Đáp án văn thi tốt nghiệp THPT 2011 của Bộ giáo dục đào tạo (Bộ GD&ĐT) xem ở đâu? Ở đâu sẽ cung cấp sớm nhất Đáp án đề thi tốt nghiệp 2011 của Bộ Giáo dục - Đào tạo cho cả 2 hệ (THPT và GDTX)
Kết thúc kỳ thi tốt nghiệp THPT 2011. ngày 04/06 Bộ GD-ĐT vừa công bố đáp án các môn Văn trong kỳ thi này. Các đáp án Toán, Lý, Sinh, địa mời các bạn tham khảo tại link này http://www.vatgia.com/hoidap/5272/280419/dap-an-bo-cua-gd-dt-ve-thi-tot-nghiep-thpt-2011-dap-an-chinh-thuc-6-mon-thi-tot-nghiep-thpt-2011.html
Gợi ý, đáp Án Văn thi tốt nghiệp THPT 2011
Câu 1:
Trong phần kết truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu viết:
" Không những trong bộ lịch năm ấy mà mãi mãi về sau, tấm ảnh chụp của tôi vẫn còn được treo ở nhiều nơi, nhất là trong các gia đình sành nghệ thuật. Quái lạ, tuy là ảnh đen trắng nhưng mỗi lần ngắm kĩ, tôi vẫn thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai lúc bấy giờ tôi nhìn thấy từ bãi xe tăng hỏng, nếu nhìn lâu hơn, bao giờ tôi cũng thấy người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh. . .Mụ bước những bước chậm rãi, bàn chân giậm trên mặt đất chắc chắn, hòa lẫn trong đám đông".
Đọc lại nhiều lần đoạn kết trên, tôi ngẫm nghĩ vì sao Nguyễn Minh Châu lại có cái kết luận đầy ám ảnh như vậy? Qua cách nhìn lại tấm ảnh của nghệ sĩ Phùng, tác giả muốn gởi gắm điều gì cho người đọc?
Tấm ảnh Chiếc thuyền ngoài xa được những người yêu nghệ thuật đánh giá cao. "Không những trong bộ lịch năm ấy mà mãi mãi về sau" nó vẫn còn giữ nguyên giá trị. Có thể nói cách khác, tấm ảnh ấy cũng đựơc treo trong những phòng khách sang trọng của những người sành điệu. Sự đánh giá cao ấy xứng đáng với công sức mà Phùng đã bỏ ra để "phục kích" nhiều ngày mới chộp đựơc nó. Đó là vẻ đẹp mà có khi cả đời Phùng chỉ nắm bắt được một lần. Những người yêu nghệ thuật trân trọng tấm ảnh ấy cũng là điều dễ hiểu. Song, có khi họ là những người yêu nghệ thuật thuần túy, cảm nhận cái đẹp trên bình diện của một tấm ảnh toàn bích, đáng thưởng thức, đáng treo ở những nơi sang trọng nhất. Và ai đã sưu tầm được nó, chắc hẳn đã tự hào rất nhiều. Nghệ thuật là vô giá!
Nhưng đối với Phùng ( hay nói cách khác, đối với Nguyễn Minh Châu ) chưa hẳn là như vậy. Tuy chụp được tấm ảnh toàn mĩ nhưng dường như tâm trạng của Phùng vẫn còn nhiều băn khoăn, ray rứt. Bởi vì Phùng còn nhìn thấy từ tấm ảnh, đằng sau tấm ảnh , những hình ảnh khác. Đó là hình ảnh của những con người khốn khổ. Phùng là tác giả, người sáng tạo ra tác phẩm nghệ thuật nhưng Phùng lại không nhìn lướt, nhìn hời hợt như một số người thưởng thức. Có thể nhiều người chỉ nhìn bề ngoài thấy nó đẹp, thích, trầm trồ khen ngợi một đôi câu . . . rồi quên lãng! Còn Phùng "mỗi lần ngắm kĩ", nghĩa là anh đã hơn một lần ngắm kĩ, rồi lại "nhìn lâu hơn" . Điều đó nói lên, đằng sau tấm ảnh, vẫn còn có điều gì khiến anh trăn trở.
Bao giờ anh cũng thấy người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh. Người phụ nữ hàng chài nghèo khổ vừa phải lo cái ăn, cái mặc cho một lũ con, vừa bị chồng đánh liên miên "ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng". Cái khổ, cái nghèo của chị hiện ra trong hình dáng "tấm lưng áo bạc phếch, rách rưới, nửa thân dưới ướt sũng, khuôn mặt rỗ mệt mỏi, đã nhợt trắng vì kéo lưới suốt đêm". Hình ảnh nhẫn nhục, cam chịu của chị khi bị chồng đánh, không hề kêu lên một tiếng, không chống trả, cũng không tìm cách chạy trốn. Ngoài ra, còn thằng Phác, chị nó, và cả lão đàn ông cục mịch, vũ phu. Đó là những mảnh đời khốn khổ, mà để lại ấn tượng sâu đậm nhất trong tâm trí Phùng vẫn là hình ảnh người phụ nữ hàng chài.Chị là đại biểu cho những kiếp người lao động vất vả trăm chiều. Hạnh phúc trong cuộc đời họ là những điều rất đơn sơ, giản dị nhưng không phải bao giờ cũng có được ( lúc gia đình hòa thuận, vui vẻ, / lúc nhìn đàn con được ăn no . . .).
Cuộc đời họ bình thường, thầm lặng, vô danh không ai biết đến nhưng họ là số đông, là thành phần đại đa số của cư dân trên mặt đất nầy "bàn chân chị giậm lên mặt đất chắc chắn, hòa lẫn trong đám đông". Họ chính là đám đông đã bám gốc rễ trên trên hành tinh nầy từ thuở có loài người. Nhưng khổ nỗi, đám đông ấy dường như xa lạ với những bức ảnh tuyệt mĩ thể hiện cuộc sống của họ, nói cách khác, tấm ảnh nghệ thuật Chiếc thuyền ngoài xa đẹp như mơ đó chỉ là cái vỏ bề ngoài, đằng sau nó còn có những cuộc sống rách rưới, đói nghèo. Tấm ảnh ấy vẫn cứ nằm bất động ở một nơi sang trọng trong những gia đình sành nghệ thuật!
Nghệ thuật xuất phát từ cuộc sống. Nhưng cuộc sống không phải lúc nào cũng có vẻ đẹp lí tưởng như nghệ thuật. Điều nầy không mới. Cách ta hơn sáu mươi năm, Nam Cao chẳng đã từng nói "Nghệ thuật không cần phải là . . .không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than. . ." ( Trăng sáng - 1943 ). Người nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng bị ám ảnh mỗi khi nhìn lại tấm ảnh, vì có thể anh nghĩ rằng tấm ảnh đó sang trọng quá, xa cách quá với cuộc sống của những người lao động nghèo khổ kia. Nó chỉ là cái vỏ bọc của những mảnh đời bất hạnh mà những người không trực tiếp chứng kiến như anh thì sẽ không bao giờ cảm nhận được một cách đầy đủ đằng sau tấm ảnh kia chứa đựng những gì. Giữa nghệ thuật và cuộc sống vẫn cón một khoảng cách. Anh muốn thấu hiểu, chia xẻ, cảm thông nhiều hơn với nỗi đau của người khác bằng tất cả tấm lòng, vì thế mà anh "ngắm kĩ" rồi lại "nhìn lâu hơn", Phùng muốn đào bới những gì trong một tấm ảnh rất quen thuộc của chính mình? Âu đó cũng là cái tâm của người say mê nghệ thuật.
Có lẽ vì vậy mà Phùng dường như còn muốn làm điều gì xa hơn, cụ thể hơn chăng để cho nghệ thuật gắn liền với cuộc đời. Bằng không thì tấm ảnh đẹp như một giấc mơ đó mãi mãi vẫn là Chiếc thuyền ngoài xa !
Một điểm nữa, Nguyễn Minh Châu cũng làm cho người đọc không thể bỏ qua trong cách nhìn lại tấm ảnh của Phùng "tuy là ảnh đen trắng nhưng mỗi lần ngắm kĩ, tôi vẫn thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai" . Phải chăng tác giả muốn nói sau khi tước bỏ mọi lớp sơn hào nhoáng bên ngoài, cái chất thật của cuộc đời khi hiện ra chỉ là hai màu đen trắng . Nhưng nó không hoàn toàn xám xịt, hay đen tối làm cho người ta cảm thấy buồn rầu, mà khi để hết tâm trí nhìn ngắm, người ta vẫn có thể phát hiện ra những điểm hồng nào đó. Chẳng qua là màu hồng kia bị che lấp bởi vô vàn cái bùng nhùng, rối rám của cuộc đời - cũng như cuộc đời thầm lặng, vô danh của người phụ nữ hàng chài kia tưởng như không có gì đáng nói mà thật ra, một cách tình cờ, Phùng đã phát hiện ở chị những phẩm chất đáng quý khiến anh phải suy ngẫm rất nhiều và thay đổi quanh niệm về con người và cuộc sống.
Tóm lại, qua đoạn kết, phải chăng Nguyễn Minh Châu muốn nói Chiếc thuyền ngoài xa chính là vẻ đẹp của ước mơ, của lí tưởng mà người nghệ sĩ luôn khát khao vươn tới. Nhưng để cho nó có máu thịt của cuộc sống, người nghệ sĩ khi thể hiện nó cần có một tấm lòng trân trọng, cảm thông. Nó là nỗi dằn dặt, đau đáu khi người nghệ sĩ cảm thấy mình chưa thể hiện được hết điều muốn nói.
Cái mĩ luôn luôn đi kèm với chân và cái thiện để trở nên hoàn mĩ, hoàn thiện. Bản chất cái đẹp cũng là đạo đức. Đó cũng là điều mà Đốt-xtôi-epxki đã từng nhắn nhủ : " Cái đẹp sẽ cứu vớt cho nhân loại".
Câu 3a:
Ra đời từ những năm đầu kháng chiến chống Pháp, cùng một đề tài người lính với Nhớ của Nguyên Hồng, Đồng chí của Chính Hữu, nhưng Tây Tiến của Quang Dũng vẫn có một gương mặt riêng thật khó quên, mang đậm hào khí lãng mạn của một thời, gắn với một giai đoạn lịch sử đấu tranh anh dũng của dân tộc.
Tây Tiến không có một sáng tạo gì khác thường, đột xuất mà vẫn là sự tiếp tục của dòng thơ lãng mạn nhưng đã được tác giả thổi vào một hồn thơ rất mới và rất trẻ khác hẳn với những tiếng thơ bi lụy, não nùng trước đó. Tây Tiến nhắc nhở một thời gian khổ và oanh liệt của lịch sử đất nước nhưng được thể hiện theo cách riêng đặc đắc qua ngòi bút Quang Dũng với tâm trạng cụ thể: nỗi nhớ đồng đội trong đoàn quân Tây Tiến. Chính niềm thương nhớ máu thịt và niềm tự hào chân thành của Quang Dũng về những người đồng đội của ông là âm hưởng chủ đạo của bài thơ, khiến cho người đọc cảm động sâu xa.
Bài thơ mở đầu bằng nỗi nhớ da diết, trải rộng cả không gian và thời gian mênh mông.
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi.
Tác giả nhớ về những ngày ở Tây Tiến, nhớ những người đồng đội và nỗi nhớ ấy đã thốt lên thành lời gọi. Văn học ta có nhiều câu thơ diễn tả nỗi nhớ…nhưng “nhớ chơi vơi” thì có lẽ Quang Dũng là người đầu tiên mạnh dạn sử dụng. Nỗi nhớ ấy gợi xa về cả không gian, thời gian và tầm cao nữ, nỗi nhớ như có dáng hình bềnh bồng, bềnh bồng. Quang Dũng viết bài thơ này khi mới xa đoàn quân Tây Tiến, xa mà không hẹn ước, không biết ngày gặp lại. Cảm giác về thời gian trải dài tạo nên nỗi “nhớ chơi vơi”, bâng khuâng khó tả.
Rồi cứ thế, nỗi nhớ đồng đội ấy lan tỏa, thấm đượm nồng nàn trên từng câu thơ, khổ thơ. Có lẽ nói bài thơ được xây dựng trên cảm hứng thương nhớ triền miên với bao kỷ niệm chống chất, ào ạt xô tới:
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi.
Mường Lát hoa về trong đêm hơi.
Sài Khao, Mường Lát, những địa danh rất Tây Bắc cũng góp phần gợi nỗi nhớ chơi vơi. Hình ảnh Tây Bắc được hiện lên trong câu thơ thật mịt mù và cải mệt mỏi của đoàn quân như lẫn vào sương. Bên cạnh cái gian khổ lại có một cái rất thơ, dường như huyền thoại:
Mường Lát hoa về trong đêm hơi.
Câu thơ rất độc đáo, hoa về chứ không phải hoa nở, đêm hơi chứ không phải là đêm sương. Hoa hiện ra mờ mờ trong sương, trong màn sương vẫn cảm thấy hoa. Câu thơ đẹp, huyền ảo, lung linh quá! Đọc đến đây, cái “mỏi” của đoàn quân dường như đã tan biến hết. Quang Dũng thật tài tình khi viết một câu thơ hầu hết là thanh bằng nhẹ nhàng, lâng lâng, chơi vơi như sương, như hoa, như hồn người, khác với:
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời.
Những câu thơ giàu chất tạo hình như vẽ lại được cả chặng đường hành quân đầy gian khổ, khó khăn. Tác giả không viết súng chạm trời mà là “súng ngửi trời” rất sinh động, nghịch ngợm, thông minh, hóm hỉnh.
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Câu thơ ngắt nhịp ở giữa gợi hình ảnh dốc rất cao, rất dài nhưng ngay sau đó lại là một câu thơ toàn vần bằng. Xuân Diệu trước đây cũng chỉ viết được hai câu toàn vần bằng mà ông rất tâm đắc:
Sương nương theo trăng ngừng lưng trời
Tương tư nâng lòng lên chơi vơi.
Còn Quang Dũng trong Tây Tiến đã có khá nhiều câu thơ hầu hết là vần bằng, chất tài hoa của ông bộc lộ ở đó.
Tây Tiến đặc tả cận cảnh. Con người và cảnh vật rừng núi miền Tây Tổ quốc được tác giả thể hiện ở khoảng cách xa xa, hư ảo với kích thước có phần phóng đại khác thường. Trong khổ thơ thứ nhất này từng mảng hình khối, đường nét, màu sắc chuyển đổi rất nhanh, bất ngờ trong một khung cảnh núi rừng bao la, hùng vĩ như một bức tranh hoành tráng. Câu thơ “Mường Lát hoa về trong đêm hơi” không thể nói rõ mà chỉ cảm nhận bằng trực giác. Nếu “thơ là nơi biểu hiện đầy đủ nhất, sâu sắc nhất ma lực kỳ ảo của ngôn ngữ” thì câu thơ này cũng đúng như vậy.
Thiên nhiên trong Tây Tiến cũng như trong thơ Quang Dũng bao giờ cũng là một nhân vật quan trọng, tràn đầy sinh lực và thấm đượm tình người. Hồn thơ tinh tế củ tác giả bắt rất nhạy từ một làn sương chiều mỏng, từ một dáng hoa lau núi phất phơ đơn sơ bất chợt, rồi ông thổi hồn mình vào đó và để lại mãi trong ta một nỗi niềm bâng khuâng thương mến và một áng thơ đẹp.
Khung cảnh thiên nhiên hiện lên ở Tây Tiến thật hoang sơ, kỳ vĩ. Trên cái nên thiên nhiên dữ dội có hình ảnh đoàn quân Tây Tiến thật nhỏ bé nhưng chính sự đối lập tương phản đó càng làm tăng khí phách anh hùng, kẻ thù cũng như gian khổ không gì khuất phục nổi.
Trên đường hành quân đã có những người lính hy sinh. Tác giả không ngần ngại nói đến cái chết:
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời.
Quang Dũng là một nhà thơ xuất thân tiểu tư sản nên ông miêu tả cái chết cũng rất lãng mạn. Hình ảnh “Gục lên súng mũ bỏ quên đời” vừa gợi thương nhưng cũng rất bình thản. Những chiến sỹ Tây Tiến là những thanh niên Hà Nội chưa quen chuyện gươm súng gian khổ và họ đã ngã xuống sau những dãi dầu sương gió. Hình như tác giả không muốn người đọc chìm sâu trong cảm giác xót thương nên ngay sau đó là hình ảnh hào hùng của thiên nhiên:
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm mường Hịch cọp trêu người.
Biết bao nhiêu điều đe dọa sinh mạng người lính. Câu thơ nói về những hiểm nguy ấy với giọng điệu ngang tàng, coi thường, xóa đi sự bi lụy của cảm xúc ở câu trên. “Cọp trêu người” – có một cái gì đó rất nghịch ngợm, rất lính.
Và đằng sau những trắc trở ấy lại là cảnh thanh bình, yên ấm:
Ôi nhớ Tây Tiến cơm nên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.
Câu thơ gợi cảm giác nồng nàn, no nê, đầy đủ những kỷ niệm đơn sơ, nhỏ bé trong cuộc sống đời lính thường ngày cũng hóa thành gần gũi, ấm lòng. Hương thơm ấy không chỉ là hương “nếp xôi” mà còn là hương từ đôi bàn tay em – cô gái Mai Châu.
Quang Dũng nhớ về người lính Tây Tiến gian khổ, hy sinh nhưng không bi lụy, mà vẫn hùng, vẫn thơ. Tác giả sử dụng những từ ngữ, hình ảnh, âm thanh mới mẻ, gợi cảm và có chút lãng mạn.
Bốn mươi ba năm đã trôi qua, kể từ ngày Tây Tiến ra đời. Vượt qua sức cản phá của thời gian, Tây Tiến vẫn còn sức quyến rũ chúng ta hôm nay, gợi nhớ về “những năm tháng không quên” trong lịch sử dân tộc. Có thể nói Tây Tiến là “một tượng đài bất tử” về người lính vô danh mà Quang Dũng đã dựng lên bằng cả tâm hồn mình để tưởng niệm một thế hệ thanh niên đã hăng hái, anh dũng ra đi mà nhiều người trong số họ không về nữa. Tây Tiến in đậm một phong cách thơ Quang Dũng, tài hoa, độc đáo.
Mở đầu tác phẩm Vợ nhặt là bức tranh ngày đói. Chỉ vài nét vẽ phác thảo, nhà văn đã vẽ nên bức tranh ngày đói thật hãi hùng. Xóm ngụ cư chìm trong bóng đêm chết chóc, tăm tối, ảm đạm. Ở đây thiếu vắng sự sống hoặc sự sống le lói như ngọn đèn trước gió.Hai lần nhà văn so sánh người với ma.Bằng chứng là " Hai bên dãy phố úp súp tối om, không nhà nào có ánh đèn, lửa". Người sống thì " lũ lượt dắt díu, bồng bế nhau lên xanh xám như những bóng ma" hoặc " dưới những gốc đa gốc gạo xù xì bóng những người đói đi lại dật dờ lặng lẽ như những bóng ma". Người chết thì như ngả rạ, không một sáng nào đi làm đồng hoặc đi chợ người ta lại không thấy ba bốn cái thây người nằm còng queo ở bên vệ đường. Mùi tử khí nồng nặc. Tác giả còn tô đậm bức tranh hơn nữa bởi hình ảnh của bầy quạ đen chờ chực để rỉa xác người chết. Cõi âm và cõi dương nhạt nhòa. Tất cả đang đứng bên bờ vực của cái chết.
Trên cái nền chết chóc ấy, một buổi chiều người ta thấy Tràng về với một người đàn bà nữa. Ai vậy ? Đó là vợ Tràng. Điều không thể tin lại phải tin trong tác phẩm của Kim Lân. Vậy Tràng là ai ? Tràng lấy vợ như thế nào ?
a/ Lai lịch
- Xuất thân: dân ngụ cư, làm nghề đẩy xe bò thuê, nuôi mẹ già. Dân ngụ cư là những người vốn từ nơi khác đến. Vì thế, dân ngụ cư không có ruộng đất, chỉ đi làm thuê làm mướn. Đã vậy, họ còn bị phân biệt đối xử, thường phải ở nơi bìa làng, hoặc ở chỗ hẻo lánh. Nhà cửa của anh ta, cái được gọi là "nhà" thì luôn "vắng teo đứng rúm ró trên mảnh vườn mọc lổn nhổn những búi cỏ dại". Hơn nữa, vì là dân ngụ cư, Tràng bị coi khinh, chẳng mấy ai thèm nói chuyện, trừ lũ trẻ hay chọc ghẹo khi anh ta đi làm về.
b/ Ngoại hình:
- Tràng có ngoại hình xấu xí, thô kệch. Đầu trọc nhẵn, hai con mắt nhỏ tí, gà gà, quai hàm bạnh ra, cái lưng to rộng như lưng gấu, đi thì cứ chúi đầu về phía trước lại hay nói lầm bầm trong miệng, khi cười thì ngửa mặt lên cười hềnh hệch.
Nhận xét: Tràng là một nông dân nghèo khổ lại xấu xí. Nếu như trong thời bình, Tràng thuộc típ người khó có khả năng lấy vợ. Nhưng điều đó lại xảy ra vào đúng cái nạn đói khủng khiếp. Tràng lấy được vợ hay nói đúng hơn là "nhặt được vợ".
c/ Tình huống nhặt vợ của Tràng (diễn biến tâm lí)
+ Thật ra, ban đầu Tràng không chủ tâm tìm vợ. Tràng cũng thừa biết, người như hắn thì không thể có vợ. Khi đẩy xe bò mệt mỏi anh chỉ hò một câu cho vui " Muốn ăn cơm trắng mấy giò này/ Lại đây mà đẩy xe bò với anh nì". Tràng chỉ muốn hò để xua đi mỏi mệt trong người. Anh cũng chẳng có ý chòng ghẹo ai cả. Ai ngờ có người đàn bà đói xông xáo đến đẩy xe thật. Nhưng vì đùa vui nên Tràng đã không giữ đúng thỏa thuận của câu hò. Nhưng Tràng cảm thấy hạnh phúc biết bao khi gặp được cái "cười tít mắt của thị" bởi "từ xưa đến giờ có ai cười với hắn một cách tình tứ như vậy đâu".
+ Hôm sau gặp lại: Khi Tràng đang ngồi nghỉ trước cổng chợ tỉnh thì bất ngờ có người đàn bà sầm sập chạy đến, cong cớn, sưng sỉa với hắn " Điêu, người thế mà điêu". Tràng không nhận ra người đàn bà ngày trước đẩy xe cho mình. Trước mặt hắn là một người đàn bà thảm hại đã bị cái đói tàn hại cả nhan sắc lẫn nhân cách. Thị gầy sọp hẳn đi, ngực gầy lép, khuôn mặt lưỡi cày hốc hác, quần áo rách như tổ đỉa. Thấy người đàn bà đói, rách rưới thảm hại. Tràng động lòng thương. Có ai ngờ được rằng trong con người thô kệch ấy lại có một tấm lòng thương người cao cả. Thế rồi Tràng cho người đàn bà kia ăn, không chỉ ăn mà còn cho ăn rất nhiều " bốn bát bánh đúc". Đó chính là lòng thương một con người đói khát hơn mình chứ Tràng không hề có ý định lợi dụng hoặc chòng ghẹo.
Vốn tính hay đùa, Tràng lại tầm phơ tầm phào "Nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân đồ lên xe rồi về". Nói đùa thế thôi, ai ngờ thị về thật. Lúc đầuTràng phảng phất lo sợ về cái đói và cái chết"mới đầu anh cũng chợn, nghĩ: thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bòng". Đó là nỗi sợ hãi có thật nhất lại là thời đói kém như thế này. Nhưng có lẽ tình thương người và khát vọng hạnh phúc đã lớn hơn nỗi sợ hãi nên sau đó anh chặc lưỡi " Chậc kệ!" . Chỉ một từ "kệ" thôi, Tràng như đã bỏ lại sau lưng mình tất cả nỗi sợ hãi, mọi lo nghĩ để vun vén cho cái hạnh phúc của mình.
Bình luận: Tràng và người đàn bà kia như hai cành củi khô nhưng họ đã chụm vào nhau để nhen lên ngọn lửa. Tội nghiệp thay, người này thì cần hạnh phúc còn người kia thì lại cần chỗ dựa. Một người vì tình yêu, người kia vì miếng ăn. Nói tóm lại là họ LIỀU, nhưng cái Liều kia của họ làm người ta bật khóc. Bây giờ thì họ là người dũng cảm, dũng cảm bởi vì họ dám nắm tay nhau để bước qua ranh giới của sự sống và cái chết. Họ làm ta khâm phục và kính trọng, phải chăng hai con người khốn khổ ấy là niềm tin của Kim Lân về một giống nòi sẽ tiếp nối sẽ sinh sôi khi mà cả dân tộc đang đứng trước sự diệt vong của nạn đói ?
+ Khi người phụ nữ chấp nhận làm vợ, Tràng đã có ý thức chăm sóc: hắn đưa thị vào chợ tỉnh bỏ tiền ra mua cho thị cái thúng con đựng vài thứ lặt vặt và ra hàng cơm đánh một bữa no nê... Anh còn mua 2 hào dầu để thắp sáng. Đó có vẻ như là sự cố gắng quá mức của Tràng nhưng cũng rất dễ hiểu vì Tr sắp được làm chồng.
+ Trên đường về: (khác với anh Tràng hôm qua buồn bã, cúi mặt lo âu nghĩ ngợi). Hôm nay Tràng có niềm vui lạ, một niềm hạnh phúc tràn ngập khiến mặt Tràng cứ "phớn phở khác thường". Thỉnh thoảng lại còn cười nụ một mình. Lúc thì hắn đi sát người đàn bà, lúc lại lùi ra sau một tí, hai tay cứ xoa vào vai nọ vai kia, lại muốn nói đùa một câu, lại cứ thấy ngường ngượng. Kim Lân đã làm người đọc thấy được sự thay đổi về tâm lí của Tràng. Tràng thật sự đã khác với Tràng hôm qua. Trong lòng Tràng tràn ngập niềm vui sướng miên man khiến "Trong một lúc Tràng hình như quên hết những cảnh sống ê chề, tăm tối hằng ngày, quên cả cái đói khát ghê gớm đang đe dọa, quên cả những tháng ngày trước mặt. Trong lòng hắn bây giờ chỉ còn tình nghĩa giữa hắn với người đàn bà đi bên. Một cái gì mới mẻ, lạ lắm, chưa từng thấy ở người đàn ông nghèo khổ ấy, nó ôm ấp, mơn man khắp da thịt Tràng, tựa hồ như có bàn tay vuốt nhẹ dọc sống lưng" . Thế là rõ rồi: Hạnh phúc đang làm anh thay đổi.
+ Khi về đến nhà, lúc đầu Tràng thấy " ngượng nghịu" rồi cứ thế " đứng tây ngây ra giữa nhà, chợt hắn thấy sờ sợ". Nhưng đó chỉ là cảm giác thoáng qua thôi. Hạnh phúc lớn lao quá khiến Tràng lại lấy lại được thăng bằng nhanh chóng. Lúc sau Tràng tủm tỉm cười một mình với ý nghĩ có phần ngạc nhiên sửng sốt, không dám tin đó là sự thật: "hắn vẫn còn ngờ ngợ như không phải thế. Ra hắn đã có vợ rồi đấy ư ?". Đó là sự ngạc nhiên trong sung sướng.
+ Lúc chờ đợi Mẹ về:Tràng nóng ruột, đi đi lại lại. Chưa bao giờ người ta thấy hắn nôn nóng như thế. Khi mẹ về, hắn mừng rỡ, rối rít như trẻ con vì dù sao Tràng vẫn còn có mẹ - đó là đấng tối cao của Tràng vì chỉ có mẹ mới quyết định được hạnh phúc của hắn. Tràng nóng lòng thưa chuyện với mẹ. Bắt mẹ ngồi lên giường để thưa chuyện. Khi được đồng ý, Tràng thở đánh phào một cái nhẹ cả người. Thế là Tràng đã có gia đình, có vợ, không tốn tiền cưới hỏi, Tràng lấy được vợ thật hiển hách.
+ Sau khi lấy vợ, Tràng trở thành một người sống có trách nhiệm, biết suy nghĩ chín chắn. Nhà văn đã mang đến cho người đọc hơi thở mới của Tràng vào sau cái đêm tân hôn. Tràng thức dậy, đầu tiên đó là một cảm giác dễ chịu "Trong người êm ái lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra". Đó là tâm trạng hạnh phúc. Tràng cảm động khi thấy mẹ và vợ dọn dẹp lại nhà cửa nhất là khi nghe tiếng chổi tre quét từng nhát sàn sạt trên sân. Một nỗi lòng yêu thương, một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng "Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hắn đã có một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng".
+Từ một anh phu xe cục mịch, sống vô tư, chỉ biết việc trước mắt, Tràng đã là người quan tâm đến những chuyện ngoài xã hội và khao khát sự đổi đời. Khi tiếng trống thúc thuế ngoài đình vang lên vội vã, dồn dập, Tràng đã thần mặt ra nghĩ ngợi, đây là điều hiếm có đối với Tràng xưa nay. Trong ý nghĩ của anh lại vụt hiện ra cảnh những người nghèo đói ầm ầm kéo nhau đi trên đê Sộp để cướp kho thóc của Nhật và đằng trước là lá cờ đỏ. Tràng nhớ tới cảnh ấy và lòng ân hận, tiếc rẻ và trong óc vẫn thấy đám người đói và lá cờ bay phấp phới... ( giá trị nhân đạo, tác giả mở ra con đường sống cho những con người đang đứng bên bờ vực của cái chết đó là chỉ có đi theo cách mạng mới giải phóng được cho họ)
Kết luận: Qua sự biến đổi tâm trạng thấy được vẻ đẹp tâm hồn tính cách nhân vật đó là tình thương niềm khao khát hạnh phúc, niềm lạc quan tin tưởng vào tương lai và thấy được tình cảm nhân đạo cuả nhà văn dành cho người lao động nghèo khổ.
Đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2011 − môn Văn
I. Phần chung cho tất cả thí sinh (5,0 điểm).
Câu 1. (2,0 điểm)
Trong đoạn cuối truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu, nhân vật nghệ sĩ Phùng mỗi khi ngắm kỹ và nhìn lâu hơn tấm ảnh do mình chụp thường thấy hiện lên những hình ảnh nào? Những hình ảnh đó nói lên điều gì?
Câu 2. (3,0 điểm)
Trước nhiều ngả đường đi đến tương lai, chỉ có chính bạn mới lựa chọn được đúng con đường cho mình.
Viết một đoạn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.
II. Phần riêng - phần tự chọn (5,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3.a hoặc câu 3.b) Câu 3.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm)
Phân tích đoạn thơ sau trong bài Tây Tiến của Quang Dũng:
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi
(Ngữ văn 12, Tập một, tr.88, NXB Giáo dục – 2009).
Câu 3.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm)
Phân tích nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân.
(phần trích trong Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập hai, NXB Giáo dục – 2008)
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Chào bạn,
Cũng như mọi năm, Trang chuyên mục Tư vấn hỏi đáp tuyển sinh tại Vatgia.com/hoidap sẽ tiếp tục giới thiệu lời giải tham khảo và đáp án của cả hai kỳ thi tốt nghiệp THPT và đại học, cao đẳng năm 2011 tới các bạn.Các bài giải tham khảo này sẽ được cập nhật nhanh nhất sau mỗi buổi thi. Toàn bộ đáp án tham khảo do các giáo viên, giảng viên có kinh nghiệm và các trung tâm khác có uy tín thực hiện.
Việc sớm đối chiếu phần bài làm của mình với các đáp án tham khảo sẽ giúp các bạn thí sinh ước lượng tổng điểm có thể đạt được. Điều này cũng giúp các bạn thí sinh có đủ thời gian cân nhắc, tính toán, và chuẩn bị mọi kế hoạch học tập ngay sau khi mùa thi 2011 kết thúc.
Hệ bổ túc - Giáo dục thường xuyênBấm vào liên kết dưới đây để xem đề thi và gợi ý giải môn Ngữ văn, Vật Lý,Địa lý, Sinh học, Lịch sử, Toán học.
Đề thi |
Vật lý
|
Toán học |
Lịch sử |
Địa lý |
Sinh học
|
Ngữ văn |
Kết thúc đợt thi, Bộ GD-ĐT sẽ công bố đáp án.Vatgia.com/hoidapgiới thiệu tới các bạn nội dung này.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2011 sẽ được tổ chức vào các ngày 2, 3 và 4/6 với 6 môn thi bắt buộc gồm: ngữ văn, toán, ngoại ngữ, vật lý, sinh học, địa lý. Trong đó, các môn ngoại ngữ, vật lý, sinh học thi theo hình thức trắc nghiệm. Với môn ngoại ngữ, thí sinh phải thi một trong các thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc, Đức, Nhật; những thí sinh không theo học hết chương trình THPT hiện hành hoặc có khó khăn về điều kiện dạy, học thì được thi thay thế bằng môn lịch sử (thi theo hình thức tự luận).
Riêng học sinh bổ túc THPT sẽ thi tốt nghiệp với sáu môn gồm: toán, ngữ văn, vật lý, sinh học, lịch sử, địa lý. Các môn vật lý, sinh học thi theo hình thức trắc nghiệm.
Chúc cácbạn sĩ tử 12bình tĩnh, tự tin và thành công!
Vatgia.com.
Các em học sinh cùng phụ huynh có bất cứ băn khoăn thắc mắc gì về Tuyển sinh 2011 có thể gọi tới tổng đài 1900 6669 để được giải đáp từ các chuyên gia tư vấn.
Đặc biệt từ năm 2011, qua tổng đài 1900 6669 các em học sinh cùng phụ huynh còn có thể Tra cứu điểm thi tự động một cách sớm nhất, chính xác nhất của 03 kỳ thi: Tốt nghiệp THPT, Đại Học - Cao đẳng, Vào lớp 10 của 63 tỉnh và hơn 400 trường Đại học – Cao đẳng trên toàn quốc. Chỉ cần gọi 1900 6669 và làm theo hướng dẫn.
Khi các em cùng phụ huynh có bất cứ câu hỏi gì về Tuyển sinh hãy soạn tin: AZH Câu hỏi gửi tới 8585 để được giải đáp.
Việc sớm đối chiếu phần bài làm của mình với các đáp án tham khảo sẽ giúp các bạn thí sinh ước lượng tổng điểm có thể đạt được. Điều này cũng giúp các bạn thí sinh có đủ thời gian cân nhắc, tính toán, và chuẩn bị mọi kế hoạch học tập ngay sau khi mùa thi 2011 kết thúc.
Đặc biệt các em học sinh ngay sau khi nhận được số báo danh đã có thể nhắn tin chờ kết quả điểm thi/điểm chuẩn. Tổng đài tin nhắn sẽ tự động trả kết quả điểm thi/điểm chuẩn lại cho các em ngay khi có kết quả. Nếu các em nhắn tin vào thời điểm đã có kết quả thì các em sẽ nhận được kết quả ngay. Cú pháp tin nhắn tra cứu kết quả điểm thi như sau:
Kỳ thi Tốt nghiệp PTTH |
DTN SBD Mã tỉnh gửi tới 8732
DAN Môn thi Mã đề gửi tới 8732
|
Kỳ thi Đại học – Cao đẳng |
DTH SBD gửi tới 8732
DCH Mã trường Mã ngành gửi tới 8732
DAH Khối thi Môn thi Mã đề gửi tới 8732
|
Kỳ thi Vào 10 |
DTM SBD Mã tỉnh gửi tới 8732
DCM Mã trường Mã tỉnh gửi tới 8732
DAM Môn thi Mã tỉnh gửi tới 8732
|
Nếu cần trợ giúp thêm các em cùng phụ huynh có thể gọi tới tổng đài 1900 6669. Hoặc truy cập web site: http://tradiemthi.vn/
Chúc các em một mùa thi thắng lợi !Ngay sau khi kết thúc các môn thi, Bộ GD-ĐT sẽ công bố đáp án chính thức. Về tính pháp lý thì đáp án của Bộ GD-ĐT mới là chuẩn xác nhất, còn các đáp án khác chỉ là gợi ý và có tính chất tham khảo. Do đó, em chỉ cần đối chiếu với đáp án của Bộ để biết kết quả làm bài của mình. Như vậy thông tin đáp án của Vatgia.com đưa ra là hoàn toàn đáng tin tưởng.
Như thường lệ sau khi các thí sinh đã làm bài thi các môn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT các báo lớn như Dân Trí, Tuổi Trẻ, Thanh Niên,Tin247.com.. sẽ tiến hành giải các đề thi này và đưa ra các đáp án hay gợi ý trả lời tùy theo môn. Thời gian đưa ra gợi ý và đáp án (không chính thức) nhanh nhất là vài giờ sau khi kết thúc thời gian làm bài thi môn đó. Tại topic này sẽ cập nhật đáp án ngay khi các báo đăng lên mạng để các bạn tiện theo dõi và tham khảo
Đề thi và đáp án môn Văn trong kỳ thi năm nay ( năm 2011) sẽ được cập nhật nhanh nhất tại link này sau buổi sáng ngày 2/6/2011 (buổi sáng trong ngày thi thứ 1).
Xem lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2011.
Tổng hợp đề thi và đáp án đề thi tốt nghiệp THPT năm 2011:
Dưới đây là đáp án đề thi môn Toán trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2010. Đây là môn bắt buộc trong thi tốt nghiệp nên mỗi năm đều có, các bạn có thể tham khảo trước khi vào phòng thi năm nay. Chúc các bạn may mắn !
Đề thi tốt nghiệp THPT không phải là quá khó đối với thí sinh. Tuy nhiên sự thiếu cẩn thận và nóng vội sẽ khiến thí sinh mắc những sai lầm đáng tiếc. Chính vì thế việc nắm rõ những quy định, loại trừ những rủi ro là điều cần thiết.
Cẩn trọng khi đọc đề
Đề thi tốt nghiệp THPT chủ yếu bám sát chương trình sách giáo khoa, không lắt léo đánh đố thí sinh. Bên cạnh đó, một số câu hỏi để phân loại thí sinh không phải là quá khó. Tuy nhiên có nhữngthí sinhdo có tâm lý đề thi tốt nghiệp THPT dễ nên khi nhận đề thường đọc lướt và ít khi gạch chân phần trọng tâm của đề. Chính vì thế khi bắt được từ quen thuộc thí sinhthường bắt tay vào giải ngay. Hậu quả của sự thiếu thận trọng này là làm lệch đề dẫn đến mất điểm một cách đáng tiếc. Chẳng hạn có năm đề thi ra về tác phẩm Vợ chồng A Phủ nhưng có thí sinh lại đi phân tích tác phẩm...Vợ nhặt.
Trong kì thi tốt nghiệp THPT năm nay, ngoài môn Ngữ văn còn có sự xuất hiện của môn Địa Lý, Sinh học. Đây là những môn thi mà theo đánh giá của các thầy cô thí sinh thường hay mắc lỗi khi đọc đề. Theo lời khuyên của những nhà giáo lâu năm thì để hạn chế lỗi này, ngoài yếu tố ổn định tâm lý, thí sinh cần cẩn trọng đọc đề ít nhất 2 lần. Lần đầu tiên đọc lướt để đánh dấu những phần câu hỏi có thể làm nhanh để triển khai trước. Kế tiếp đọc lại câu hỏi gạch chân những phần trọng điểm, những yêu cầu của đề…
Loại trừ sai sót với môn thi trắc nghiệm
Kì thi tốt nghiệp THPT năm nay có 3 môn thi theo hình thức đề thi trắc nghiệm. Mặc dù Bộ GD-ĐT đã khuyến cáo, nhắc nhở rất nhiều lần nhưng tình trạng mắc lỗi môn thi trắc nghiệm của thí sinh vẫn khá phổ biến. Hầu hết các lỗi đó là tô số báo danh sai, ghi mã đề sai, làm cả hai phần tự chọn.
Theo lãnh đạo Cục khảo thí và Kiểm định chất lượng- Bộ GD-ĐT, ngoài lỗi làm cả hai phần tự chọn thì thí sinh đành phải chấp nhận chỉ được chấm điểm phần chung, còn phần riêng sẽ không có điểm thì các lỗi còn lại hoàn toàn có thể kiểm rò lại được khi thí sinh làm đơn xin phúc khảo bài thi.
Tuy nhiên cái khó của vấn đề này là ở chỗ, không phải thí sinh nào cũng có thể làm đơn xin phúc khảo khi phát hiện ra những sai sót trên bởi lẽ theo quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2011, mọi thí sinh đều có quyền xin phúc khảo bài thi nếu điểm bài thi thấp hơn điểm trung bình cả năm của môn học đó ở lớp 12 từ 1,0 điểm trở lên.
“Thí sinh cần tập cách tô đậm các ô trả lời bằng bút chì, tô làm sao cho đủ độ đậm, vừa kín vòng tròn thật nhanh. Ngoài ra, cũng cần cẩn thận khi xóa tẩy các phương án trả lời sai, tẩy sạch mà không làm rách giấy. Khi tô, phải tô đậm và lấp kín diện tích cả ô, không gạch chân hoặc chỉ dùng ký hiệu đánh dấu. Khi làm đến câu trắc nghiệm nào thì thí sinh tô ngay ô tròn trả lời trên phiếu, ứng với câu trắc nghiệm đó. Không nên làm trên giấy nháp trước rồi mới tô sau, vì cách làm này sẽ khiến thí sinh dễ tô nhầm đáp án” - lãnh đạo Cục khảo thí và Kiểm định chất lượng khuyến cáo.
Đừng chủ quan với quy chế thi
Theo lãnh đạo Bộ GD-ĐT, không chỉ các quy định về vật dụng được phép mang vào phòng thi mà ngay cả khi làm bài thi nếu không để ý thí sinh có thể mắc lỗi bị đình chỉ hoặc hủy kết quả bài thi. Thực tế qua các kì thi tốt nghiệp THPT, nhiều thí sinh vẫn có tâm lý mang tài liệu vào phòng thi để đề phòng bất chắc. Các em cứ nghĩ không sử dụng thì chắc chẳng sao. Chính vì thế trước khi vào phòng thi thí sinh cần phải nắm rõ quy chế.
Theo quy chế thi tốt nghiệp THPT thì những trường hợp bị đình chỉ, hủy kết quả bài thi bao gồm: Mang vào phòng thi tài liệu và các vật dụng bị cấm mang vào phòng thi trong thời gian từ lúc bắt đầu phát đề thi đến hết giờ làm bài (đã hoặc chưa sử dụng); Sử dụng tài liệu liên quan đến việc làm bài thi và các phương tiện thu phát thông tin dưới bất kỳ hình thức nào, kể cả trong và ngoài phòng thi; Nhận bài giải sẵn của người khác (đã hoặc chưa sử dụng); Chuyển giấy nháp cho thí sinh khác hoặc nhận giấy nháp của thí sinh khác; Cố tình không nộp bài thi, dùng bài thi hoặc giấy nháp của người khác để nộp làm bài thi của mình hoặc làm bài giống nhau (do chép bài của nhau) bị giám khảo phát hiện.
Bên cạnh đó, thí sinh chỉ được phép mang vào phòng thi các vật dụng liên quan đến việc làm bài thi. Cụ thể, bút viết, thước kẻ, bút chì đen, tẩy chì, compa, êke, thước vẽ đồ thị, dụng cụ vẽ hình; các vật dụng này không được gắn linh kiện điện, điện tử; Máy tính cầm tay không có chức năng soạn thảo văn bản và không có thẻ nhớ; Atlat Địa lí Việt Nam (đối với môn thi Địa lí) do Nhà xuất bản Giáo dục ấn hành; không được đánh dấu hoặc viết thêm bất cứ nội dung gì trong tài liệu.
Những lưu ý làm bài thi tốt nghiệp THPT
Không sợ “vênh” Năm nay, đề thi tốt nghiệp tiếp tục được ra theo hướng “mở”, có nghĩa là 50% điểm số của mỗi đề thi sẽ dành cho những câu hỏi yêu cầu thông hiểu, vận dụng kiến thức. Chính vì “mở” nên không ít thí sinh lo lắng sẽ xảy ra tình trạng “vênh” điểm khi chấm, gây thiệt thòi cho thí sinh Tuy nhiên, ông Trần Văn Nghĩa, Phó Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng (Bộ GD-ĐT), khẳng định thí sinh hoàn toàn yên tâm không sợ “vênh” vì đối với các câu hỏi “mở”, trong hướng dẫn chấm cũng đã chỉ ra cách thức cho điểm với những cách trả lời khác nhau của học sinh. Thêm vào đó, theo quy chế thi, trước khi chấm các bài tự luận, các tổ chấm phải tổ chức cho các giám khảo nghiên cứu hướng dẫn chấm thi của bộ và tiến hành chấm chung ít nhất 15 bài thi để giúp tất cả giám khảo của tổ nhất quán thực hiện hướng dẫn chấm thi. Ông Nghĩa cũng lưu ý thêm để đạt được kết quả cao, gần sát ngày thi, các thí sinh cần rà soát, hệ thống lại những kiến thức đã ôn tập, bổ sung những kiến thức còn chưa nắm vững. Đề thi trắc nghiệm gồm nhiều câu, rải khắp chương trình, do đó cần phải học toàn bộ nội dung môn học, tránh đoán tủ, học tủ. Thí sinh cũng không nên nghĩ đến việc mang tài liệu vào phòng thi hoặc trông chờ sự giúp đỡ của thí sinh khác trong phòng thi vì mỗi người đều có một đề thi với hình thức hoàn toàn khác nhau. Cũng theo ông Nghĩa, kinh nghiệm cho thấy khi làm bài, thí sinh không nên dừng lại quá lâu trước một câu, nếu không làm được thì nên tạm thời bỏ qua để làm câu khác, sau đó quay lại làm câu mà mình đã bỏ qua. Xóa kỹ phương án trả lời sai Mặc dù thi trắc nghiệm đã thực hiện nhiều năm nhưng vẫn còn nhiều thí sinh mắc phải lỗi kỹ thuật khi thi trắc nghiệm, dẫn đến phải nhận điểm thấp.Có thí sinh tự chấm cho mình được 8 điểm, nhưng khi báo kết quả lại chỉ được 5 điểm chỉ vì lỗi tại bút chì, khi xóa sửa phương án không cẩn thận. Ông Trần Văn Nghĩa lưu ý khi làm bài, thí sinh phải hết sức cẩn thận để tô đúng số báo danh, mã đề thi vì đây là các thông tin rất quan trọng để máy chấm nhận diện bài thi. Khi làm từng câu trắc nghiệm, thí sinh cần đọc kỹ nội dung ở cả phần dẫn lẫn 4 lựa chọn A, B, C, D để chọn phương án đúng rồi dùng bút chì tô kín ô tương ứng với chữ cái A (hoặc B, C, D) trong phiếu trả lời trắc nghiệm. Làm được câu trắc nghiệm nào, các em dùng bút chì tô ngay ô trả lời trên phiếu ứng với câu trắc nghiệm đó, tránh việc làm toàn bộ các câu của đề thi trên giấy nháp hoặc trên đề thi rồi mới tô vào phiếu trả lời trắc nghiệm vì như vậy rất dễ bị thiếu thời gian. Thí sinh nên tránh việc tô 2 ô trở lên cho một câu trắc nghiệm vì trong trường hợp này, máy không chấm và câu đó không có điểm; nếu làm sai phải xóa kỹ phương án trả lời sai để máy chấm không hiểu nhầm có 2 trả lời cho câu hỏi đó. Số thứ tự câu trả lời mà thí sinh làm trên phiếu trả lời trắc nghiệm phải trùng với số thứ tự câu trắc nghiệm trong đề thi, tránh trường hợp trả lời câu trắc nghiệm này nhưng lại tô vào hàng của câu khác trên phiếu.Đọc kỹ đề 1 lượt, câu nào dễ làm trước, câu khó làm sau. Nếu câu quá khó với mình nên bỏ qua để tập trung vào những câu đã làm được tránh bị mất điểm “oan”
Tâm trạng của các thí sinh trước mỗi kỳ thi luôn muốn tìm hiểu xem làm sao để mình có thể làm bài đạt điểm tối đa khả năng của mình. Sau đây là một số kinh nghiệm làm bài để thí sinh tham khảo và chuẩn bị tâm lý tốt nhất cho kỳ thi tốt nghiệp THPT2011 sắp diễn ra.
Trong kì thi tốt nghiệp THPT năm nay, các môn Vật lý, Sinh học, Ngoại ngữ thi theo hình thức trắc nghiệm. Nhằm để thí sinh tránh sai sót và làm bài một cách hiệu quả Bộ GD-ĐT đã đưa ra 6 lưu ý dưới đây.
Thứ nhất, ngoài những vật dụng được mang vào phòng thi như quy định trong quy chế thi, để làm bài trắc nghiệm, thí sinh cần mang theo bút chì đen (loại mềm: 2B,...6B), dụng cụ gọt bút chì, tẩy chì, bút mực hoặc bút bi (mực khác màu đỏ). Nên mang theo đồng hồ để theo dõi giờ làm bài.
Thứ hai, ngay sau khi nhận được phiếu trả lời trắc nghiệm, thí sinh dùng bút mực hoặc bút bi điền đầy đủ bằng chữ vào các mục để trống từ số 1 đến số 8; ghi số báo danh với đầy đủ các chữ số (kể cả chữ số 0 ở đầu số báo danh, nếu có) vào các ô vuông nhỏ trên đầu các cột của khung số báo danh (mục 9). Sau đó, chỉ dùng bút chì, lần lượt theo từng cột tô kín ô có chữ số tương ứng với chữ số ở đầu cột. Lưu ý chưa ghi mã đề thi (mục 10).
Thứ ba, khi nhận được đề thi, thí sinh ghi tên và số báo danh của mình vào đề thi. Phải kiểm tra để đảm bảo rằng: đề thi có đủ số lượng câu trắc nghiệm như đã ghi trong đề; nội dung đề được in rõ ràng, không thiếu chữ, mất nét; tất cả các trang của đề thi đều ghi cùng một mã đề thi (ở cuối trang). Nếu có những chi tiết bất thường, thí sinh phải báo ngay cho giám thị để xử lý.
Đề thi có mã số riêng. Thí sinh xem mã đề thi (in trên đầu đề thi) và dùng bút mực hoặc bút bi ghi ngay 3 chữ số của mã đề thi vào 3 ô vuông nhỏ ở đầu các cột của khung chữ nhật (mục số 10 trên phiếu trả lời trắc nghiệm); sau đó chỉ dùng bút chì lần lượt theo từng cột tô kín ô có chữ số tương ứng với chữ số ở đầu mỗi cột.
Thứ tư, khi trả lời từng câu trắc nghiệm, thí sinh cần đọc kỹ nội dung câu trắc nghiệm. Phải đọc hết trọn vẹn mỗi câu trắc nghiệm, cả phần dẫn và bốn lựa chọn A, B, C, D để chọn phương án đúng (A hoặc B, C, D) và chỉ dùng bút chì tô kín ô tương ứng với chữ cái A hoặc B, C, D trong phiếu trả lời trắc nghiệm. Chẳng hạn, thí sinh đang làm câu 5, chọn C là phương án đúng thì thí sinh tô đen ô có chữ C trên dòng có số 5 của phiếu trả lời trắc nghiệm.
Thứ năm, thí sinh cần chú ý những điều sau đây: Làm đến câu trắc nghiệm nào thí sinh dùng bút chì tô ngay ô trả lời trên phiếu trả lời trắc nghiệm, ứng với câu trắc nghiệm đó. Tránh làm toàn bộ các câu của đề thi trên giấy nháp hoặc trên đề thi rồi mới tô vào phiếu trả lời trắc nghiệm, vì dễ bị thiếu thời gian.
Tránh việc chỉ trả lời trên đề thi hoặc giấy nháp mà quên tô trên phiếu trả lời trắc nghiệm; Chỉ tô các ô bằng bút chì. Trong trường hợp tô nhầm hoặc muốn thay đổi câu trả lời, thí sinh dùng tẩy tẩy thật sạch chì ở ô cũ, rồi tô ô khác mà mình mới lựa chọn.
Số thứ tự câu trả lời mà thí sinh làm trên phiếu trả lời trắc nghiệm phải trùng với số thứ tự câu trắc nghiệm trong đề thi. Tránh trường hợp trả lời câu trắc nghiệm này nhưng tô vào hàng của câu khác trên phiếu trả lời trắc nghiệm.
Tránh việc tô 2 ô trở lên cho một câu trắc nghiệm (vì câu trắc nghiệm chỉ được chấm nếu chỉ có 01 phương án trả lời); Không nên dừng lại quá lâu trước một câu trắc nghiệm nào đó; nếu không làm được câu này thí sinh nên tạm thời bỏ qua để làm câu khác; cuối giờ có thể quay trở lại làm câu trắc nghiệm đã bỏ qua, nếu còn thời gian.
Thứ sáu, khi thi trắc nghiệm, thí sinh phải tuân thủ các quy định chung trong Quy chế thi hiện hành và những yêu cầu về thi trắc nghiệm. Cụ thể, chỉ có phiếu trả lời trắc nghiệm mới được coi là bài làm của thí sinh. Bài làm phải có 2 chữ ký của 2 giám thị.
Trên phiếu trả lời trắc nghiệm chỉ được viết một thứ mực không phải là mực đỏ và tô chì đen ở ô trả lời; không được tô bất cứ ô nào trên phiếu trả lời trắc nghiệm bằng bút mực, bút bi. Khi tô các ô bằng bút chì, phải tô đậm và lấp kín diện tích cả ô; không gạch chéo hoặc chỉ đánh dấu vào ô được chọn. Ứng với mỗi câu trắc nghiệm chỉ được tô 1 ô trả lời.
Để cho bài làm của thí sinh được chấm (bằng máy) thí sinh phải giữ phiếu sạch sẽ, không làm rách, làm nhàu hoặc có vết gấp, mép giấy bị quăn. Ngoài 10 mục cần ghi trên phiếu bằng bút mực và các câu trả lời tô chì, thí sinh tuyệt đối không được viết gì thêm hoặc để lại dấu hiệu riêng trên phiếu trả lời trắc nghiệm. Bài có dấu riêng sẽ bị coi là phạm quy và không được chấm điểm.
Thí sinh làm xong bài phải ngồi tại chỗ, không nộp bài trắc nghiệm trước khi hết giờ làm bài. Khi hết giờ làm bài thi trắc nghiệm, có lệnh thu bài, thí sinh phải ngừng làm bài, bỏ bút xuống, úp sấp đề thi và phiếu trả lời trắc nghiệm xuống mặt bàn, chờ nộp phiếu trả lời trắc nghiệm theo hướng dẫn của giám thị. Thí sinh không làm được bài vẫn phải nộp phiếu trả lời trắc nghiệm. Khi nộp phiếu trả lời trắc nghiệm, thí sinh phải ký tên vào danh sách thí sinh nộp bài.
Thí sinh chỉ được rời khỏi chỗ của mình sau khi giám thị đã kiểm đủ số phiếu trả lời trắc nghiệm của cả phòng thi và cho phép thí sinh ra về. Thí sinh được đề nghị phúc khảo bài thi trắc nghiệm của mình; để được phúc khảo, thí sinh làm các thủ tục theo quy chế.
Nên học hết kiến thức, không học tủ, học lệch, nhưng các em cần chú ý kỹ phần kiến thức vùng kinh tế, bởi theo cấu trúc đề thi có một câu 3 điểm về nội dung này.
Đề thi sẽ có các câu hỏi yêu cầu thực hành. Những câu hỏi này thường chiếm tỉ lệ điểm tương đối cao. Vì thế các em cần có sự chuẩn bị chu đáo để nắm chắc các kỹ năng như khai thác atlat địa lý Việt Nam, xử lý số liệu, vẽ biểu đồ, phân tích bảng số liệu thống kê... Có dạng biểu đồ cơ bản các em cần nhớ: biểu đồ hình cột, biểu đồ đường (hay còn gọi là biểu đồ đồ thị), biểu đồ kết hợp, biểu đồ tròn và biểu đồ miền. Các em phải xác định đúng mục đích của đề bài để lựa chọn dạng biểu đồ thích hợp nhất. Ví dụ đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện diễn biến hay tốc độ phát triển... thì chọn vẽ biểu đồ đường.
Nếu yêu cầu so sánh hoặc thể hiện được sự thay đổi... thì vẽ biểu đồ hình cột. Nếu có hai đối tượng thì vẽ biểu đồ cột ghép. Nếu chung đơn vị và các đối tượng có mối quan hệ thì vẽ biểu đồ cột chồng. Còn khi thể hiện cơ cấu nếu số năm bằng hoặc nhỏ hơn 3 thì vẽ biểu đồ hình tròn, nếu số năm bằng hoặc lớn hơn 4 thì vẽ biểu đồ miền, nếu thể hiện cả quy mô và cơ cấu thì vẽ hình tròn và phải tính R...
Các em cần lưu ý nếu vẽ biểu đồ hình cột, cột đầu tiên không bao giờ được trùng với trục tung, còn biểu đồ đường thì điểm đầu tiên phải xuất phát từ trục tung (năm gốc phải nằm tại tọa độ gốc). Ngoài ra, các em cần nắm vững một số công thức để tính toán theo yêu cầu của đề bài và phân tích mối quan hệ địa lý giữa các đối tượng như: năng suất = sản lượng : diện tích, bình quân lương thực/đầu người = sản lượng lương thực : số dân, độ che phủ rừng = Diện tích rừng : diện tích lãnh thổ, sản lượng lương thực = năng suất x diện tích... Để phân tích tốt bảng số liệu thống kê, các em phải đi từ khái quát đến cụ thể.
Thí sinh phải đặc biệt lưu ý để không bị rơi vào tình trạng vô tình phạm quy do bị tính là làm cả hai phần riêng. Vì theo quy định dù làm hết hay chưa, làm đúng hay không, nếu có phần bài làm cả hai phần riêng đều sẽ không được chấm, chỉ được chấm phần đề chung. Do đó, trong trường hợp muốn thay đổi, tùy theo đó là môn thi tự luận hay trắc nghiệm, thí sinh phải có cách xử lý bài làm phù hợp.
Đối với môn thi trắc nghiệm (vật lý, hóa học...), do các câu trả lời sẽ điền trên phiếu trả lời trắc nghiệm bằng bút chì, nên thí sinh muốn thay đổi lựa chọn đối với phần đề riêng chỉ cần tẩy sạch các câu trả lời cho phần đó rồi chuyển sang trả lời các câu mới. Nếu để sót câu trả lời nào ở phần đã bỏ bị đánh dấu, bài làm vẫn bị coi là làm cả hai phần và phạm quy. Đối với môn thi tự luận như môn toán, phần bài làm bỏ đi cần lấy bút cùng màu mực với bài làm gạch ngang theo từng dòng kẻ đến hết phần cần bỏ, tuyệt đối không dùng bút xóa. Thí sinh cũng không được đóng khung rồi kẻ chéo phần bài làm muốn bỏ vì sẽ bị coi là có dấu hiệu đánh dấu bài và bài thi sẽ bị xử lý riêng theo quy chế.
Một số thí sinh nêu thắc mắc “đối với các môn thi trắc nghiệm, nếu có vấn đề xảy ra với tờ phiếu trả lời như bị tẩy xóa, rách nát hay bôi bẩn..., thí sinh có được đổi tờ khác thay thế?”. Ông Nghĩa khẳng định: Về nguyên tắc, tờ phiếu trả lời trắc nghiệm chỉ phát cho thí sinh một lần, không được đổi hay phát thay thế như đối với tờ giấy thi thông thường của các môn tự luận. Theo đúng quy định, số tờ phiếu trả lời chỉ in vừa đủ tương ứng với số lượng đề thi và thí sinh trong phòng thi. Tờ phiếu này chỉ được xem xét đổi duy nhất trong trường hợp ngay khi vừa phát cho thí sinh, nếu thí sinh phát hiện hiện tượng bị lỗi, rách, hỏng... trước khi làm bài.
“Vì thế, thí sinh cần lưu ý khi nhận được tờ phiếu trả lời trắc nghiệm thì ngay lập tức phải kiểm tra kỹ, để nếu phát hiện vấn đề gì khác thường thì đề nghị cán bộ coi thi kiểm tra và giải quyết ngay. Sau khi cán bộ coi thi đã ký vào phiếu và đã tính giờ làm bài thì không được đổi nữa - ông Nghĩa nhấn mạnh - Trong quá trình làm bài thi, thí sinh phải chú ý tự bảo vệ tờ phiếu bài làm, không làm nhàu nát, rách rời, tẩy xóa cẩn thận, nhẹ nhàng không làm thủng giấy hoặc bôi bẩn. Vì nếu để xảy ra những tình huống đó, bài thi khi đưa vào chấm bằng máy cũng dễ gặp trục trặc hơn”.