Có ai biết Hội tiêu chuẩn bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam để làm gì không?

Mình chưa thấy hoạt động nào thiết thực của hội này. Ai biết thông tin về hội này cho mọi ngừoi biết các hoạt dộng chính của hội này là gì? Hội này đã làm được gì??

pq
pq
Trả lời 13 năm trước

Gần 20 năm hoạt động, Văn phòng khiếu nại - Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng TP HCM đã tiếp nhận khoảng 20.000 khiếu nại, hầu hết được giải quyết hợp tình hợp lý.

Rất nhiều người tiêu dùng bị “lừa” đã được Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng TP HCM giúp lấy lại công bằng. Như trường hợp khách hàng Nguyễn Tiên Sinh (quận Tân Bình) khiếu nại một hãng bảo hiểm.

Có hội có khác

Từ khi phát hiện ra sự cố (bị đại lý của hãng bảo hiểm lừa), ông Sinh đã 12 lần lên trụ sở công ty bảo hiểm, đồng thời liên tục gọi điện thoại để yêu cầu giải quyết, nhưng không được. Thậm chí giữa ông và nhân viên đại lý còn xảy ra xô xát, phải đưa về trụ sở công an giải quyết. Suốt thời gian hàng tháng trời, ông mất ăn mất ngủ. Thế nhưng, được người quen “mách nước” và chỉ một lần đến hòa giải tại đây, ông đã nhận được sự xin lỗi công khai từ hãng bảo hiểm, cùng toàn bộ số tiền bồi hoàn trên 22 triệu đồng.

Cũng có nhiều trường hợp, chỉ vài ngày sau gửi đơn khiếu nại, người tiêu dùng chủ động đến hội xin bãi nại và không quên... cảm ơn rối rít vì nhờ thư mời giải quyết khiếu nại từ Hội, phía bị khiếu nại đã nhanh chóng vào cuộc xử lý những sai trái của chính mình, đáp ứng nguyện vọng của người tiêu dùng. Khá nhiều trường hợp qua giải quyết của hội, doanh nghiệp đã nhận ra cái sai của mình, cùng phối hợp xử lý khiếu nại của người tiêu dùng hợp tình hợp lý, lấy lại uy tín thương hiệu.

Trước năm 2010, người tiêu dùng đến khiếu nại chỉ phải đóng phí 10.000 đồng một vụ. Sau này phí tăng, tùy giá trị khiếu nại, nhưng không quá 50.000 đồng. Phí cũng chỉ đủ để để sao chụp tài liệu, gửi thư đảm bảo mời các bên, trà nước cho các phiên hòa giải.

Những chuyện chưa kể

Từ nhiều năm nay, những người sống và làm việc gần ngã tư Điện Biên Phủ - Trần Quốc Thảo (quận 3) đã quen với hình ảnh một ông già tóc bạc trắng trên một chiếc xe đạp cà tàng cứ đúng 7h30 là có mặt tại văn phòng làm việc. Ông là Nguyễn Trọng Thế (80 tuổi), nhân viên thường trực của Hội.

Công việc hằng ngày của ông là trực văn phòng, tư vấn trực tiếp hoặc qua điện thoại cho người tiêu dùng (qua “đường dây nóng” 08.3930.7204) , hướng dẫn người tiêu dùng khiếu nại, gửi thư mời bên bị khiếu nại, xếp lịch giải quyết khiếu nại,… Văn phòng này cũng là trụ sở hội. Gọi là trụ sở cho “oách”, chứ thực ra chỉ là một căn phòng hơn 10 m2 nằm trong khuôn viên của Chi cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng TP HCM. Lâu nay, các chi phí về điện, điện thoại hằng tháng, cũng như bàn ghế tại đây đều do Chi cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng TP HCM chi trả. Sở dĩ có sự “ưu ái” này là do tiến sĩ Nguyễn Mộng Hùng (nguyên là Phó giám đốc Sở KH-CN TP HCM) là người sáng lập Hội và hiện giờ giữ chức Chủ tịch Hội, kiêm Chi cục trưởng tại đây.

Là một hội có tính chất đặc thù, nhưng từ 20 năm qua, Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng TP HCM vẫn phải tự lo kinh phí hoạt động, trong khi ở các tỉnh khác, hội này dù thành lập sau nhưng đều nhận được tiền từ ngân sách. Do đó, từ lãnh đạo đến thành viên của Hội đều làm việc không thù lao, chi phí đi lại cũng vậy. Riêng nhân viên thường trực thì có tiền phụ cấp cơm trưa, hồi đầu là 300.000 đồng một tháng, đến nay là 800.000 đồng. Với chi phí này, ông Hùng không thể tìm được người thay thế khi ông bạn già trên xin nghỉ (vì lý do sức khỏe) và ông Thế, dù ở tuổi “thất thập cổ lai hy” vẫn không được về hưu.

Theo ông Bạch Văn Mừng - Cục trưởng Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương), Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có hiệu lực vào 1/7 tới quy định, các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sẽ được Nhà nước cấp kinh phí hoạt động. Theo quy định mới, các tổ chức này được quyền đại diện người tiêu dùng khởi kiện hoặc tự mình khởi kiện vì lợi ích công cộng.