Các doanh nghiệp xăng dầu lừa bịp dân? Doanh nghiệp xăng dầu lãi 9,4 tỉ đồng/ngày

[b]Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm cho thấy các doanh nghiệp xăng dầu không hề lỗ, riêng Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam lãi trên 200 tỷ đồng. [/b] Trao đổi với PV sáng 14/7, ông Vũ Ngọc Hải, Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) đã cho biết thông tin này. [b]Kinh doanh xăng dầu vẫn lãi[/b] Ông Vũ Ngọc Hải nói, hơn 200 tỷ đồng là phần lợi nhuận 6 tháng đầu năm sau khi đã nộp thuế từ riêng mảng kinh doanh xăng dầu của Petrolimex, bao gồm cả tái xuất và tiêu thụ nội địa. Nếu chưa nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác, số lợi nhuận của công ty này lên đến 500 tỷ đồng. Cùng với kết quả kinh doanh có lãi trên, đến nay, Petrolimex cũng đã trả nợ khoản tạm ứng bù lỗ từ ngân sách Nhà nước năm 2008 được 1.000 tỷ đồng trên tổng số 1.800 tỷ đồng. Riêng trong 6 tháng đầu năm nay, Petrolimex đã trả được 600 tỷ đồng. Tháng 10 năm nay là thời hạn cuối cùng mà Petrolimex sẽ phải hoàn tất việc trả nốt 800 tỷ đồng cho ngân sách. Cũng theo ông Hải, nếu chưa nộp thuế, cũng như chưa trích trả nợ ngân sách Nhà nước, tổng lợi nhuận trước thuế của 6 tháng đầu năm là hơn 1.200 tỷ đồng. Những thông tin này cho thấy, tình hình kinh doanh xăng dầu không hề ảm đạm như các doanh nghiệp thường kêu. Năm 2008, mặc dù giá thế giới biến động mạnh như vậy, song doanh thu xăng dầu của Petrolimex vẫn tăng trưởng khá, đạt 98.000 tỷ đồng, tăng 39% so với cùng kỳ năm 2007. Tuy có thời điểm giá bán lẻ xăng dầu khiến doanh nghiệp lỗ nhưng kết quả kinh doanh của Petrolimex - doanh nghiệp có thị phần lớn nhất - lại đang lãi không nhỏ. Lợi nhuận mặt hàng xăng cả năm 2008 được hình thành từ quí IV là 250 tỷ đồng. Nộp ngân sách Nhà nước từ hoạt động kinh doanh xăng dầu là 16.100 tỷ đồng, vượt 4% kế hoạch và tăng 25% so với năm 2007. Ông Vũ Ngọc Hải cho biết thêm, phần lãi ấy được tập trung chủ yếu ở quí I. Trong khoảng thời gian này, giá xăng dầu thành phẩm trên thế giới bình quân ở mức thấp, chỉ khoảng 45-50 USD/thùng. Với mức giá bán lẻ hiện nay là 14.200 đồng/lít xăng A92, doanh nghiệp đang kinh doanh có lãi. Tuy nhiên, ông Hải nói, chút ít lãi này cũng có thể sẽ phải dùng để cân đối vào lúc lỗ khi giá thế giới lại lên cao. [b]Xăng dầu đang bán nhập về từ quý I/2009[/b] “Rất khó giãi bày vì sao chục ngày qua, giá dầu thế giới tụt xuống còn có 60-64 USD/thùng mà doanh nghiệp không giảm giá ngay. Bởi vì, xăng dầu không phải theo cơ chế mua ngay, bán ngay mà tác động giá cả sẽ phải có độ trễ nhất định”, ông Hải nói. 6 tháng đầu năm nay, Petrolimex đã tiêu thụ trên thị trường nội địa khoảng 3 triệu m3/tấn xăng dầu, giảm 6% so với cùng kỳ năm 2008. Tuy nhiên, riêng 15 ngày đầu tháng 6, tổng lượng bán nội địa của Petrolimex đạt 338.000 m3/tấn, tăng 14% so với 15 ngày đầu tháng trước. Lấy ví dụ cho “độ trễ” này, ông Hải đã hé mở, việc nhập hàng xăng dầu có 2 hình thức là doanh nghiệp ký theo quí và ký theo chuyến hàng tháng. Đối với Petrolimex, 70% là doanh nghiệp ký nhập hàng theo quí, 30% là ký theo chuyến cụ thể. Theo ông Hải, ký theo quí là để doanh nghiệp chủ động về nguồn, đảm bảo cung cầu xăng, nhưng cái khó là phải dự báo sát với diễn biến tương lai của giá xăng dầu thế giới. Nếu dự báo sai, doanh nghiệp nhập hàng xong mà giá thế giới tiếp tục giảm thì doanh nghiệp sẽ lỗ. Cụ thể hơn, xăng dầu tiêu thụ ở quí II vừa qua chính là đã được mua từ quí I, đồng thời, có 1 phần là từ hợp đồng mua theo chuyến. Tương tự, xăng dầu bán ra cho quí I năm nay là được ký từ cuối quí IV năm 2008, khi giá xăng thế giới cũng chỉ ở mức 40-42 USD/thùng. Theo cách diễn giải của ông Hải thì điều này cũng có nghĩa, Petrolimex có may mắn, lợi thế là phần lớn lượng xăng tiêu thụ trên thị trường quí II vừa qua chính là nhập ở quí I với mức giá thấp chứ không cao. Trong khi đó, quí II này, có tới 5 lần tăng giá xăng, 4 lần tăng giá dầu. Với sự trao đổi thẳng thắn trên của người đứng đầu Petrolimex, việc kêu lỗ vừa qua cho thấy, đa phần chỉ là lỗ ảo với giả thiết phải nhập hàng giá cao. "Tôi cũng không quá bất ngờ trước thông tin này. Tuy nhiên, vừa qua, các doanh nghiệp xăng dầu cứ kêu lỗ vài nghìn đồng/lít mỗi khi giá thế giới có nhích lên, luôn than là đang chìm sâu trong lỗ, rồi đòi tăng giá. Nhưng cuối cùng thì vẫn lãi. Điều này càng chứng tỏ, bức xúc, hoài nghi của dư luận xã hội là đúng. Công luận chưa có nhiều thông tin đúng về kinh doanh xăng dầu. Bộ Tài chính cần có trách nhiệm giải trình chuyện này. Đồng thời, kết quả kiểm toán làm rõ chi phí sản xuất, kinh doanh tối thiểu của ngành xăng dầu cần công khai sớm. Mọi chi phí liên quan đến giá thành, cứ chi phí mềm, chi phí cố định cần có thông tin số liệu chính thức. Nếu thế, sẽ không còn chuyện thanh minh của doanh nghiệp hay giải thích của Bộ Tài chính." Tiến sĩ Nguyễn Minh Phong, Trưởng phòng Kinh tế, Viện Phát triển kinh tế xã hội Hà Nội. [/quote]
Gà con
Gà con
Trả lời 14 năm trước
[b]Doanh nghiệp xăng dầu lãi 9,4 tỉ đồng/ngày[/b] - Điều tra của PV cho thấy các doanh nghiệp xăng dầu không những đang lãi đậm mà còn sử dụng nhiều chiêu “móc túi” ngân sách và người tiêu dùng. Lâu nay, các doanh nghiệp (DN) xăng dầu đầu mối trong nước luôn viện cớ giá xăng dầu thế giới tăng để đề nghị tăng giá bán lẻ các mặt hàng này trong nước, bởi nếu không tăng thì lỗ. Có thật như vậy? [b]Mỗi ngày lãi 9,4 tỉ đồng[/b] Theo tìm hiểu của chúng tôi, vào ngày 1-7, khi giá bán lẻ các mặt hàng xăng tại VN tăng thêm 700 đồng/lít thì giá xăng A92 nhập khẩu từ Singapore cùng thời điểm là khoảng 65 USD/thùng (một thùng xấp xỉ 150 lít). Tính ra, giá nhập khẩu là 7.700 đồng/lít (theo tỉ giá 1 USD/17.800 đồng). Chi phí đầu vào của một lít xăng tại thời điểm này gồm: 20% thuế nhập khẩu, tương đương 1.540 đồng/lít; 10% thuế tiêu thụ đặc biệt, tương đương 770 đồng/lít; lệ phí xăng dầu 1.000 đồng/lít; trả nợ ngân sách bù lỗ 1.000 đồng/lít; quỹ bình ổn giá 500 đồng/lít (Nhà nước hiện chưa thu). Ngoài ra, còn có các chi phí khác gồm chi phí kinh doanh 600 đồng/lít, lợi nhuận định mức 150 đồng/lít, hoa hồng cho đại lý 500 đồng/lít (khoản này có thể khác nhau tùy theo quy mô, hoạt động của từng DN). Như vậy, tổng chi phí cho một lít xăng A92 là 13.260 đồng/lít (lưu ý rằng từng DN có cách tính giá thành khác nhau nhưng công thức trên là cơ bản). Với giá bán lẻ hiện nay là 14.200 đồng/lít ở vùng 1, DN xăng dầu lãi 940 đồng/lít (nếu tính theo giá bán lẻ 14.480 đồng/lít ở vùng 2, DN lãi 1.220 đồng/lít). Kết luận: Toàn thị trường đang chung một mức giá bán xăng dầu nên có thể khẳng định các DN ngành này đang lãi đậm. Khoản lãi cụ thể của nhóm các DN xăng dầu là bao nhiêu? Trung bình, cả nước mỗi tháng tiêu thụ khoảng 300.000 m3 xăng, tương đương khoảng 10 triệu lít xăng/ngày. Với phép tính trên, mỗi ngày các DN xăng dầu có thể lãi 9,4 tỉ đồng (tính theo vùng 1). Sau nửa tháng áp dụng giá mới (từ ngày 1 đến ngày 15-7), các DN xăng dầu đã bỏ túi khoản lợi nhuận “khủng khiếp”: 141 tỉ đồng. Đó là mới tính riêng mặt hàng xăng. Còn từ mặt hàng dầu, các DN xăng dầu có thể thu vén nhiều hơn. Một trong những chiêu thức phổ biến nhất hiện nay là đẩy nhiều khoản chi phí giá thành xăng dầu nói chung vào giá thành riêng của dầu để có giá bán cạnh tranh, quan trọng hơn là tạo ra những khoản lãi thật - lỗ giả. Lý do bởi dầu là mặt hàng đang được ngân sách Nhà nước cấp bù (nếu DN thua lỗ), còn mặt hàng xăng thì đã chấm dứt cấp bù từ giữa tháng 6-2004 đến nay. [b]“Ăn dày” từ định mức hao hụt[/b] Thật ra, các DN xăng dầu có thể lãi nhiều hơn mức kể trên bằng nhiều cách. Thứ nhất, hiện có hai hình thức nhập khẩu xăng phổ biến theo quý hoặc theo chuyến. Những DN có hệ thống kho chứa lớn như Tổng Công ty Xăng dầu VN (Petrolimex VN, đang nắm 60% thị phần xăng dầu trong nước) thường nhập theo quý nên có thể lãi đậm nhờ những hợp đồng mua với giá thấp, ví dụ hồi quý IV/2008 giá chỉ khoảng 42 USD/thùng. Thứ hai, xăng dầu là mặt hàng dễ bay hơi nên từ thời Bộ Vật tư (cũ) đã có Quyết định 758/VT-QĐ (ban hành ngày 13-4-1986) quy định về tỉ lệ hao hụt xăng dầu DN được phép khấu trừ (tất cả các lần sang chiết đều được khấu trừ những khoản hao hụt). Đây chính là khoản “kiếm chác” của các DN xăng dầu vì những năm gần đây, công nghệ vận tải, sang chiết, bơm rót, dự trữ... đã cải tiến đáng kể, lượng xăng dầu hao hụt giảm đi rất nhiều nhưng định mức hao hụt thì vẫn áp theo quy định của... 23 năm về trước! Giành giật thị phần Cả nước hiện có 11 DN đầu mối nhập khẩu xăng dầu, khoảng 300 tổng đại lý (TĐL), 9.000 đại lý và cửa hàng bán lẻ (riêng Petrolimex VN có 1.720 cửa hàng bán trực tiếp). Ngoài Petrolimex VN và Saigon Petro đã có hệ thống đại lý trực tiếp, hầu hết các DN còn lại chủ yếu bán hàng thông qua những TĐL. Theo Quyết định 0676 ngày 31-5-2004 của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) và văn bản 814 ngày 11-5-2004 của Petrolimex VN, giá bán cho TĐL và đại lý hình thành trên nguyên tắc: Giá giao = giá bán lẻ (vùng 1 hoặc vùng 2) - thù lao (hoa hồng) - chi phí vận chuyển và chi phí khác. Nhưng trên thực tế, các DN chủ yếu giành giật nhau kênh bán trực tiếp. DN nào chào giá cao hơn đối thủ khoảng 30 đồng/lít là mất khách, mất thị phần ngay. Một tình trạng khá phổ biến nữa là, “nhờ” DN đầu mối thả nổi, các TĐL đã đăng ký hệ thống phân phối tại các địa bàn xa nhưng tiêu thụ hàng ngay tại đầu nguồn hoặc địa bàn gần và đưa khống khoản cước vận chuyển vào kết cấu thù lao để cạnh tranh, gây nhiễu loạn thị trường. Theo các quyết định 187, 1505 và Quyết định bổ sung 1925 của Bộ Thương mại, để trở thành TĐL xăng dầu, ngoài việc đáp ứng các điều kiện kinh doanh xăng dầu như quy định tại Thông tư 14 của Bộ Thương mại cũng như các quy định hiện hành khác về xăng dầu, đơn vị đó phải có ít nhất 2 cửa hàng hoặc trạm bán lẻ xăng dầu thuộc sở hữu TĐL và có ít nhất 8 DN ký hợp đồng làm đại lý bán lẻ xăng dầu cho TĐL. Tuy nhiên, từ thực tế chúng tôi nắm được, số TĐL đáp ứng các điều kiện trên hiện chỉ đếm trên đầu ngón tay. Trong khi đó, các DN đầu mối chỉ quan tâm đến lượng hàng mà TĐL nhận khỏi kho và thanh toán chứ không kiểm soát được lượng hàng hóa đó được đưa về đâu, tiêu thụ ra sao... Mỗi khi mức độ lộn xộn ở các TĐL lên cao điểm, các bộ - ngành hữu quan mới lập đoàn kiểm tra. Đơn cử, chỉ qua một đợt kiểm tra sơ bộ vào năm 2005, đoàn kiểm tra của Bộ Thương mại đã phát hiện và xử lý 604 trường hợp không đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu, 653 trường hợp vi phạm quy chế kinh doanh xăng dầu, hàng trăm đại lý và TĐL ký hợp đồng với nhiều đầu mối... Những số liệu này, dù chưa phải là mới nhất nhưng đã chứng minh cho tình trạng yếu kém của hệ thống phân phối xăng dầu. Đến nay, các bộ - ngành hữu quan vẫn chưa tổ chức các đợt kiểm tra tương tự để chấn chỉnh. [i][b]Ném đá ao bèo Những bất cập về tỉ lệ hao hụt đã từng được Kiểm toán Nhà nước chỉ ra cách đây 2 năm. Sau khi hoàn thành việc kiểm toán tại Petrolimex VN vào cuối năm 2007 (niên độ ngân sách 2006), Kiểm toán Nhà nước đánh giá tỉ lệ hao hụt là khoản chi phí nhập nhèm, có thể bị kê khống nên cần phải điều chỉnh. Thế nhưng, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước đến nay vẫn chỉ là “ném đá ao bèo”. [/b][/i]
Gà con
Gà con
Trả lời 14 năm trước
[b]Xăng dầu liên tục tăng giá: Những nghịch lý khó hiểu[/b] Một ngày sau khi giá xăng tăng 1.000 đồng/lít, thị trường dầu thô thế giới hạ nhiệt, từ 74 USD xuống còn 72 USD/thùng. Tới 11h trưa 1/9, giá dầu thô tại thị trường New York chỉ còn 70 USD/thùng, bằng mức giá thời điểm 10/6 (khi xăng A92 tăng từ 12.500 lên 13.500 đồng/lít). Sự thật, giá dầu thô thế giới mấy tháng qua không có nhiều biến động nhưng trong nước lại 7 lần tăng giá xăng dầu. Kể từ ngày 2/4 đến nay, giá xăng dầu trong nước tăng tới 7 lần trong khi giá dầu thô thế giới dao động không lớn. Tại sao có nghịch lý như vậy? Sự thật lời lỗ ra sao? Trước hết, chúng tôi xin khẳng định: Việc tiếp cận bài viết bằng các số liệu chính thống và căn cứ các văn bản, tài liệu pháp lý của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Mục đích nhằm bạn đọc có cách nhìn khách quan, chính xác giá cả xăng dầu trong nước tương quan với giá dầu thô thế giới, sự thật việc lời, lỗ. Quan điểm nhằm bảo vệ người tiêu dùng nhưng phải đảm bảo tính trung thực vì quyền, lợi ích chính đáng của doanh nghiệp. [b]Về 7 lần tăng giá[/b] Khi viện dẫn lý do tăng giá, doanh nghiệp thường copy câu "giá dầu thế giới liên tục tăng cao trong 20 ngày qua, hiện đang lỗ". Sự thực, 7 lần tăng giá, giá dầu thế giới có đúng "liên tục tăng cao" hay không (mức tính dưới đây là tính theo giá xăng A92 - loại tiêu thụ phổ biến hiện nay; dữ liệu giá dầu thô thế giới căn cứ trang atpvietnam.com - trang thông tin về giá dầu, giá vàng được Bộ Văn hóa - Thông tin, nay là Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép hoạt động). - Lần 1: Ngày 2/4, giá xăng tăng từ 11.000 đồng lên 11.500 đồng/lít, giá dầu thô thế giới (quy tròn) 49 USD/thùng. - Lần 2: Ngày 11/4, giá xăng tăng từ 11.500 đồng lên 12.000 đồng/lít, giá dầu thô thế giới tăng lên 52 USD/thùng. - Lần 3: Ngày 7/5, giá xăng tăng từ 12.000 đồng lên 12.500 đồng/lít, giá dầu thô thế giới đạt 57 USD/thùng. - Lần 4: Ngày 10/6, giá xăng tăng 12.500 đồng lên 13.500 đồng/lít, giá dầu thô thế giới chạm 70 USD/thùng. - Lần 5: Ngày 1/7, giá xăng 13.500 đồng lên 14.200 đồng/lít, giá dầu thô thế giới không tăng, chỉ 70 USD/thùng. - Lần 6: Ngày 8/8, giá xăng 14.200 đồng lên 14.700 đồng/lít, giá dầu thô thế giới không biến động, chỉ 71 USD/thùng. - Lần 7: Ngày 30/8, giá xăng từ 14.700 đồng lên 15.700 đồng/lít, giá dầu thô thế giới không biến động, chỉ hơn 71 USD/thùng. Ngày 1-9 giảm còn 70 USD/thùng. [b] Căn cứ số liệu nói trên cho thấy:[/b] Thứ nhất, trong 7 lần tăng giá, giá dầu thế giới chỉ thực sự biến động trong các đợt 2/4, 11/4, 7/5 và 10/6 (đạt mức 70 USD/thùng). Kể từ mốc 10/6 tới nay, giá dầu thô thế giới không có nhiều biến động, chỉ quanh mức 70 - 72 USD/thùng nhưng giá trong nước tăng tới 3 lần (từ 13.500 đồng lên 15.700 đồng/lít). Không những không biến động tăng mà ngược lại, giá dầu thô trong giai đoạn này có lúc giảm mạnh, xuống sát mốc 60 USD/thùng nhưng giá trong nước không hề giảm, tiếp tục giữ nguyên và tăng. Thứ hai, tại mỗi thời điểm doanh nghiệp có công văn xin tăng giá, trước đó chỉ 2-3 ngày, giá dầu thô thế giới tăng đột ngột nhưng chỉ dao động ít ngày rồi giá lại trở về mốc cũ hoặc thấp hơn. Ví dụ: Ngày 27/8, các doanh nghiệp có công văn xin tăng 1.000 đồng/lít xăng A92 do trước đó 3 ngày (24/8), giá dầu thô bất ngờ tăng lên 74-75 USD/thùng. Tuy nhiên, giá này chỉ giữ rất ngắn, sau đó giảm còn 70 - 72 USD/thùng. Còn nếu tính bình quân 20 ngày liên tục (từ 9/8 đến 29/8), giá dao động quanh ngưỡng 70 USD/thùng, thậm chí nhiều ngày xuống dưới 67 USD/thùng. Điều này cũng diễn biến tương tự trong các đợt tăng giá ngày 8/8 và ngày 1/7 trước đó. Như vậy, hoàn toàn không có chuyện "giá dầu liên tục tăng cao trong 20 ngày qua" như doanh nghiệp công bố. Trong khoảng thời gian 20 ngày (số ngày theo quy định để tính giá bình quân), chỉ có một vài ngày giá dầu thô tăng và doanh nghiệp đã chớp cơ hội, lập tức có công văn đòi tăng giá. Điều này lặp đi lặp lại trong các đợt tăng giá vừa qua. Đáng nói, ngay sau khi liên Bộ Tài chính - Công thương chấp thuận cho tăng giá, lập tức giá dầu thô thế giới lại giảm mạnh chứ không hề tăng như "nhận định" của doanh nghiệp. Ví dụ: Ngày 30/8, ngay sau khi liên Bộ Tài chính - Công thương đồng ý cho tăng giá thì giá dầu thô rời mốc 74 xuống còn 72 USD/thùng. Trước đó, ngày 1/7, ngay sau khi xăng A92 tăng thêm 700 đồng/lít thì dầu thô liên tục rớt giá, tạo ra đợt rớt giá mạnh nhất kể từ đầu năm 2009, từ trên 70 USD xuống sát 60 USD/thùng. [b]Một lít xăng lãi bao nhiêu?[/b] Theo quy định, nếu giá dầu thế giới tăng giảm liên tục trong 20 ngày trong thời gian dự trữ lưu thông tối thiểu thì doanh nghiệp xem xét điều chỉnh giá kết hợp với các biện pháp khác. Giữa tháng 7, khi giá dầu thô rớt mạnh, một giải thích của người có trách nhiệm như sau: "Hiện giá dầu thế giới mới giảm được 15 ngày nên hiện chưa có doanh nghiệp nào đề xuất giảm giá. Tuy nhiên đến 20/7, nếu giá xăng dầu thế giới tiếp tục giảm (đủ 20 ngày theo quy định), liên Bộ sẽ "nhắc nhở" các DN giảm giá xăng dầu bán lẻ". Rốt cuộc, sự "nhắc nhở" giảm giá không hề xảy ra. Với mức tăng 1.000 đồng/lít xăng kèm giảm 5% thuế nhập khẩu, hiện giá xăng dầu trong nước lãi hay lỗ? Phép tính được các chuyên gia tài chính về xăng dầu công bố như sau: 70 USD x 16.974 (tỷ giá USD liên ngân hàng ngày 1/9) /159 (mỗi thùng dầu thô quy đổi 159 lít xăng A92) = 7.472 đồng/lít. Mức giá này cộng các loại thuế và chi phí: thuế tiêu thụ đặc biệt 10%, VAT 10%, nhập khẩu 15%, trả nợ ngân sách 1.000 đồng/lít, chi phí bến bãi, vận chuyển, lưu kho 1.000 đồng/lít, trích quỹ bình ổn 500 đồng/lít, ta có: 7.472 + 35% x 7.472 + 1.000 + 1.000 + 500 = 12.587 đồng. Như vậy, so mức giá 15.700 đồng/lít xăng A92 như hiện nay, doanh nghiệp đang lãi: 15.700 - 12.587 = 3.113 đồng/lít. Với cách tính nói trên, chuyện lỗ chỉ là chiêu thức trong kinh doanh, thực tế lợi nhuận rất lớn. Với cách tính trên, một doanh nghiệp như Petrolimex mỗi ngày bán ra thị trường khoảng 8 triệt lít xăng dầu, bình quân lãi bao nhiêu chắc ai cũng có thể tính được (Còn tiếp)
Trả lời 14 năm trước
[b]Ôi hiệp hội người tiêu dùng của ta chưa mạnh phải không các cụ, hay do DN xăng dầu kêu thì Chính Phủ đáp ứng còn lại người tiêu dùng mãi mãi phải chịu cảnh này. Đã phân tích tính toán được như vậy, rõ một một rồi mà không làm gì được ư các cụ ơi ... uất quá..uất quá [~x(][/b]
Phạm Văn Thanh
Phạm Văn Thanh
Trả lời 14 năm trước
Tiền lãi xăng dầu để dành trả nợ vay nước ngoài, mình vay bao nhiêu tiền của thằng Nhật để làm đường xá để đi giờ phải trả nợ nó chứ (ở đây không bàn đến khía cạnh tham nhũng). Thế hỏi các bạn lấy nguồn đâu trả nợ
tran tam
tran tam
Trả lời 14 năm trước
[size_7]Đồng ý và Đồng tình ![/size_7] VIỆT NAM đang phát triển thế mà 1 số ngạch vẫn tồn tại những bức xúc ! Ngành ĐIỆN LỰC hay XĂNG DẦU vẫn nằm ĐỘC QUYỀN để MƯỢN TIỀN DÂN ! CHÍNH PHỦ THÌ KHÔNG BIẾT ! CHÍNH VÌ VẬY , DÂN TA CÀNG NGÀY CÀNG NGHÈO và CÓ 1 ÍT NGƯỜI GIÀU LÊN TRÔNG THẤY ! [red][size_6]XIN TRẢ LỜI CÂU HỎI[/size_6][/red] NGHĨ CHĂNG : BAO GIỜ DÂN MÌNH MỚI CÓ THỂ SÁNH VAI VỚI CƯỜNG QUỐC 5 CHÂU NHƯ BÁC HỒ ĐÃ NÓI . [blue]DAP AN A : 100000 TI NĂM NỮA DAP AN B : GẤP 10000 LẦN ĐÁP ÁN A DAP AN C : GÂP 1 TỈ LẦN ĐÁP ÁN B[/blue] VÀ THEO BẠN CÓ BAO NHIÊU NGƯỜI TRẢ LỜI ĐÚNG CÂU HỎI TRÊN . HÃY SOẠN TIN : XĂNG VÀ MÁU X Y TRONG ĐÓ : X LÀ CÂU TRẢ LỜI ĐÚNG Y LÀ SỐ NGƯỜI TRẢ LỜI ĐÚNG GỬI VỀ SỐ TÀI KHOẢN CỦA ĐIỆN LỰC VÀ XĂNG DẦU VIỆT NAM ( DÒ GÔGLE RA NHÉ ) CÁM ƠN BẠN ĐÃ ĐÓNG GÓP - SỐ TIỀN NÀY ĐỂ DÀNH TIỀN MUA TĂM XỈA RĂNG CHO GIÁM ĐỐC ! CẢM ƠN !
tan vu
tan vu
Trả lời 14 năm trước
Theo như em được biết thì Viện Nam được xếp vào danh sách "những quốc gia có sự ổn định khá cao về chính trị" ... Điều đó tạo thuận lợi rất lớn cho việc làm ăn kinh doanh để tạo ra lợi nhuận ngày càng tăng, góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế nước nhà ! Tình hình nhân quyền ở Việt Nam cũng được cải thiện rất nhiều (theo nhận định của báo chí và truyền thông Việt Nam) .. Điều này làm cho mỗi người dân đều có thể phát huy vai trò làm chủ đất nước (lấy nhân dân làm gốc, của dân, do dân và vì dân) Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Nhà Nước nên cuộc sống của người dân ngày càng được cải thiện rõ nét ... Lợi nhuận thu được từ việc kinh doanh của Petrolimex liên tục tăng là bằng chứng cho sự thành đạt trong làm ăn kinh doanh Số tiền đóng thuế khổng lồ của các doang nghiệp kinh doanh xăng dầu [i]( ...Lợi nhuận mặt hàng xăng cả năm 2008 được hình thành từ quí IV là 250 tỷ đồng. Nộp ngân sách Nhà nước từ hoạt động kinh doanh xăng dầu là 16.100 tỷ đồng, vượt 4% kế hoạch và tăng 25% so với năm 2007...)[/i] được trích ra để xây dựng các công trình công cộng như công viên mới được xây dựng trên khu đất số 178 Nguyễn Lương Bằng - Hà Nội , nâng cấp trường tiểu học Lăng Cô - Huế, ... Nhìn chung, nước ta đang trong giai đoạn phát triển để hội nhập kinh tế thế giới, sánh vai cùng các cường quốc năm châu .. Petrolimex và các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu cũng có đóng góp hok nhỏ trong sự phát triển kinh tế Việt Nam !!! Đó là những suy nghĩ của em .. Nếu có gì chưa chính xác thì mong anh chị và các bạn đóng góp ý kiến ... Cảm ơn !
Duong Ba Luu
Duong Ba Luu
Trả lời 14 năm trước
Như các bạn biết thời gian trước đây việc độc quyền thao túng của 2 mạng di động Mobi và Vina đã một thời gian dài bóp cổ giá cước điện thoại di động. Và cho đến khi Viettel ra đời đã làm thay đổi cục diện, người dân được hưởng lợi nhiều hơn từ những gói cước giá rẽ với phong cách phục vụ rất nhiệt tình, chu đáo, thị phần VT ngày càng tăng trưởng và đến nay đã khảng định ĐẲNG CẤP của mình trên thị trường mạng di động không những trong nước mà cả quốc tế nữa. Tôi được biết hiện nay một trong những đơn vị đầu mối kinh doanh xăng dầu là của QUÂN ĐỘI. Hy vọng rằng với tinh thần " Vì nhân dân phục vụ", quân đội hãy một lần nữa đi đầu trong việc làm lại thị trường xăng dầu trong thời gian đến mặc dầu phải chấp nhận hy sinh một phần lợi ích của tập thể.
Ms.Hiền
Ms.Hiền
Trả lời 14 năm trước
[red][size_7]1 ngày 9.4 tỷ, Dùng 0.4 tỉ/ngày đấm mõm thì cứ gọi là tự do mà kêu lỗ. Vừa ăn cướp vừa la làng.[/size_7][/red]
Tran Van Ngoc
Tran Van Ngoc
Trả lời 14 năm trước
Nhìn vào thống kê mà các anh chị đưa ra thì một đứa bé lên ba cũng thấy có vấn đề bất cập, nhà nước và doanh nghiệp xăng dầu đã bắt tay với nhau để móc túi dân. Chỉ có những doanh nghiệp và các ông bộ trưởng bộ thuơng mại mới không nhìn ra sự thật đó, phải chăng trình độ của họ chỉ mới tới đó nên không thể biết đâu là lỗ đâu là lãi. Mà nếu có lộ lại thì dòng họ nhà các bộ ấy cũng đâu ảnh hưởng gì. Mấy ông quan xã, huyện, tỉnh, nhà nước có thử làm người dân như chúng tôi mới thấy cái khổ đó như thế nào. Với sự tiến bộ của XH như hiện tại, chỉ giỏi phô trương tham nhũng như hiện tại thì chưa biết bây giờ người dân VN mới có thể sống cuộc sống tự do và công bằng như Đảng và nhà nước thường nói. Thật tệ hại !!!!
Trả lời 14 năm trước
Name: Nguyễn văn Bình Email: M-maivanga@yahoo.com Lòng tham con người là vô đáy, lúc nào các doang nghiệp kinh doanh xăng dầu cũng kêu lỗ thế mà nhà nước cứ tin họ, lỗ sao không nộp đơn xin phá sản mà mọc lên nhiều cửa hàng xăng dâu thế đừng tưởng là ngoài xã hội không ai biết chẳng qua họ không có quyền, ếch kêu đáy giếng thôi, tôi đề nghị làm gì thì cũng vừa phải thôi. Như bác nào vừa tính ở trên cộng hết mọi chi phí chỉ hơn 12.000 đồng/lít ấy thế mà họ bán hơn 15.000 đồng/lít thì họ lỗ ở chỗ nào xin hỏi các ông quản lý