Bạn sẽ chọn loại đá thiên nhiên nào? Bạn sẽ sử dụng không gian nào?
Xu hướng đưa những chất liệu thô mộc vào kiến trúc nội, ngoại thất đang khá phổ biến. Bên cạnh gốm, gỗ, cây cỏ..., đá tự nhiên đã giúp ngôi nhà trở nên hiền hòa, tạo mối quan hệ khăng khít giữa thiên nhiên và con người.
Đá núi có chất liệu, sắc màu và hoa văn khá đa dạng, trong đó nổi bật là:
Đá hoa cương (granite)
Đá cẩm thạch (marble)
Về sắc màu và vân, đá hoa cương có đến hàng chục loại. Mặt đá có màu chủ đạo như đỏ, hồng, xanh xám, vàng... và điểm hoa đen hay trắng. Mỗi màu như vậy lại có sắc độ đậm nhạt khác nhau tùy các vùng núi đá. Với đá cẩm thạch thì hoa văn to hơn, nổi rõ từng mảng trên bề mặt như hình đốm mây, có vệt hay mảng sọc, tông sắc cũng đa dạng.
Mỗi một loại đá thì có vẻ đẹp riêng Với hơn 100 chọn lựa. Một vài loại thì rất tốt cho các bề mặt. Một vài loại khác thì phù hợp trang trí tường. Chọn đúng loại đá với màu sắc hoàn hảo dường như là quá khó.. Chúng tôi biết đặc điểm của từng loại đá. Chúng tôi hiểu điều bạn muốn.
Đá tự nhiên mang vẻ đẹp tự nhiên tới ngôi nhà bạn, hãy để chúng tôi làm điều đó.
Đây là điểm bắt đầu:
Biết sự khác nhau giữa các loại đá, kiểu hoàn thiện và ứng dụng sẽ giúp bạn chủ động chọn được loại đá phù hợp cho công trình của bạn.
Chăm sóc bão dưỡng đá trong: Tư vấn.
Chúng tôi đã thi công và được đưa vào sử dụng những công trình tiêu biểu như: DIAMOND PLAZA,KHU BIỆT THỰ AN PHÚ-AN KHÁNH QUẬN 2,CAO ỐC GILIMEX BUILDING,TÒA NHÀ CAO ỐC INDOCHINA QUẬN 1....,và rất nhiều các công trình khác.
Xem, khám khá và sử dụng những điều mà bạn tìm thấy về đá tự nhiên trên trang web này!
Đá granit hay đá hoa cương là một loại đá mácma xâm nhập phổ biến có thành phần axít. Granit có kiến trúc hạt trung tới thô, khi có các tinh thể lớn hơn nằm nổi bật trong đá thì gọi là kiến trúc porphia hay nổi ban. Granit có màu hồng đến xám tối hoặc thậm chí màu đen, tùy thuộc vào thành phần hóa học và khoáng vật cấu tạo nên đá. Các khối granit lộ ra trên mặt đất ở dạng khối và có xu hướng tròn cạnh khi bị phong hóa. Granit đôi khi xuất hiện ở dạng trũng tròn được bao bọc bởi các dãy đồi được hình thành từ quá trình biến chất tiếp xúc nhiệt hay sừng hóa.
Granit hầy hết có cấu tạo khối, cứng và xù xì, và được sử dụng rộng rãi làm đá xây dựng. Tỷ trọng riêng trung bình là 2.75 g/cm3 độ nhớt ở nhiệt độ và áp suất tiêu chuẩn là ~4.5 • 1019 Pa•s [1] . Granit xuất phát từ tiếng Latinh là granum, nghĩa là hạt để nói đến cấu trúc hạt thô của đá kết tinh.
Nguồn gốc
Granit lộ ra ở Chennai, India.
Granit là đá xâm nhập được hình thành từ macma. Mácma granit có thể có nhiều nguồn gốc khác nhau và nó thường là các đá xuyên cắt qua các đá khác. Hầu hết các dạng xâm nhập của granit diễn ra trong lớp vỏ Trái đất ở độ sâu thường lớn hơn 1.5 kilomet cho đến 50 km trong vỏ lục địa mỏng. Nguồn gốc của đá granit rất đa dạng nên cũng sẽ có nhiều cách phân loại khác nhau. Phân loại theo khu vực theo kiểu Pháp, Anh và Mỹ. Các phân loại này dẫn đên các nhầm lẫn bởi vì chúng được phân loại dựa trên những các xác định theo nhiều ý nghĩa khác nhau. Các phân loại chung nhất là 'alphabet-soup' được sử dụng nhiều vì chúng dựa trên nguồn gốc của macma.
Nguồn gốc địa hóa
Các khối granitoit kết tinh từ mácma vì vậy chúng có thành phần gần với điểm eutectic (hay nhiệt độ thấp nhất trên đường cong cotectic). Mácma tiến hóa theo eutectic bởi sự phân dị mácma, hoặc do chúng thể hiện cấp thấp trong một phần mácma nóng chảy. Kết tinh phân đoạn làm giảm hàm lượng sắt, magiê, titan, canxi và natri, và làm giàu kali và silic. Fensapt kiềm (giàu kali) và thạch anh là hai thành phần chính của đá granit.
Quá trình này đề cập đến nguồn gốc của nguồn mácma tạo ra granit, cũng như thành phần hóa học của nó. Tuy nhiên, thành phần và nguồn gốc của mácma tạo granit cũng để lại dấu hiệu về khoáng vật và địa hóa của đá nguồn trước khi tan chảy thành mácma. Thành phần hóa học, cấu trúc và khoáng vật cuối cùng của granit thường khác biệt với nguồn gốc của nó. Ví dụ, granit hình thành từ đá trầm tích nóng chảy có thể có nhiều fenspat kali, trong khi granit kết tinh từ bazan nóng chảy có thể giàu plagiocla. Trên là sự phân loại "alphabet" hiện đại.
Phân loại Alphabet soup
Chappell và White đề xuất phương pháp này lần đầu tiên để chia granit thành hai loại là granit kiểu I và granit kiểu S hay granit có nguồn gốc từ đá trầm tích[3]. Cả hai loại granit nay đều được hình thành từ sự nóng chảy các đá biến chất cấp cao, hoặc các đá granit hoặc các đá xâm nhập mafic khác, cũng có thể là các đá trầm tích.
Kiểu M hay kiểu manti cũng được xếp loại sau này để chỉ các đá granit kết tinh từ mácma mafic có nguồn gốc chắc chắn là từ manti. Loại này rất hiếm gặp bởi vì rất khó để chuyển từ bazan thành granit thông qua quá trình kết tinh phân đoạn.
Granit kiểu A- hay còn gọi là granit tạo sơn được hình thành bên trên các hoạt động phun trào núi lửa kiểu "điểm nóng" và khác nhau về đặc điểm khoáng vật học và địa hóa. Các loại granit này được hình thành từ sự nóng chảy của phần bên dưới vỏ Trái đất trong các điều kiện rất khô (không có dung dịch tham gia). Các đá ryolit ở Yellowstone caldera là các ví dụ về đá có thành phần tương tự với granit kiểu A.[4] [5]
Granit hóa
Theo thuyết loại trừ phổ biến trước đây, sự granit hóa chỉ granit được hình thành tại chổ bởi biến chất trao đổi bằng dung dịch mang đến các nguyên tố như kali và loại bỏ các nguyên tố khác như canxi trong đá biến chất để tạo thành granit. This was supposed to occur across a migrating front. Việc tạo ra granit từ đá biến chất được nung nóng là rất khó, nhưng có thể quan sát quá trình tạo ra đá amphibolit và granulit. Sự granit hóa và tan chảy bởi quá trình biến chất là rất khó nhận biết trừ khi cấu tạo leucosome và melanosome có mặt trong các đá gơnai. Khi đá biến chất bị nóng chảy nó sẽ không còn là đá biến chất mà là mácma, vì vậy các đá thể hiện dấu hiệu chuyển tiếp giữa hai loại đá, nhưng lúc này đá granit không nhất thiết là phải xuyên cắt vào các đá khác. Trong tất cả các trường hơp, sự nóng nảy đá ở dạng rắn cần nhiệt độ cao, và cũng có nước và các chất dễ bay hơi khác có vai trò làm chất xúc tác để làm giảm nhiệt độ hóa rắn của đá.