Mình đang có nhiều vấn đề chưa rõ về các chuẩn mực trong thiết kế kiến trúc nhà ở là như thế nào? Có bác nào rành chia sẽ giúp mình vài thông tin!!
có bác kts nào rảnh ghé ngang đây, giải đáp giúp thắc mắc về vụ "chuẩn" trong thiết kế này nhé...!!!
Mình tìm thấy trên mạng thông tin về tiêu chuẩn thiết kế kiến trúc và nhà cao tầng, sưu tầm, chia sẽ bạn tham k hảo cho biết:
Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam hiện nay dựa khá nhiều vào tiêu chuẩn SNIP của Nga. Một số tiêu chuẩn chưa có thì được sử dụng kết hợp với các tiêu chuẩn nước ngoài. Hiện nay, một số tiêu chuẩn dùng để thiết kế nhà cao tầng ở Việt Nam bao gồm:
....
Các chuyên gia trong lĩnh vực này cũng cho rằng,công trình cao tầng ở Việt Nam phát triển chậm hơn các nước khác trên thế giới tới vài chục năm, cả trong hình thức, kết cấu chịu lực cũng như VLXD.[6]
Mặc dù Nhà nước đã ban hành hệ thống tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuật và hướng dẫn trong thiết kế, thi công, phòng tránh hoả hoạn, sét, các trường hợp xảy ra sự cố đột ngột...trong xây dựng nhà cao tầng. Tuy nhiên, các tiêu chuẩn này phần lớn lại giới hạn chiều cao nhà đến khoảng 40 tầng, tương ứng 120 m chiều cao. Những thành tựu trong lĩnh vực xây dựng nhà cao tầng trên thế giới cũng đang được ứng dụng mạnh mẽ vào Việt Nam, nhưng do sự không tương đồng của điều kiện khí hậu, thời tiết, địa chất công trình cũng như nhiều yếu tố khác giữa Việt Nam với các nước trên thế giới nên đòi hỏi chúng ta phải có những giải pháp riêng phù hợp với điều kiện của mình. [6]
Một điều các tiêu chuẩn của Việt Nam không theo thông lệ với hệ thống tiêu chuẩn quốc tế là trong tiêu chuẩn qui định cả "cái gì" và "làm như thế nào" , trong khi thế giới chỉ qui định là "cái gì", còn "làm như thế nào" in nghiêng (khuyến khích áp dụng) có thể bằng cách này hay cách khác. Nếu như kỹ sư không biết cách hay hơn thì cứ sử dụng theo cách người ta kiến nghị (in nghiêng) trong tiêu chuẩn. Ở Việt Nam các TCVN, TCXD cũng đang chuyển dần theo cách này.
Đến nay vẫn còn một số tiêu chuẩn vẫn chưa được cập nhật ví dụ như TCVN 2737:1995, trong khi ở các nước khác cứ 2-4 năm họ lại cập nhật tiêu chuẩn một lần. Một trong những nguyên nhân có lẽ là sự tranh cãi giữa hai phái trong các nhà làm tiêu chuẩn nước ta: một phái khuyến khích sử dụng tiêu chuẩn nước ngoài đồng bộ, còn một phái đề xuất chắt lọc những thứ tinh hoa nhất của các nước để trộn lại thành một tiêu chuẩn "made in VN". Ví dụ gần đây có một số chuyên gia dự định biên soạn lại TC kết cấu BTCT bằng cách chắp vá một chút của Trung Quốc, 1 chút BS, một chút LX cũ (không phải TC Nga mới), một chút EUROCODE, nhưng dự án này đã bị bác.
Hơn nữa, hệ thống tiêu chuẩn thiết kế xây dựng nhà cao tầng của VN vẫn còn thiếu và chưa đồng bộ, các cơ quan nghiên cứu và bản thân doanh nghiệp đang phải tiếp tục tập hợp để trình Bộ Xây Dựng ban hành trong thời gian tới [7][8].
Hệ thống các tiêu chuẩn mới sẽ phải bao gồm cả tiêu chuẩn thiết kế nhà ở chung cư cao tầng, các tiêu chí đánh giá chất lượng, tiêu chuẩn xây dựng và phòng cháy, hệ thống thu gom rác thải và tiêu chuẩn về môi trường cho nhà cao tầng.
Ngoài ra, do có xu hướng tiết kiệm chi phí nên nhiều nhà thầu không tổ chức bộ phận kiểm tra chất lượng riêng mà chuyển nhiệm vụ cho các đội công trình và kỹ sư hiện trường khiến kết quả kiểm tra, giám sát chất lượng rất hạn chế [9][8]
Theo Luật vê Tiêu chuẩn ban hành 2006 thì các Tiêu chuẩn đều mang tính tham khảo.
Với những công trình có yếu tố nước ngoài hoặc có quy mô và vốn đầu tư lớn, chủ đầu có thể sử dụng thiết kế đồng bộ theo tiêu chuẩn Mỹ (hoặc Anh) từ A dến Z. Một số tiêu chuẩn thường được sử dụng là Mỹ(ACI, ASD, LRFD, UBC, API...) Anh(BS5950, BS8110...), Úc, Canada... Điều này cũng dễ hiểu vì việc chọn tiêu chuẩn nào áp dụng cho công trình nào là thuộc quyền quyết định của chủ đầu tư (qua tham khảo công ty tư vấn ). Hiện nay Bộ Xây dựng VN (MoC) cho phép sử dụng 7 tiêu chuẩn của các nước tiên tiến - trong đó có Mỹ - trong việc tính toán thiết kế các công trình xây dựng tại Việt Nam.
Với một số công trình đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, chủ đầu tư thường yêu cầu tính toán bằng TCVN (ở nước ngoài đa phần các công trình xây dựng không phải từ vốn ngân sách nhà nước do đo nhà nước (hay đại diện là bộ xây dựng) không có ảnh hưởng đến việc quyết định tiểu chuẩn xây dựng sẽ được dùng trong tính toán).
Thông trường trong trường hợp này các kỹ sư đành phải "đông tây y kết hợp" do vấn đề là tiêu chuẩn XDVN chưa được cập nhật kịp thời. Trong hoàn cảnh hiện nay, giải pháp này là có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, việc sử dụng tiêu chuẩn nào tính toán phải xem xét tới sự đồng bộ của nó với các tiêu chuẩn khác. Mọi việc áp dụng khập khiẽng đều không nên vì đó là việc này không đơn giản do tiêu nhiều chuẩn của chúng ta còn chưa đồng bộ.
Cách giải quyết cho mỗi dự án cụ thể đã được chấp nhập là Chủ Dự án phê duyêt Khung Tiêu chuẩn pháp lý của dự án. Như vậy sẽ không có tình trạng mâu thuẫn nữa trong dự án đó. Chỉ đáng lo là do trình độ của Chủ Đầu tư không đủ, phải thuê ông Tư vấn thì Ông này lại cũng có thiếu sót về kiến thức thực tế và thông tin thị trường. Cũng có thể xảy ra tinh huống là các Tiêu chuẩn đã được duyệt trong Khung Tiêu chuẩn pháp lý của dự án mà lại có chỗ không đồng bộ với nhau.
Điều này sẽ thay đổi trong thời gian tới. Sắp tới sau hơn 20 năm biên tập. Bộ tiêu chuẩn của châu Âu (eurocodes ) (trong đó có EC2(concrete), EC3(structural steel), EC4(composite) - tiêu chuẩn thiết kế cho kết cấu bê tông, thép,và vật liệu composite) sẽ được chính thức áp dụng rộng rãi (trước kia là những đã có, nhưng chua đc hoàn thiện). Bộ tiêu chuẩn này được đánh giá là đầy đủ và được khá nhiều nước sử dụng. Trong tương lai khả năng bộ tiêu chuẩn này sẽ được áp dụng ở Việt Nam theo chủ trương của Bộ Xây Dựng. Chúng ta có lẽ không nên tự biên soạn lấy vì việc xây dựng một bộ tiêu chuẩn mất rát nhiều nghiên cứu và thực nghiệm, vậy tốt nhất nên áp dụng nhưng có kể đến một số điều kiện của Việt Nam, thế còn hơn là tự đầu tư xây dựng cho riêng mình.
Với tình hình tiêu chuẩn trong nước phần nào không bắt kịp yêu cầu phát triển và sự "xâm nhập" của nhiều hệ thống tiêu chuẩn ngoại tiên tiến (Bộ xây dựng cũng khuyến khích dùng các tiêu chuẩn tiến tiến), thì vấn đề chuyển đổi các yếu tố giữa các tiêu chuẩn được đặt ra là tất yếu.
Việc áp dụng tiêu chuẩn không đơn thuần là áp dụng các công thức và con số vào trong tính toán. Các lý thuyết tính đều dựa trên những giả thiết và hạn chế nhất định. Do đo khi áp dụng tiêu chuẩn cũng phải biết được hạn chế đó. Lấy ví dụ đơn giản đó là vật liệu sử dụng.
Bất kỳ tiêu chuẩn nào cũng có nói về những loại vật liệu nào được sử dụng với tiêu chuẩn này. Điều này rất quan trọng vì những vật liệu không theo tiêu chuẩn sẽ làm việc áp dụng các công thức trong tiêu chuẩn trở nên vô nghĩa. Cường độ của vật liệu không phải là điều quan trong nhất khi thiết kế kết cấu. Chúng ta đã khá quen thuộc với việc thiết kế kết cấu vói các điều kiện về cường độ, độ bền, ổn định rồi võng và biến dạng. Tuy nhiên đối với các loại kết cấu có điều kiện làm việc đặc biệt thì các yếu tố khác như độ ăn mòn, tính dẻo, tính mỏi...phải tính đến. Thêm vào đó dung sai của các cấu kiện cũng là điều quan trọng, và nó cũng khác nhau đối với mỗi tiêu chuẩn.
Khi áp dụng nhiều tiêu chuẩn thiết kế cần phải chuyển đổi giữa các tiêu chuẩn sao cho phù hợp
Sao mấy chuẩn này rắc rối thế nhỉ..., cái này thì chỉ có kts với dân xây dựng thì quạ may còn biết chút ít gọi là..., làm sao dân ngoại đạo như mình hiểu được, đúng là dân thường khi xây nhà làm việc với nhà thầu hay kts cứ như gà mù, chả biết gì, tùy mấy ông thích vẽ sao thì vẽ..., thấy hợp túi tiền thì ok thâu..!
Mình có tài liệu về tiêu chuẩn thiết kế bếp gia đình, bác xem tham khảo nhé...
Kích thước thông dụng cho bếp và tủ bếp
Để cảm thấy thoải mái, bạn nên thực hiện theo những lời khuyên sau:
Điều quan trọng nhất là cần biết những tiêu chuẩn của một tủ bếp trước khi bắt tay vào thực hiện. Bởi nếu làm sai, bạn sẽ khó khăn trong việc sửa chữa và tất nhiên là vô cùng tốn kém.
Có một số tiêu chuẩn nhất định trong các thiết kế tủ bếp. Nó có thể được điều chỉnh tùy theo chiều cao của người sử dụng. Tuy nhiên, không nên tạo cho phần bếp nhà mình một kích thước quá đặc biệt. Bạn sẽ khó khăn khi muốn bán nhà, hoặc gây rắc rối cho người nào đó tình nguyện rửa bát hộ
Quan trọng là người sử dụng có thể
bao quát được toàn bộ bếp
Với chiều cao tổng thể của toàn bộ phần tủ bếp vào khoảng 2,4m, bạn nên để phần tủ dưới cao 0,9m. Khoảng cách trống giữa phần tủ dưới và trên chỉ nên ở mức 0,45-0,6m, tùy theo thiết kế. Nhưng cho dù khoảng cách đó lớn hay nhỏ thì tầm với cao nhất cũng chỉ nên tối đa 1,8m.
Đối với chiều sâu, phần tủ dưới trung bình khoảng 0,5m, còn phần tủ trên là 0,3m.
Và luôn thoải mái trong mọi tư thế
khi sử dụng
bác tham khảo thêm trên trang web của hà tiên nhé!
Mấy số đo nhà bếp này hay nè..., mà cũng tùy vào chiều cao của từng thành viên trong nhà nữa, cảm ơn các bác đã share...,tư vấn trực tuyến trên trang web này có mất tiền không bác, ngày 19 tháng 2 tới thấy có tư vấn trực tuyến về cách sử dụng tối ưu không gian sống cũng hay hay nè...