Bạn đọc lời khuyên của các thầy cô giáo nhé:
Các thầy cô giáo có kinh nghiệm dạy môn sinh vật, địa lý, tiếng Anh tiếp tục có những chia sẻ với thí sinh về kinh nghiệm khi làm bài thi, những điểm cần lưu ý khi kỳ thi đã kề cận.
Cô Võ Thị Thu Hà (giáo viên môn địa lý Trường THPT Trần Phú, Hoàn Kiếm, Hà Nội): Môn địa lý: lưu ý kỹ năng thực hành
Nên học hết kiến thức, không học tủ, học lệch, nhưng các em cần chú ý kỹ phần kiến thức vùng kinh tế, bởi theo cấu trúc đề thi có một câu 3 điểm về nội dung này.
Đề thi sẽ có các câu hỏi yêu cầu thực hành. Những câu hỏi này thường chiếm tỉ lệ điểm tương đối cao. Vì thế các em cần có sự chuẩn bị chu đáo để nắm chắc các kỹ năng như khai thác atlat địa lý Việt Nam, xử lý số liệu, vẽ biểu đồ, phân tích bảng số liệu thống kê... Có dạng biểu đồ cơ bản các em cần nhớ: biểu đồ hình cột, biểu đồ đường (hay còn gọi là biểu đồ đồ thị), biểu đồ kết hợp, biểu đồ tròn và biểu đồ miền. Các em phải xác định đúng mục đích của đề bài để lựa chọn dạng biểu đồ thích hợp nhất. Ví dụ đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện diễn biến hay tốc độ phát triển... thì chọn vẽ biểu đồ đường.
Nếu yêu cầu so sánh hoặc thể hiện được sự thay đổi... thì vẽ biểu đồ hình cột. Nếu có hai đối tượng thì vẽ biểu đồ cột ghép. Nếu chung đơn vị và các đối tượng có mối quan hệ thì vẽ biểu đồ cột chồng. Còn khi thể hiện cơ cấu nếu số năm bằng hoặc nhỏ hơn 3 thì vẽ biểu đồ hình tròn, nếu số năm bằng hoặc lớn hơn 4 thì vẽ biểu đồ miền, nếu thể hiện cả quy mô và cơ cấu thì vẽ hình tròn và phải tính R...
Các em cần lưu ý nếu vẽ biểu đồ hình cột, cột đầu tiên không bao giờ được trùng với trục tung, còn biểu đồ đường thì điểm đầu tiên phải xuất phát từ trục tung (năm gốc phải nằm tại tọa độ gốc). Ngoài ra, các em cần nắm vững một số công thức để tính toán theo yêu cầu của đề bài và phân tích mối quan hệ địa lý giữa các đối tượng như: năng suất = sản lượng : diện tích, bình quân lương thực/đầu người = sản lượng lương thực : số dân, độ che phủ rừng = Diện tích rừng : diện tích lãnh thổ, sản lượng lương thực = năng suất x diện tích... Để phân tích tốt bảng số liệu thống kê, các em phải đi từ khái quát đến cụ thể.
Năm 2010, thang điểm cho những câu hỏi thực hành môn địa lý chiếm 7 điểm trong tổng số điểm thi của toàn bài. Vì vậy, kỹ năng thực hành là việc học sinh không thể lơ là.
Cô Lê Nguyên Hương (giáo viên dạy môn sinh học Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội): Môn sinh học: cẩn thận để tránh “bẫy”
Thời điểm này học sinh không nên sa đà vào ôn từng bài cụ thể nữa mà việc cần làm là hệ thống lại kiến thức. Các em có thể lập sơ đồ kiến thức theo các chủ đề, trong mỗi chủ đề, gạch đầu dòng những ý chính về kiến thức được đề cập. Với cách này, các em có thể hình dung một cách đầy đủ kiến thức cần nắm để bước vào phòng thi. Với sơ đồ như trên, các em cũng sẽ biết ngay phần nào mình còn chưa vững, chưa hiểu để bổ sung, chứ không phải học lan man.
Môn sinh học sẽ có các câu hỏi lý thuyết và bài tập, nhưng ở đề thi tốt nghiệp THPT, các dạng bài tập được hỏi đến sẽ không khó mà rất căn bản. Học sinh chỉ cần ghi nhớ kỹ lý thuyết là có thể giải quyết tốt dạng bài tập này. Ngoài việc học chắc lý thuyết, học sinh cũng nên tham khảo các dạng bài tập cơ bản, cách giải quyết để có thể xử lý nhanh bài tập khi gặp dạng tương tự.
Ở môn sinh học, các em cần thận trọng khi đọc đề để tránh những “bẫy”. Ví dụ có câu người ra đề hỏi “có phải hiện tượng đó không đúng?” thì học sinh do không đọc kỹ đề lại hiểu câu hỏi là “đúng”. Sự nhầm lẫn giữa “đúng” và “không đúng” rất dễ xảy ra khi học sinh không có tâm thế bình tĩnh khi bước vào phòng thi. Trong thi trắc nghiệm, có câu hỏi dài hay ngắn nhưng thời gian chia cho mỗi câu tương đương nhau, nên nếu các em không biết cách phân bố thời gian sẽ không thể điền hết phương án trả lời cho tất cả các câu hỏi.
Cô Lê Phương Hạnh (giáo viên tiếng Anh Trường THPT Phan Huy Chú, Hà Nội): Môn tiếng Anh: ghi nhớ dạng cấu trúc câu
Môn tiếng Anh không giống các môn thi khác là có thể phán đoán, khoanh vùng kiến thức cần thiết, vì thế không có cách nào khác học sinh phải học hết. Thời gian cuối trước kỳ thi, các em cần rà lại kiến thức, bám sát sách giáo khoa lớp 12, trong đó ghi nhớ các dạng cấu trúc câu, từ vựng. Với ngoại ngữ nói chung và môn tiếng Anh nói riêng, không có sự phân định rạch ròi đâu là kiến thức lớp 10, 11 và 12, bởi có sự liên quan, nâng cao dần. Các em nên dành thời gian nhất định để tham khảo một số dạng đề thi tiếng Anh, các dạng câu hỏi.
Ví dụ có câu hỏi đọc và điền từ (kiểm tra từ vựng), có câu đọc hiểu, có dạng câu hỏi, yêu cầu trả lời hoặc nhận định câu đúng sai (kiểm tra về cấu trúc câu, ngữ pháp). Các em nên đọc hết đề thi, làm nhanh những câu mình thật chắc chắn. Sau khi “tua” một lượt đầu, các em quay lại “tua” tiếp lượt hai để giải quyết các câu mình cần dành thời gian nhiều hơn để suy nghĩ. Với những câu “không chắc chắn”, các em có thể lựa chọn theo phán đoán. Kinh nghiệm phán đoán trong môn ngoại ngữ nhiều khi cả học sinh khá giỏi cũng phải sử dụng. Ví dụ chọn cấu trúc nghe quen tai, lựa chọn dựa vào các cấu trúc gốc mà mình đã ghi nhớ...
Với đề thi tốt nghiệp môn tiếng Anh, học sinh học lực trung bình nếu ôn tập thật kỹ từ vựng và cấu trúc cơ bản có trong chương trình cũng đã đạt ít nhất 5-6 điểm.
Chỉ dùng bút chì vẽ đường tròn
Trong bài thi địa lý, duy nhất biểu đồ tròn được vẽ bằng compa và đây là biểu đồ duy nhất được sử dụng bút chì (để vẽ đường tròn). Tất cả các biểu đồ khác học sinh nhất thiết phải vẽ bút mực cùng màu với chữ viết trong bài thi. Nếu không nhớ việc này, các em sẽ bị trừ điểm. Sau khi vẽ biểu đồ phải điền số liệu lên biểu đồ, viết bảng chú thích và tên biểu đồ... Nếu thiếu bất kỳ một trong các chi tiết đó các em sẽ bị mất điểm.
Thi tốt nghiệp THPT 2011: Để đạt điểm cao môn toán
TS không nên học tủ mà phải học dàn trải kiến thức trong SGK. Trong ảnh là cảnh TS ôn bài trước khi bước vào phòng thi trong kỳ thi tốt nghiệp 2010. Ảnh: T.Q
|
cú phápthi tốt nghiệp THPT
bạn muốn biết kết quả thi tốt nghiệp bạn có thể soạn tin:
DTN - so bao danh - ma tinh gửi 8749
DTN - so bao danh - ma tinh gửi 8732
Tra cứu đáp án soạn tin:
DAN – SBD mã đề gửi 8749
DAN – SBD mã đề gửi 8732
bạn có thể liên hệ trực tiếp 19006669 để được tư vấn trực tiếp
hoặc bạn vào trang: http://tradiemthi.vn/
Chúng tôi luôn đồng hành cùng bạn
Cú pháp thi đại học cao đẳng
Chờ/tra cứu kết quả điểm thi, soạn tin:
DTH SBD gửi tới 8749
DTH SBD gửi tới 8732
Tra cứu điểm chuẩn, soạn tin:
DCH Mã trường Mã ngành gửi tới 8749
DCH Mã trường Mã ngành gửi tới 8732
Tra cứu đáp án, soạn tin:
DAH Khối thi Môn thi Mã đề gửi tới 8749
DAH Khối thi Môn thi Mã đề gửi tới 8732
bạn có thể liên hệ trực tiếp 19006669 để được tư vấn trực tiếp
hoặc bạn vào trang: http://tradiemthi.vn/
Chúng tôi luôn đồng hành cùng bạn
11 kinh nghiệm làm bài thi tốt nghiệp THPT
1.Đề thi gồm nhiều câu, rải khắp chương trình, không có trọng tâm cho mỗi môn thi, do đó cần phải học toàn bộ nội dung môn học, tránh đoán "tủ", học "tủ".
2.Gần sát ngày thi, nên rà soát lại chương trình môn học đã ôn tập; xem kỹ hơn đối với những nội dung khó; nhớ lại những chi tiết cốt lõi. Không nên làm thêm những câu trắc nghiệm mới vì dễ hoang mang nếu gặp những câu trắc nghiệm quá khó.
3.Đừng bao giờ nghĩ đến việc mang "tài liệu trợ giúp" vào phòng thi hoặc trông chờ sự giúp đỡ của TS khác trong phòng thi, vì các TS có đề thi hoàn toàn khác nhau.
4.Trước giờ thi, nên ôn lại toàn bộ quy trình thi trắc nghiệm để hành động chính xác và nhanh nhất, vì có thể nói, thi trắc nghiệm là cuộc chạy "marathon".
5.Không phải loại bút chì nào cũng thích nào cũng thích hợp khi làm bài thi trắc nghiệm. Nên chọn loại bút chì mềm( bút 6B là tốt nhất). Không nên gọt đầu bút chì quá nhọn mà nên mài dẹt, phẳng để nhanh chóng tô đen ô trả lời. Khi tô, cần cầm bút chì thẳng đứng để làm được nhanh. Nên có vài chiếc bút chì đã gọt sẵn để dự trữ khi làm bài.
6.Theo đúng hướng dẫn của giám thị, thực hiện tốt và tạo tâm trạng thoải mái trong phần khai báo trên phiếu trả lời trắc nghiệm. Bằng cách đó, TS có thể củng cố sự tự tin khi làm bài.
7.Thời gian là một thử thách khi làm bài trắc nghiệm. TS phải hết sức khẩn trương, tiết kiệm thời gian, phải vận dụng kiến thức, kỹ năng để nhanh chóng quyết định chọn phương án trả lời đúng.
8.Nên để phiếu trả lời trắc nghiệm phía tay cầm bút (thường là bên phải), đề thi để phía bên kia: tay trái giữ ở vị trí câu trắc nghiệm đang làm, tay phải dò tìm số câu trả lời tương ứng trên phiếu và tô vào ô trả lời được lựa chọn (tránh tô nhầm sang dòng của câu khác).
9.Nên bắt đầu làm bài từ câu số 1, lần lượt lướt nhanh, quyết định làm những câu cảm thấy dễ và chắc chắn, đồng thời đánh dấu trong đề thi những câu chưa làm được. Lần lượt thực hiện đến câu trắc nghiệm cuối cùng trong đề. Sau đó, quay trở lại làm những câu đã tạm thời bỏ qua. Lưu ý, khi thực hiện vòng hai cũng cần khẩn trương. Nên làm những câu tương đối dễ hơn, bỏ lại những câu quá khó để giải quyết trong lượt thứ ba, nếu còn thời gian.
10.Khi làm một câu trắc nghiệm, phải đánh giá để loại bỏ ngay những phương án sai và tập trung cân nhắc trong các phương án còn lại đâu là phương án đúng.
11.Cố gắng trả lời tất cả các câu trắc nghiệm của đề thi để có cơ hội giành điểm cao nhất, không nên để trống (không trả lời) một câu nào.
Những lưu ý quan trọng khi thi tốt nghiệp
Sáng 2-6, hơn 1 triệu thí sinh sẽ bước vào môn thi đầu tiên của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2011. Trước ngày thi, ông Trần Văn Nghĩa, Phó Trưởng ban Chỉ đạo thi tốt nghiệp THPT năm 2011, lưu ý những lỗi thí sinh thường gặp những năm trước để thí sinh năm nay không vấp phải. Chỉ được làm một trong hai phần tự chọn Cũng như mọi năm, những vật dụng thí sinh được mang vào phòng thi gồm các vật dụng liên quan đến việc làm bài thi như bút viết, thước kẻ, bút chì đen, tẩy, compa, êke, thước vẽ đồ thị, dụng cụ vẽ hình; các vật dụng này không được gắn linh kiện điện, điện tử. Máy tính cầm tay không có chức năng soạn thảo văn bản và không có thẻ nhớ. Atlat Địa lý Việt Nam do Nhà xuất bản Giáo dục ấn hành, không được đánh dấu hoặc viết thêm bất cứ nội dung gì trong tài liệu. Nếu mang vào phòng thi các tài liệu và vật dụng khác nội dung nêu trên sẽ bị phạm quy và có thể dẫn tới đình chỉ thi. Đặc biệt, lưu ý thí sinh tuyệt đối không được mang điện thoại di động vào phòng thi. Về cấu trúc, đề thi gồm hai phần: Phần bắt buộc và phần tự chọn. Thí sinh chỉ được làm một trong hai phần tự chọn. Nếu làm cả hai phần tự chọn thì bị coi là phạm quy và không được chấm điểm cả hai phần tự chọn, quy định này đã được thực hiện nhiều năm nhưng thực tế chấm thi cho thấy nhiều thí sinh vẫn bị mất điểm do làm cả hai phần tự chọn hoặc do làm phần tự chọn thứ hai nhưng chưa kịp xoá hết nội dung đã làm ở phần tự chọn thứ nhất. Khi ra đề thi, người ta luôn tính toán để hai phần tự chọn tương đương nhau, không có phần nào dễ hơn. Để khắc phục những sai sót nói trên, ngay từ lúc ôn tập, thí sinh nên xác định trước sẽ ôn theo chương trình nào (chương trình chuẩn hay chương trình nâng cao) và khi vào phòng thi sẽ làm phần tự chọn theo chương trình đó. Nếu làm được điều trên, trước hết thí sinh không bị mất thời gian cho việc cân nhắc lựa chọn phần riêng, bên cạnh đó sẽ không xảy ra các lỗi liên quan đến việc làm hai phần tự chọn và dẫn đến mất điểm. Sáu lưu ý khi làm bài trắc nghiệm Thứ nhất, thí sinh cần mang theo bút chì đen (loại mềm: 2B, 3B... 6B). Nên mang theo đồng hồ để theo dõi giờ làm bài. Thứ hai, ngay sau khi nhận được phiếu trả lời trắc nghiệm, thí sinh dùngbút mực hoặc bút biđiền đầy đủ bằng chữ vào các mục để trống từ số 1 đến số 8; ghi số báo danh với đầy đủ các chữ số (kể cả chữ số 0 ở đầu số báo danh (nếu có) vào các ô vuông nhỏ trên đầu các cột của khung số báo danh (mục 9). Sau đó,chỉ dùng bút chì, lần lượt theo từng cột tô kín ô có chữ số tương ứng với chữ số ở đầu cột. Lưu ý chưa ghi mã đề thi (mục 10). Thứ ba, khi nhận được đề thi, thí sinh ghi tên và số báo danh của mình vào đề thi. Phải kiểm tra để đảm bảo rằng: đề thi có đủ số lượng câu trắc nghiệm như đã ghi trong đề; nội dung đề được in rõ ràng, không thiếu chữ, mất nét; tất cả trang của đề thi đều ghi cùng một mã đề thi (ở cuối trang). Nếu có những chi tiết bất thường, thí sinh phải báo ngay cho giám thị để xử lý. Đề thi có mã số riêng. Thí sinh xem mã đề thi (in trên đầu đề thi) vàdùng bút mực hoặc bút bighi ngay ba chữ số của mã đề thi vào ba ô vuông nhỏ ở đầu các cột của khung chữ nhật (mục số 10 trên phiếu trả lời trắc nghiệm);sau đó chỉ dùng bút chìlần lượt theo từng cột tô kín ô có chữ số tương ứng với chữ số ở đầu mỗi cột. Thứ tư, khi trả lời từng câu trắc nghiệm, thí sinh cần đọc kỹ nội dung câu trắc nghiệm. Phải đọc hết trọn vẹn mỗi câu trắc nghiệm, cả phần dẫn và bốn lựa chọn A, B, C, D để chọn phương án đúngvà chỉ dùng bút chìtô kín ô tương ứng với chữ cái A hoặc B, C, D trong phiếu trả lời trắc nghiệm. Thứ năm,thí sinh cần chú ý: Làm đến câu trắc nghiệm nào thìdùng bút chìtô ngay ô trả lời trên phiếu trả lời trắc nghiệm, ứng với câu trắc nghiệm đó. Tránh làm toàn bộ các câu của đề thi trên giấy nháp hoặc trên đề thi rồi mới tô vào phiếu trả lời trắc nghiệm vì dễ bị thiếu thời gian. Tránh việc chỉ trả lời trên đề thi hoặc giấy nháp mà quên tô trên phiếu trả lời trắc nghiệm;chỉ tô các ô bằng bút chì. Trong trường hợp tô nhầm hoặc muốn thay đổi câu trả lời, thí sinh dùng tẩy, tẩy thật sạch chì ở ô cũ rồi tô ô khác mà mình mới lựa chọn. Thứ sáu, chỉ có phiếu trả lời trắc nghiệm mới được coi là bài làm của thí sinh. Bài làm phải có hai chữ ký của hai giám thị. Ngoài10 mục cần ghi trên phiếu bằng bút mựcvàcác câu trả lời tô chì, thí sinh tuyệt đối không được viết gì thêm hoặc để lại dấu hiệu riêng trên phiếu trả lời trắc nghiệm. Bài có dấu riêng sẽ bị coi là phạm quy và không được chấm điểm.
Danh mục máy tính được phép mang vào phòng thi - Casio FX 95, FX 220, FX 500A, FX 500 MS, FX 500 ES, FX 500 VN Plus, FX 570 MS, FX 570 ES; - Vietnam Calculator VN-500RS; VN 500 ES; VN 570 RS, VN 570 ES; - VinaCal 500MS, VinaCal 570 MS; - Sharp EL 124A, EL 250S, EL 506W, EL 509WM; - Canon FC 45S, LS153TS, F710, F720 và các máy tính tương đương. |