Thâm nhập những lò thực phẩm “siêu bẩn”?

[b]Ruốc thịt được “làm hàng” bằng phẩm màu, hương thịt tổng hợp. Bóng bì mốc meo, bốc mùi, phơi trên bãi rác. Miến giăng từ góc chuồng lợn tới miệng cống… “Đột nhập” những làng nghề chế biến thực phẩm, phóng viên ghi lại những cảnh tượng rùng mình...[/b] [b]Ruốc “ruồi”[/b] Làng Phú Thị (Mễ Sở, Văn Giang, Hưng Yên) vào vụ làm hàng tết. Các lò làm ruốc đỏ lửa ngày đêm, giá tăng mà không đủ hàng xuất. Lò ruốc T - T gần cuối làng, la liệt khay chậu, máng tôn rải từ cổng vào sân phơi bêu các loại ruốc thịt heo, gà. Sân cổng, cột kèo, nền bếp lò đâu đâu cũng nhớp nháp thứ nước mỡ lưu cữu từ ngày này qua tháng khác. Nồi xao ruốc, đũa xẻng đảo, máy xay, máng chậu đựng thành phẩm đều cáu két, đóng cặn mỡ mốc loang lổ. [gallery]/5/pty1263362215.jpg[/gallery] Ruốc phơi giữa sân mà không được che đậy (Ảnh: Phương Thảo) Giữa sân, 3 rổ sảo cỡ đại đựng mẻ ruốc gà vừa ra lò. 3-4 nhân công tay trần xúm lại ngồi xoa, đảo sảo ruốc còn bốc hơi. Cả chục khay thành phẩm loại còn ướt, loại đã khô se phơi mặt khắp sân. Từng đám ruồi vo vo trên mặt khay, bay vù tán loạn cả cụm mỗi khi có bàn tay người xóc đảo lia qua dù chẳng ai buồn đuổi. Công đoạn cuối cùng, một máng lớn ruốc thịt được bê đến bên máy đánh bông cáu két. Thành phẩm hoàn thiện giảm hẳn được tông màu, sợi ruốc đỡ màu vàng ké, thô bết. Từng bịch 5-7kg được đóng túi nilon vứt lỏng chỏng từ cửa bếp tới nền nhà kho, giá bán từ 110.000-130.000 đ/kg tùy loại thịt heo hay gà. Không biết ai có thể đảm bảo độ sạch, an toàn của sản phẩm với quy trình sản xuất “trần trụi” 100% như vậy. Phía đông làng, lò ruốc N - K trông còn nhếch nhác hơn. Tường ngoài khu lò xao rang bê bết than bùn. Một miệng cống tông hốc từ khu sân chế biến đổ ra rãnh nước chảy bên chân tường, đen xỉn, đặc quánh, bốc mùi đạm thịt ôi thiu, phân hủy. Từ cửa xưởng nhem nhuốc nhìn vào sân, một mảnh bạt cũ kỹ trải rộng, ruốc thành phẩm ngồn ngộn, chất có ngọn. Đối diện sân phơi là khu chuồng nuôi lợn hôi rình, ông chủ đang hất mấy thùng nước rửa chuồng, nước bắn tung tóe cả vào đống ruốc đang phơi. [gallery]/5/npz1263362234.jpg[/gallery] Khay đựng ruốc cáu đen (Ảnh: Phương Thảo) Dãy lò xao ruốc khoảng 5 bếp, 3-4 người làm xóc đảo các chảo thịt, trang phục lao động là những bộ đồ kiểu thợ hồ lấm lem, cáu két. Cũng cảnh “tay không bắt giặc”, dép ủng đi lại lệt bệt qua lại những mẹt thịt đang được đập, giã ngay trên nền đất cũng nhem nhuốc, keo két. Góc hiên nhà xếp bịch lớn bịch nhỏ ruốc thành phẩm ẩm mốc.. Cách hóa phép, làm màu cho loại sản phẩm rẻ rề này là đủ thứ hóa chất đóng thùng xếp bên hông xưởng, nét bút dạ viết ngoài nguệch ngoạc mấy chữ: hương thịt, màu, bột ngọt... “Muốn có hàng rẻ hơn nữa cũng có nhưng phải đặt. Hàng chỉ dùng nấu cháo vì vị mặn khá gắt để “hãm” mùi...” - bà chủ lò quả quyết. Thùng nước màu chứa thứ chất lỏng màu nâu vàng sẫm như màu cánh gián. Một cốc nhỏ nước màu rót vào chảo thịt bự chảng lâm râm xôi trên lò, sợi thịt nguyên liệu từ màu tái xám, thâm bầm đã vàng ruộm, bắt mắt hơn nhiều. Những xảo thịt bên cạnh cũng trắng phớ khắp mặt một lớp bột “không tên”, không ai hiểu có tác dụng gì cho việc làm ruốc. Làng làm ruốc hoạt động 100% thủ công, tự phát. Không kiểm tra, không quy chuẩn, không quản lý nguồn xuất nhập, quy trình chế biến. Thứ ruốc chắc chắn không thể gọi là sạch này vẫn đang từng ngày hiện diện trong các quán ăn, từ quà sáng dành cho trẻ em đến những bữa cỗ bàn tập thể cho hàng trăm thực khách. [b]Bóng bì “bãi rác”, miến “chuồng lợn” [/b] Có mặt tại khu vực Miếu Hai Xã (Dư Hàng Kênh, Lê Chân, Hải Phòng), cảnh tượng đập vào mắt chúng tôi là một sân phơi bì lợn trên nền bê tông một công trình thủy lợi. Sát ngay mép “sân phơi” là bãi bùn và rác thải sinh hoạt của người dân xung quanh mà đứng cách xa nhiều mét đã thấy xộc lên mùi ngột ngạt. [gallery]/5/gax1263362269.jpg[/gallery] Nơi phơi "bóng bì" là nền bê tông một công trình thủy lợi, cạnh bãi rác thải (Ảnh: Phúc Hưng) Hàng ngày, cả nghìn lượt xe qua lại cuốn theo bụi đất mù mịt, ai đi qua đây cũng phải tay bưng miệng, đeo khẩu trang để tránh bụi, tránh mùi hôi nhưng sân phơi bì lợn thì cứ “thỗn thện”, không có bất kỳ một thiết bị che chắn nào. Từng tảng bì thành phẩm lên mốc đen mốc vàng, điểm chấm loang lổ như vãi vừng. Mặt dưới lớp bì chảy nước nhơn nhớt. Tuy nhiên, tất cả sẽ được “hô biến” sau công đoạn rán, làm phồng xốp. Rời Hải Phòng, chúng tôi tìm đến làng nghề làm miến tại Khoái Châu (Hưng Yên) và chứng kiến hình ảnh miến tráng phơi khắp đường làng. Một bên là bờ giậu một bên là ao sình nước đen đặc, nổi bọt khí, bốc mùi hôi thối, có vị chua loét đặc trưng của bột ngâm. [gallery]/5/djc1263362286.jpg[/gallery] Bánh tráng miến được phơi ngay trên rãnh nước thải (Ảnh: Phương Thảo) Rong tróc, sắn củ... nguyên liệu làm miến được cạo rửa cũng bên cạnh hệ thống mương ao ô nhiễm trầm trọng ấy. Việc phơi, ủ củ cũng trên bờ, trên bãi rác dọc bờ mương. Những xưởng làm miến thủ công, bột đánh đống bên hàng rào cạnh sân. Từng mẻ bánh tráng ra lò, được cắt sợi cũng ngay trên mảnh sân ấy, nhoe nhoét nước, nhờn két mỡ bột, không một dụng cụ chứa đựng. Bánh tráng, miến thành phẩm phơi đầy khắp nóc chuồng lợn xập xệ, hôi hám. Từng dải bánh treo thòng từ tường xuống, chấm miệng cống nước thải từ chuồng lợn ra; nhiều tấm tụt hẳn xuống, cuộn lăn lông lốc trên đường làng đầy phân súc vật...
tun cua di
tun cua di
Trả lời 14 năm trước
[b] “Công nghệ” đầu độc giống nòi[/b] Thời gian gần đây, không ít người “sởn tóc gáy” trước hàng loạt phát hiện thực phẩm bẩn. Từ mỡ bẩn tái chế làm quẩy, ngô chiên; chân gà hư thối tẩm hóa chất đến mứt tết đen đặc dòi… Không ít người lo lắng thực phẩm bẩn đang ngấm ngầm “giết chết” giống nòi. [b]Chạy trời không khỏi bẩn![/b] Dường như, chưa khi nào người dân Việt Nam lại phải “đương đầu” với nhiều loại thực phẩm bẩn như hiện nay. Từ các món ăn khô đến ướt, từ món mặn đến món ngọt, từ đồ dầm cho đến đồ chín, từ bữa sáng đến bữa đêm… nguy cơ bị đầu độc từ thực phẩm luôn rình rập. Cái sự bẩn của thực phẩm dường như không còn giới hạn ở mức đau bụng, tiêu chảy mà đã có người cho rằng, tình trạng bệnh ung thư gia tăng cũng liên quan đến thực phẩm bẩn, thực phẩm nhiễm hóa chất…. [gallery]/18/ghx1263362649.jpg[/gallery] Ngô được chiên bằng mỡ phế thải (Ảnh: Phúc Hưng) Thống kê được đưa ra trong Hội nghị khoa học An toàn vệ sinh thực phẩm lần thứ 5 tổ chức tại Hà Nội vào ngày 23/12/2009 cho thấy: có tới 56% các mẫu thực phẩm được xét nghiệm bị nhiễm vi sinh vật và nhiều loại thực phẩm bị nhiễm chất hóa học, chất kích thích tăng trưởng, chất hỗ trợ chế biến, chất chống oxy hóa… ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người. Các chuyên gia tham dự Hội nghị này đều có cùng chung nhận định, ngày càng có nhiều loại thực phẩm bị nhiễm hóa chất và chất kích thích. Việc phát hiện thực phẩm nhiễm Listeria Monocytogene gây ngộ độc, sảy thai và thai chết lưu gần đây là một ví dụ đau lòng nhưng có thật. Từ đầu năm 2009 đến nay, cả nước tạm thời ghi nhận con số 111 vụ ngộ độc thực phẩm với hơn 4.100 người mắc, trong đó 31 người tử vong. Càng về thời điểm cuối năm, thông tin về những vụ thực phẩm bẩn lại càng xuất hiện dồn dập. Sau khi phát hiện 3 tấn mỡ thối đang trên đường nhập lò làm bánh trung thu, tháng 9/2009, công an TP Hà Nội phát hiện, thu giữ 50 tấn mỡ đang trên đường vận chuyển và lưu giữ tại một nhà kho nằm trên địa phận huyện Đông Anh. Tiếp đó, cơ quan chức năng cũng phát hiện hàng loạt tấn mỡ thối tại Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh. Tháng 11/2009, Phòng PC36 CATP Hồ Chí Minh tiếp tục phát hiện hai cơ sở chuyên sản xuất mỡ bột, tóp mỡ từ lòng phèo, da, mỡ động vật còn dính phân đang hoạt động hết công suất. Tang vật thu được là 70 tấn mỡ. [gallery]/18/ymc1263362677.jpg[/gallery] "Mực bẩn" được chế biến tại chợ đầu mối Long Biên, Hà Nội (Ảnh: Phúc Hưng) Tháng 12, tại tỉnh Thừa Thiên Huế, lực lượng chức năng khám phá hai kho chứa hàng chục tấn mỡ thối với quy trình chế biến khép kín xứng đáng được xếp hạng “siêu bẩn”. Cũng trong tháng này, lực lượng chức năng tại Hà Nội phát hiện mối quan hệ giữa những cơ sở sản xuất mỡ bẩn với một cơ sở chuyên chế biến quẩy, ngô chiên tại làng La Phù, Hoài Đức, Hà Nội. Và mới đây nhất, một cơ sở làm mứt Tết tại TP Hồ Chí Minh bỗng nhiên “nổi đình đám” khi hàng tấn nguyên liệu làm mứt đựng trong các thùng phuy với hằng hà sa số dòi bọ... [b]Phong phú “công nghệ đầu độc”[/b] Đã có cả một chương trình của cơ quan quản lý kêu gọi mỗi người tiêu dùng là một “nhà thông thái”. Tuy nhiên, với những hoạt động tinh vi của các cơ sở, cá nhân cố tình sản xuất, lưu thông thực phẩm bẩn thì các “nhà thông thái” cũng bó tay. Cụ thể, ngay tại khu chợ đầu mối Long Biên, chợ thực phẩm sầm uất nhất Hà Nội, giữa năm 2009, lực lượng liên ngành đã phát hiện sản phẩm mực đông lạnh trương thối, mốc xanh mốc đỏ được tẩy bằng hóa chất để “biến” thành mực… tươi, trắng phau. Tiến hành kiểm tra các kho đông lạnh tại đây, lực lượng chức năng phát hiện cả một hệ thống máy quay tạo lực ly tâm làm trắng mực. Công nghệ chế biến được các nhân công mô tả chính xác như những nhân viên kỹ thuật đích thực: mực bẩn đông lạnh được bóc sạch, sau đó cho vào thùng có chứa nước rồi đổ nửa cân muối, 1/3 cây đá và khoảng 250ml hóa chất hydrogen peroxide vào ngâm trong vòng 1 tiếng. Sau đó, mực được đưa vào máy quay ly tâm “làm trắng”, rửa sạch và đóng thùng xốp đem đi tiêu thụ. Có mặt tại thời điểm kiểm tra, PV ghi nhận, trong số những thùng mực chưa được tẩy rửa có thùng đã bốc mùi và đầy dòi bọ. Mỗi ngày, hai ki ốt “làm trắng mực” hoàn thành cả tấn mực hóa chất để đưa vào thị trường. Trong khi đó, việc chế biến mỡ thối, hành phi bẩn, quẩy chiên “ô nhiễm” theo lời khai của các chủ lò chế biến mỡ phế phẩm cho thấy, “công nghệ” được khép kín, chuyên môn hóa từ khâu thu mua, tái chế và tiêu thụ. Đơn cử như tại các cơ sở chế biến tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, những phế phẩm động vật được thu mua giá siêu rẻ (2.000 - 4.000 đồng/kg) tại các tỉnh xa rồi dùng xe đông lạnh hoặc xe tải chở về chế biến. Mỡ được sơ chế bằng cách cho vào chảo, đun sôi; sau đó được “bốc” ra bằng xẻng, để nguội cho máy ép thành các tảng mỡ. Với mỡ, dầu ăn thải loại, việc chế biến còn có phần đơn giản hơn: Số mỡ này được đổ và các bể chứa, lọc cặn để lấy mỡ trong, dồn vào thùng chứa và chiết dần ra can nhựa để bán. Thực phẩm bẩn sau khi được chế biến, đóng gói sẽ được “phân phối” đến các điểm kinh doanh rồi đến tay người tiêu dùng, kết thúc một “hành trình đầu độc” đáng sợ.