải chuyển D1, D2, L, tuỳ theo loại dốc cao, thấp, dài, ngắn.

Việc xe Vios của bạn Minh Thanh hay bất kể xe phổ thông nào ở VN hoặc nhập về VN cũng đều bị mất hiệu lực của phanh khi tắt máy / chết máy hết. Các dòng xe sang hoặc siêu sang thì tôi không biết. Phanh là một trong những hệ thống an toàn quan trọng nhất của xe. Việc thử phanh là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu giúp người lái quen xe, biết được xe mình khi đang chạy với vân tốc 100km/ h, 80km/ h, 60km/h, 40km/ h... khi phanh gấp, đột ngột thì dừng hẳn với thời gian bao nhiêu giây, vệt phanh dài bao nhiêu mét.

Qua vệt phanh cũng biết tác động của lực phanh trên 4 quả lốp. Tình trạng mặt đường và môi trường khác nhau thì hiệu quả phanh cũng khác nhau. Khi phanh gấp xe phản ứng ra sao, văng ngang, mất kiểm soát đến mức độ nào. Tâm lý và cảm nhận của lái xe khi phanh gấp và cả những người ngồi trên xe, cảm nhận của ABS nữa...Khi thử phanh đương nhiên sẽ hại lốp, hại xe, nhưng cái lợi nhiều hơn cái hại. Ở trên forum này chưa thấy ai chia sẻ kinh nghiệm/ dạy cách thử phanh. Mong rằng có chuyên gia nào giúp cho độc giả việc đấy.

djghjdgh
djghjdgh
Trả lời 13 năm trước

Tớ chưa gặp tình huống này, nhưng nếu khi xe chết máy mà hệ thống phanh. vo lăng không làm việc (không Si nhê) thì quả là đáng lo ngại khi chọn dìng xe này. Đa phần các dòng xe khi chết máy thì vô lăng đánh lái (nặng hơn) và hệ thống phanh vẫn làm việc (theo chế độ cơ) vì khi đó xe mất điện dẫn đến hệ thống hỗ trợ lực phanh điện tử không làm việc.

Tôi nghĩ bạn nên kiện hãng Daewoo được rồi đó nếu quả đúng là xe lên dốc chết máy mà hệ thống phanh không làm việc.

Trường hợp bạn bảo "chiếc Lacetti" thì không phải mất phanh khi bị tắt máy mà chính do bị tắt máy nên phanh mất trợ lực nên trở nên nặng thôi. Vậy việc cần làm lúc này là đạp phanh với một lực lớn, kết hợp thắng tay, nếu xe vẫn còn trôi thì mới đến động tác về số nhỏ + buông ly hợp.

Chúc tất cả chúng ta lái xe an toàn .